|
-
BBT: Nông nghiệp xanh có thể hiểu đơn giản là nền nông nghiệp phù hợp với môi trường sinh thái, không phát thải khí nhà kính. Việt Nam hướng tới nền nông nghiệp xanh là cần thực hành nông nghiệp để không hoặc giảm tối đa phát thải khí nhà kính, không gây ra tác động biến đổi khí hậu.
-
BBT: Ngày 24/5/2023, Trung tâm Khuyến viên và dịch vụ nghề vườn (TRUNG TÂM VỊ NÔNG - TVN) thuộc Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Sở KHCN tỉnh Nghệ An, tổ chức thành công hội thảo: Công nghệ Biogas đa năng Vị Nông trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xanh tại Nghệ An.
-
BBT: Trung tâm nghiên cứu và phát triển sinh thái vườn - nhà hướng dẫn pha 1 gói thuốc trừ sâu sinh học BIO-BTS (1 viên trừ sâu, rày + 1 viên trừ bọ, côn trùng + 1 gói bám dính) + 200cc (ml) SUMAGROW với: 150 - 200 lít nước sẽ tiêu diệt và phòng chống hiệu quả với hầu hết các loại sâu hại, đồng thời không gây hại đến các loại thiên địch như: ong và các loại bọ ăn thịt, ăn sâu, bọ, rầy gây hại cây trồng.
-
BBT: Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) của Thủ tướng Chính phủ xác định phát triển KTTH nói chung, nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) nói riêng là con đường tất yếu. Bên cạnh nhiều thuận lợi, còn rất nhiều khó khăn khi triển khai trong thực tiễn, đồi hỏi cần có các chính sách đột phá...
-
BBT: Mô hình VAC được Hội Làm vườn Việt Nam đề xuất, nhân rộng từ những năm 1980. Ban đầu mô hình VAC quy mô nông hộ nhỏ lẻ, với mục tiêu góp phần khắc phục khó khăn thiếu lương thực, nghèo dinh dưỡng, nhằm xóa đói giảm nghèo, khi đó khái niệm về nông nghiệp tuần hoàn còn chưa hình thành trên thế giới. Với sự hỗ trợ từ các chính sách nông nghiệp của Đảng, Nhà nước và sự xuất hiện các TBKT mới như công nghệ biogas, các chế phẩm vi sinh, đệm lót sinh học…VAC ngày càng trở thành mô hình sản xuất phổ biến không những tại các hộ nông dân, trang trại, mà còn ở các hợp tác xã, doanh nghiệp, kể cả tập đoàn kinh tế lớn vì VAC rất phù hợp với nguyên lý của nông nghiệp tuần hoàn, đang trở thành phương thức tất yếu trong sản xuất nông nghiệp.
-
BBT: Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) là phương thức tổ chức sản xuất, trong khi nông nghiệp hữu cơ ( NNHC) là tiêu chuẩn của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, các biện pháp thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải, phế phủ phẩm hữu cơ trong NNTH rất gần gữi, tương đồng với nguyên lý, cũng như yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn NNHC...
-
BBT: Khác với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chất thải, phụ phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là chất hữu cơ ở dụng răn, lỏng, bùn lắng.... Vì vậy, NNTH thực chất là việc bố trí cây trồng - vật nuôi - các công đoạn sản xuất, chế biến và áp dụng kỹ thuật, công nghệ phù hợp sao cho tất cả chất thải, phụ phẩm phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dung trong các vòng tuần hoàn khép kín theo nguyên tắc chất thải của quá trình sản xuất sản phẩm này thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác, nhằm không để chất thải phát tán ra ngoài môi trường, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.
-
BBT: Nông nghiệp tuần hoàn thực chất là việc bố trí cây trồng - vật nuôi và các công đoạn sản xuất với công nghệ phù hợp sao cho tất cả chất thải phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dung trong vòng tuần hoàn khép kín theo nguyên tắc chất thải của quá trình sản xuất này thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác, không để chất thải phát tán ra môi trường gây ô nhiễm; giảm vật tư đầu vào (nước, phân bón...), đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững..
-
BBT: Ưu điểm lớn nhất của việc ứng dụng vi sinh vật bản địa là có thể “bắt” vi sinh vật có ích ngoài tự nhiên ở vùng sản xuất; các vi sinh vật này có sẵn và phù hợp với điều kiện môi trường, chế độ canh tác ở địa phương, có hoạt tính cao khi được nhân bản để thả lại vào tự nhiên hoặc được dùng để tạo ra chế phẩm vi sinh.
-
BBT:Thực hiện Nghị định 107/2016/NĐ-CP, tính đến ngày 30/08/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp giấy chứng nhận ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG cho 17 tổ chức đánh giá sự phù hợp để chứng nhận sản phẩm hữu cơ PHÙ HỢP tcvn 11041-2017.
-
BBT: Ngày 12/9/2022 Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 3444/QĐ-BNN-KH phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030
-
BBT: GS.TS Nguyễn Quang Thạch được giao làm Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước (1998 – 2000) nghiên cứu về thành phần và hiệu quả của chế phẩm EM và đề xuất sử dụng tại Việt Nam. Sau đó ông có nhiều dịp gặp, làm việc với GS.TS. Teruo Higa – Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản, người sáng tạo ra chế phẩm vi sinh EM nổi tiếng trên thế giới...
-
BBT: Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật ( men vi sinh) là rất phổ biến, có thể nói là không thể thiếu trong NNTH nhằm thúc đẩy các quá trình chuyển hóa chất thải hữu cơ theo nguyên tắc chất thải của quá trình này trở thành đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác.
-
BBT: Ô nhiễm hữu cơ ao nuôi là 1 trong các nguyên nhân chính làm giảm năng suất, thậm chí gây ra dịch bệnh tôm cá chết hàng loạt. Sử dụng chế phẩm sinh học đang là một trong số các giải pháp tổng thể được áp dụng nhằm tạo môi trường ao nuôi phù hợp cho tôm, cá, hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh.
-
BBT: Mặc dù Luật Chăn nuôi 2018 không dùng cụm từ “ chế phẩm sinh học”, tuy nhiên thực tế trên thị trường, cách gọi chế phẩm sinh học ( là các sản phẩm có chứa một hoặc một số hoạt chất hoặc vi sinh vật hỗ trợ vật nuôi) dùng trong chăn nuôi được sử dụng khá phổ biến. Theo “ Diễn đàn khuyến nông @ sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi “ năm 2012 đã có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch, qua đó khống chế các bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường.
Trang 1 2 3 ... 6 
|
- Trực tuyến: 33
- Lượt xem theo ngày: 1117
- Tổng truy cập: 2461521
|