OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC GIỮA VACVINA VÀ ICRAF - Hội Làm vườn Việt Nam

BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC GIỮA VACVINA VÀ ICRAF

BBT: Hội Làm vườn Việt Nam và Tổ chức nghiên cứu nông lâm quốc tế đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong thới gian tới. VACVINA xin giới thiệu tóm tắt về ICRAP và Bản ghi nhớ hợp tác giữa 2 bên.

BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC GIỮA VACVINA VÀ ICRAF 

 

1. Giới thiệu về Tổ chức Nghiên cứu Nông-Lâm Quốc tế

Tổ chức Nghiên cứu Nông-Lâm Quốc tế (ICRAF, còn được gọi với tên thương hiệu là Nông-Lâm Thế giới hay World Agroforestry) được thành lập vào năm 1978. ICRAF có trụ sở chính tại Nairobi, Kenya và có sáu chương trình khu vực ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh với các chương trình nghiên cứu tại hơn 30 quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới.

ICRAF là tổ chức duy nhất thực hiện nghiên cứu nông lâm kết hợp ở quy mô toàn cầu cho tất cả các vùng nhiệt đới đang phát triển. Kiến thức do ICRAF tạo ra giúp chính phủ, các cơ quan phát triển và nông dân sử dụng những điểm mạnh của cây thân gỗ để giúp cho việc canh tác và sinh kế trở nên bền vững hơn về mặt môi trường, xã hội và kinh tế ở quy mô lớn.

Là một kho thông tin và khoa học về nông lâm kết hợp lớn nhất thế giới, ICRAF phát triển kiến ​​thức thực hành từ những mảnh đất của nông dân đến quy mô toàn cầu, giúp cho đảm bảo an ninh lương thực và tính bền vững của môi trường.

Các hoạt động của ICRAF được định hướng bởi những thách thức cho tiến trình phát triển ở quy mô toàn cầu do CGIAR, một đối tác nghiên cứu toàn cầu theo đuổi vì một tương lai an ninh lương thực, bao gồm giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng, đồng thời cải thiện tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. Các hoạt động của ICRAF cũng nhằm giải quyết nhiều vấn đề đang được đưa ra trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là xóa đói, xóa nghèo, cung cấp năng lượng sạch và giá thành hợp lý, bảo vệ cuộc sống trên đất liền và chống biến đổi khí hậu.

ICRAF đăng ký hoạt động tại Việt Nam vào năm 2007 với tư cách là một tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO) phi lợi nhuận. Kể từ đó, ICRAF Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển các giải pháp nông lâm kết hợp thông minh với khí hậu, các dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp nhằm duy trì năng suất hệ sinh thái nông nghiệp và khả năng chống chịu với môi trường trước tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, đánh giá và chứng minh vai trò và đóng góp của cây thân gỗ trong việc phục hồi đất và đảm bảo các chức năng cảnh quan như điều tiết nước, lưu trữ các-bon và chống xói mòn đất.

ICRAF cũng đã tham gia vào việc phát triển các mô hình kinh doanh về đồng đầu tư vào quản lý cảnh quan. ICRAF làm việc trực tiếp với cộng đồng để phát triển các giải pháp nông lâm kết hợp dựa trên thị trường đồng thời cải thiện năng suất và thu nhập của nông hộ, mở rộng đa dạng loài cây, tăng cường cơ chế ứng phó, chọn các loại cây ngắn và dài ngày phù hợp với điều kiện lập địa và bối cảnh địa phương. ICRAF Việt Nam cũng tham gia vào các quá trình lập kế hoạch và đóng góp vào phát triển chính sách ở quốc gia và địa phương, đồng thời thúc đẩy đối thoại khu vực ở cấp ASEAN để phát triển nông lâm kết hợp tại các quốc gia thành viên.

Một số dự án đang triển khai bởi ICRAF Việt Nam:

  • Thúc đẩy và mở rộng Nông lâm kết hợp hướng theo thị trường và Các giải pháp phục hồi rừng cho vùng Tây Bắc Việt Nam (2017-2021) (https://www.worldagroforestry.org/project/developing-and-promoting-market-based-agroforestry-and-forest-rehabilitation-options)
  • Phát triển và thực hiện các giải pháp thích ứng phù hợp với sinh thái (EbA), nông nghiệp thông minh (CSA) và quản lý rủi ro từ biến đổi khí hậu cho hộ nghèo tại các huyện dễ bị tổn thương, tỉnh Hà Tĩnh (SIPA Ha Tinh) (2019-2022) (Link: https://www.worldagroforestry.org/project/support-viet-nam-implementation-paris-agreement)
  • Nâng cao sinh kết của các nông hộ quy mô nhỏ ở Tây Nguyên thông qua cải tiến tính bền vững của các hệ canh tác và chuỗi giá trị tiêu và cà phê (V-SCOPE) (2021-2024) (Link: https://www.worldagroforestry.org/project/enhancing-smallholder-livelihoods-central-highlands-viet-nam-through-improving)
  • Trang trại và rừng: Thúc đẩy đa dạng sinh học và sinh kế ở Bắc Cambodia (2020-2023) (Link: https://worldagroforestry.org/project/farms-and-forests-boosting-biodiversity-and-livelihoods-northern-cambodia)
  • Thực đơn Dịch vụ thông tin Khí hậu cho khu vực Đông Nam Á: đa dạng hóa người dùng trong chuỗi giá trị dịch vụ thông tin khí hậu (2019-2021) (link: https://www.worldagroforestry.org/project/climate-services-menu-southeast-asia-clism)
  • Nông lâm kết hợp dựa trên thị trường: Tiềm năng cải thiện sinh kế, phát triển bền vững và khả năng phục hồi trong canh tác nông hộ nhỏ trên đất dốc ở các vùng núi Đông Nam Á (2021-2023) (Link: https://www.worldagroforestry.org/project/market-based-agroforestry-potential-improved-livelihoods-sustainable-development-and)

 Thông tin liên hệ:

Tổ chức Nghiên cứu Nông-Lâm Quốc tế (ICRAF) Việt Nam

Tầng 13, Tòa nhà HCMCC, số 249A đường Thụy Khuê

Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Email: icraf-vietnam@cgiar.org

Điện thoại & Fax: +84 24 37834644/45

Website: https://www.worldagroforestry.org/country/Vietnam

 

Nguyễn Quang Tân

Điều phối viên Quốc gia

Email: n.quangtan@cgiar.org

2. Nội dung Bản ghi nhớ

Xem file đính kèm: MOU-VN Gardening Association-Vie

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 18
  • Lượt xem theo ngày: 3324
  • Tổng truy cập: 3682122