Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Bình tuyển cây lê vàng ở Cao Bằng - Hội Làm vườn Việt Nam

Bình tuyển cây lê vàng ở Cao Bằng

Ngày 22/8/2014, tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm (thuộc Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam) đã tổ chức thành công Hội nghị Bình tuyển cây lê vàng ưu tú của các huyện Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc.

Hội đồng tuyển chọn giống lê Cao Bằng.

Tham dự hội nghị có: đ/c Nguyễn Văn nghiêm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm, đ/c Nông Thị Hà- Bí thư huyện Thạch An, đ/c Hoàng Giang- Giám đốc Sở KH&CN, đ/c Nguyễn Ích Chánh – Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc, đ/c Nông Thế Phúc – Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, và 9 thành viên hội đồng bình tuyển cùng gần 20 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, huyện có liên quan. Đ/c Hoàng Thái - Giám đốc Sở NN&PTNT làm Chủ tịch hội đồng bình tuyển.

 

Hội nghị là một nội dung thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Khai thác và phát triển nguồn gen lê Đông Khê, lê Nguyên Bình, lê Bảo Lạc” do Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm chủ trì thực hiện bằng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN cuả tỉnh Cao Bằng. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Báo cáo kết quả bình tuyển cây lê vàng ưu tú của các huyện Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc: qua kết quả tổng hợp, phân loại 200 phiếu điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất lê tại 12 xã, thị trấn thuộc 03 huyện trên, nhóm nghiên cứu đã xác định được 50 cây lê vàng bản địa đủ điều kiện tham dự bình tuyển vòng sơ loại.

 

Kết quả thẩm định 50 cây lê vàng theo các chỉ tiêu đánh giá về: năm trồng; chiều cao cây; đường kính tán lá; năng suất các năm 2012, 2013, 2014; các yếu tố cấu thành năng suất; nhóm nghiên cứu đã xác định được 15 cây lê đủ điều kiện tham dự vòng chung tuyển cây lê vàng ưu tú (cây giống tốt). Các cây lê này có năng suất trung bình 2,66 tạ quả/cây, cao gấp gần chục lần so với trung bình khu vực; khối lượng quả trung bình đạt 381 gam; tỷ lệ phần ăn được đạt 85%; thịt quả màu trắng; ít cát; vỏ màu nâu vàng; vitamin C đạt 1,98mg/100g quả; Brix là 12,5%; Tanin có 0,053%. Kết quả đánh giá của các thành viên Hội đồng bình tuyển vòng chung khảo ngay tại hội nghị về cảm quan (màu sắc, hình dáng bên ngoài và hương, vị) của những quả lê được thu hái từ 15 cây lê vàng đã được xác định qua vòng sơ tuyển cho thấy, 15 cây lê vầng đã được xác định đều đạt tiêu chuẩn cây giống tốt. Việc bình tuyển được 15 cá thể ưu tú của giống lê vàng bản địa có năng suất cao, chất lượng tốt, ổn định qua nhiều năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác nhân giống, bảo tồn nguồn gen cây lê vàng đặc sản của địa phương, phục vụ cho việc trồng mới và cải tạo vườn tạp, giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Điều này, đã đáp ứng được nguyện vọng phát triển cây lê của người dân địa phương. Bà Mạc Thị Khanh-Trưởng trạm Khuyến nông khuyến lâm huyện Nguyên Bình cho biết, qua khảo sát thực tế tại địa phương những năm qua cho thấy, cây lê do chưa được quan tâm nhân giống thường xuyên lên đã bị thoái hóa, năng suất quả thấp, tỷ lệ đậu quả hàng năm thất thường, vì vậy việc tuyển chọn những cây lê ưu tú để bảo tồn nguồn gen và nhân giống hiện nay có ý nghiã rất quan trọng. Trước đây, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu, tư vấn, trình và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về bảo tồn, gìn giữ và từng bước nâng cao sản lượng và chất lượng của sản phẩm Lê Cao Bằng, như: Dự án “phục tráng, bảo tồn và phát triển cây lê huyện Trà Lĩnh”; Dự án “Xây dựng vườn gen, vườn ươm cây ăn quả có giá trị kinh tế cao: cam, quýt. Mác mật, lê, hạt dẻ tại Cao Bằng”; Dự án “Tuyển chọn phục tráng và xây dựng vườn gen một số cây ăn quả đặc sản địa phương: mác mật, lê, hạt dẻ, cam, quýt”. Kết quả của các công trình nghiên cứu này đã được một số địa phương ứng dụng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương và giúp người dân nâng cao thu nhập. Bà Nông Thị Luyến- xóm Nà Sòong, xã Lê Lai, huyện Thạch An trồng được 10 cây lê, trong đó có 3 cây đang cho thu hoạch, trung bình mỗi cây cho thu nhập gần 10 triệu đồng/vụ. Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên các quy trình kỹ thuật sản xuất lê được đưa ra trước đây không còn phù hợp với thực tế, vì vậy tại hội nghị, đồng chí Hoàng Giang- Giám đốc Sở KH&CN, đã đề nghị đơn vị chủ trì thực hiện đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen lê Đông Khê, lê Nguyên Bình, lê Bảo Lạc” cần chú ý đến vấn đề kỹ thuật nhân giống để đảm bảo lê vừa có năng suất cao vừa phát huy hơn nữa những đặc tính ưu tú về chất lượng, đồng thời chú ý nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống và quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lê để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho nhân dân. Với những nỗ lực khai thác và phát triển nguồn gen cây lê Cao Bằng của các nhà khoa học, hy vọng trong thời gian tới chính quyền và người dân các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển cây lê sẽ quan tâm đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu để phát triển cây lê thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao tương xứng với lợi thế so sánh là một trong 19 loại quả ngon nhất miền bắc và một trong 50 quả đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 33
  • Lượt xem theo ngày: 4709
  • Tổng truy cập: 3852753