Cải tạo vườn tạp trên vùng đất Tĩnh Gia- Thanh Hóa - Hội Làm vườn Việt Nam

Cải tạo vườn tạp trên vùng đất Tĩnh Gia Thanh Hóa

Từ những năm 1990 huyện Tĩnh Gia đã có nhiều chủ trương chính sách cho chương trình cải tạo vườn tạp. Hàng năm các loại cây ăn quả đã được đưa vào trồng rộng rãi trong nhân dân. Sau 20 năm thực hiện, đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Nhiều vườn trở lại vườn tạp, do quá trình trồng không thiết kế, trồng xen và giống kém chất lượng.
 

Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2012 - 2017, Ban Chấp hành hội HVT - Tĩnh Gia, đã họp thống nhất, đánh giá cụ thể kết quả chương trình cải tạo vườn tạp trong những năm qua và xây dựng kế hoạch theo hướng hiệu quả, bền vững. Hội đã tổ chức cho các đơn vị cơ sở và BCH hội đi tham quan học tập kinh nghiệm mô hình trang trại cây ăn quả ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Thạch Thành, Đông Sơn, Bỉm Sơn, Nga Sơn và các Tỉnh bạn như: Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An…

Qua thăm quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh cùng với việc đánh giá kết quả chương trình cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện, BCH hội rút ra bài học kinh nghiệm,  muốn cải tạo vườn tạp hiệu quả bền vững, cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất: Người làm vườn cần phải nắm vững kiến thức KHKT trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả.

 Thứ hai: Giống cây phải đảm bảo nguồn gốc, chất lượng xuất xứ rõ ràng.

 Thứ ba: Phải xây dựng được mô hình trang trại nông hộ có diện tích lớn, tập trung để trồng các loại cây ăn quả có quy hoạch, là nơi để chuyển giao tiến bộ KHKT và kiến thức làm vườn cho nhân dân trong vùng với phương châm “Nông dân dạy nông dân”.

Thứ tư: Phải quy hoạch vùng miền trồng các loại cây phù hợp để áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm giảm chi phí công lao động, từng bước xây dựng thương hiệu để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

 Ngày 08/3/2016 Hội Làm vườn và Trang trại đã trình UBND huyện Tĩnh Gia kế hoạch số: 03/KH - HLV về chương trình cải tạo vườn tạp đến năm 2020. Đồng thời lựa chọn Công ty TNHH Giống cây trồng Minh Đức tại Khoái châu, Hưng Yên làm đơn vị tư vấn KHKT và cung ứng giống cây ăn quả cho chương trình.

 Sau hơn 2 năm thực hiện Hội đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các cơ quan đơn vị như Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, tạo mọi điều kiện hỗ trợ về tinh thần, kinh phí, để thực hiện chương trình. Bước đầu có những thành quả đáng phấn khởi trên một số lĩnh vực:

 1.Trên lĩnh vực cung ứng giống:

Qua 3 năm thực hiện đã cung cấp được 30.600 cây ăn quả các loại (cụ thể: năm 2016 là 6.800 cây; năm 2017 là 9. 800 cây; năm 2018 là 14.000 cây).

 

Các loại cây chủ lực là: bưởi diễn 6.000 cây, bưởi Đào đường 4.000 cây, bưởi da xanh 3.000 cây, cam đường canh 2.500 cây, cam vinh 2.000 cây, dừa xiêm lùn 1.000 cây, ổi đông dư, ổi đài loan 3.000 cây, các loại cây ăn quả khác theo sở thích của nhân dân lựa chọn là 7.100 cây. Các trang trại lớn chủ yếu trồng các loại cây trên 2 năm tuổi nhằm nhanh cho thu hoạch, đỡ công chăm sóc cây con.

(Ô Phạm Trần Vạn PCT HVT - Tĩnh Gia cùng Cty TNHH Giống cây trồng Minh Đức chuẩn bị giống cây ăn quả trồng vụ Xuân 2018)

 2. Trên lĩnh vực tổ chức xây dựng mô hình:

 Trong 3 năm đã xây dựng được 7 mô hình trồng cây ăn quả có diện tích từ 1 ha trở lên như:

 - Anh Lương Trọng Anh xã Nguyên Bình trồng 1.300 trụ Thanh long ruột đỏ và 100 gốc bưởi diễn, bưởi đào đường, sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước. Diện tích thanh long đã cho thu hoạch năm thứ 2 đạt từ 20- 30 kg/trụ/năm, giá bán giao động từ 20-30.000đ/kg.

 

- Anh Lương Trọng Dũng xã Nguyên Bình trồng 2 ha dưa kim Hoàng hậu sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước đã cho thu hoạch đạt 400 triệu đồng/ha trừ chi phí lãi 300 triệu đồng/ha/vụ.

- Ông Đậu Xuân Trường xã Ngọc Lĩnh trồng cây ăn quả với diện tích 1ha trồng chủ yếu Nhãn muộn, bưởi Diễn, bưởi Đào đường, cam canh và ổi đài loan đã cho thu hoạch năm đầu được 60-70 triệu đồng.

- Anh Nguyễn Bá Danh xã Phú Sơn trồng 1,2 ha bưởi Diễn, bưởi Đào đường, bưởi Da xanh, cam Đường canh, hồng xiêm, xoài,… tưới bằng hệ thống tự động tiết kiệm nước.

- Anh Lê Vinh Thắng xã Tân Trường trồng 1,3ha bưởi Diễn, Da xanh đã cho quả bói.

- Anh Lê Văn Lễ xã Phú Lâm trồng 1ha bằng giống nhãn chín muộn Hưng Yên, bưởi Diễn, bưởi Da xanh, hồng xiêm, xoài,… hiện đang phát triển tốt.

Ngoài ra còn nhiều hộ trồng từ 5-10 sào cây ăn quả đã cho thu hoạch.

3. Trên lĩnh vực cải tạo cắt ghép cây già cỗi.

Năm 2017 huyện hội đã tổ chức cải nhãn địa phương năng suất chất lượng thấp thành nhãn chín muộn Khoái Châu, Hưng Yên cho 3 xã Phú Lâm, Trúc Lâm, Tân Trường với tổng số 87, năm 2018 cắt ghép cho 8 xã với tổng số 330 cây. Đến nay số cây đã ghép năm 2017 đang cho quả, từ việc ghép cải tạo này đã ngăn chặn chặt phá các cây nhãn kém hiệu quả lâu năm.

4. Trên lĩnh vực chuyển giao tiến bộ KHKT.

Với phương châm chuyển giao KHKT là then chốt HVT – Tĩnh Gia cùng Công ty TNHH Giống cây trồng Minh Đức, Khoái Châu, Hưng Yên tổ chức tập huấn cho 24 xã với số lượng từ 50-80 người/xã về các kỹ thuật trồng chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, xử lý cây ra quả. Cụ thể năm 2016 mở 8 lớp, 2017 mở 32 lớp, đầu năm 2018 mở 2 lớp, tuyên truyền tổ chức sản xuất ban đầu đạt kết quả.

Những năm tới đây, bài toán đầu ra cho sản phẩm là bước đi hết sức quan trọng rất cần sự chung tay giúp đỡ của các ngành các cấp từ huyện đến cơ sở để chương trình cải tạo vườn tạp được thành công và người làm vườn trang trại khỏi chịu những thiệt thòi với sản phẩm làm ra của mình.

Phạm Trần Vạn

PCT HVT – Tĩnh Gia

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 9
  • Lượt xem theo ngày: 2830
  • Tổng truy cập: 3843251