Chăm sóc cây cảnh - Hội Làm vườn Việt Nam

Chăm sóc cây cảnh

BBT: Cây cảnh sau khi được trồng vào chậu  cần phải  chăm sóc. Các hướng dẫn sau giúp chăm sóc để duy trì cây.

 CÁCH CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRONG CHẬU

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại hầu hết trong gia đình nào cũng có một cây hoa cảnh trong nhà. Nhưng cách chăm sóc, nhất là trong khâu bón phân đúng kỹ thuật thì rất ít người biết.

Sau khi trồng cây cảnh ổn định trong chậu, trong quá trình phát triển

của cây, cần phải tưới nước và bón phân thường xuyên.Tưới nước là khâu quan trọng trong việc trồng cây cảnh nhằm cung cấp nước cho cây bị thiếu hụt do phạm vi trồng hay sống của cây hạn hẹp. Việc tưới nước cho cây cần phải chú ý đến nguồn nước tưới như thế nào, lượng nước tưới 1 lần bao nhiêu, số lần tưới và phương pháp tưới cho thích hợp.

Tuỳ thuộc vào từng loại giống cây cảnh, yêu cầu trong giai đoạn sinh trưởng trong năm và điều chỉnh nơi ở của cây cảnh như thế nào mà xác định cho thích hợp. Vì tưới nước cũng là biện pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh sự sinh trưởng của cây trong nghề trồng cây cảnh nên cần phải xem xét tưới cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Kết quả hình ảnh cho cây cảnh
 

Các chú ý khi tưới nước cho cây như sau:

• Kích thước của chậu, bồn trồng: Chậu hay bồn trồng càng nhỏ thì cần phải tưới nhiều lần.

• Yêu cầu của cây: Các loại cây mọng nước kiểu sa mạc, sương rồng… không yêu cầu tưới nước cho cây như các cây khác. Các cây thuỷ sinh yêu cầu tưới nhiều và đất ẩm.

• Yêu cầu đạt ra hạn chế sinh trưởng của người trồng: Nếu muốn hạn chế sinh trưởng cảu cây, lá chỉ tưới nước đủ để duy trì sự sống cho cây cảnh.

• Nguồn nước tưới phải không có các chất độc, sạch mầm bệnh. Nước bẩn, mặn không được dùng để tưới. Nước lấy ở sâu dưới đất như nước giếng khoang từ sâu cần phải để ngoài trời 1-2 ngày mới tưới cho cây.

Nói chung kỹ thuật tưới nước cho cây cảnh thường tiến hành như sau:

Sau khi đã chọn nguồn nước thích hợp và tính toán các yêu cầu đặt ra thì xác định lượng nước tưới thích hợp. Lượng nước tưới 1 lần phải tối thiểu đủ để làm ẩm trong chậu đạt độ ẩm 60 sức giữ ẩm của đất để tránh sự co, dãn của đất khi tưới làm đứt rễ hoặc tổn thương rễ.

• Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7-8h hoặc chiều từ 16-17h hàng ngày.

• Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ và tưới nên cả bộ dán của cây sau đó mới tưới vào đất tưới đều đưa đi đưa lại không tưới vào 1 chỗ nhất định sau cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất.

Nếu không có mặt ở nhà thường xuyên, người trồng có thể dùng phương pháp tưới thấm bằng việc lợi dụng sức hút nước của đất trong chậu để cho cây có nước bằng cách tăng dùng một chậu đựng nước và đặt chậu cảnh vào trong chậu đó. Khi đó, đất trong chậu trồng cây sẽ hút dần nước trong chậu đựng nước đó lên. Chú ý là mức nước ở trong chậu đựng nước chỉ bằng hoặc cao hơn 1 chút so với đáy trong của chậu trồng cây, nếu cao hơn đất trong chậu trồng cây sẽ hút nhiều và làm đất bị úng gây ngạt cho rễ cây.

Bón phân cho cây cảnh

Việc bón phân cho cây cảnh thường chỉ tiến hành bón cho những cây cảnh được trồng quá lâu với thời gian dài trong chậu hoặc bốn cảnh hoặc là tiến hành bón theo yêu cầu điều chỉnh sinh trưởng của người trồng trên luống đất của vườn nhà.

Có 2 phương pháp bón phân cho cây cảnh; Bón vào đất và bón thông qua tưới nước vào bộ lá cho cây. Phương pháp bón phân cùng với nước tưới được áp dụng nhiều đối với cây trồng trong chậu hay trong phạm vi hẹp.

Với mục đích cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây sinh trưởng và phát triển trong quá trình trồng trong bồn, chậu hoặc trên luống đất nên các loại phân để bón thường dùng là các loại phân dễ tiêu, nhanh phân giải và cây mau chóng sử dụng được. Việc bón như vậy được gọi là bón thúc khác với việc bón cơ bản là sử dụng các loại phân chậm phân giải, khó tiểu bón trước khi trồng hoặc khi thay đất và chậu cho cây.

Ngoài các yếu tố đa lượng người trồng cây còn phải chú ý bón các loại phân vi lượng cho cây. Thông thường các phân bón đa lượng được bón trực tiếp vào đất còn phân vi lượng bón cho cây thong qua việc tan vào nước phun hoặc tưới cho cây.

Liều lượng một lần bón cho cây trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, màu vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đất hay kích thước của chậu hay bồn trồng. Tuỳ thuộc vào các yếu tố trên mà xác định lượng phân cho 1 lần bón thích hợp song lượng phân bón không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi lần thêm 1kg đất trong chậu như sau:

Kết quả hình ảnh cho cây cảnh

Đối với đạm 1 kg đất không nên bón quá 10g đạm. Đối với phân lân là 2,5g lân nguyên chất và kali là 0,5g kali nguyên chất cho một lần bón. Tuỳ theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được giới hạn bón cho chậu hoặc bồn cảnh của mình.

Các cây cảnh thường được bón phân đạm, lân, kali theo tỷ lệ N:P:K=1:3:1 và kết hợp với phân vi lượng. Hiện nay phân vi lượng đã có 1 số cơ sở chế biến tạo thành túi nhỏ cho các cây trồng nông nghiệp nói chung, chúng ta có thể sử dụng loại chế phẩm này cho cây cảnh.

Việc bón phân còn phải chú ý cả đến thời kỳ và thời gian bón cho cây cảnh nhất là các cây cảnh có hoa, quả. Đối với các cây cảnh có hoa, quả việc bón chú ý không nên bón vào thời kỳ cây đang ra hoa kết quả mà nên bón trước thời kỳ này hoặc sau đó từ 15-20 ngày. Thông thường thì người ta bón cho cây còn non, ít tuổi nhiều lần trong năm, còn các cây lớn tuổi cao thì bón ít lần hơn.

Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, hoặc vào vụ xuân và vụ thu hàng năm cho cây.

Đối với các loại phân dễ tiêu cần bón trực tiếp vào đất thì trong cách thức bón người trồng phải xới đất

CÁCH 2

Cây cảnh nội thất - cây Mật cật

Cây cảnh nội thất – cây Mật cật

Cây cảnh sau khi được trồng vào chậu và sinh trưởng ổn định, bộ rễ phát triển, tàn lá ra xanh tươi, để cây duy trì tốt cần phải tưới nước và bón phân bổ sung thường xuyên hàng tháng.Tưới nước là khâu quan trọng của trong việc trồng cây cảnh nhằm cung cấp nước cho cây bị thiếu hụt do phạm vi trồng hay sống của cây hạn hẹp. Việc tưới nước cho cây cần phải chú ý đến nguồn nước tưới như thế nào, lượng nước tưới 1 lần bao nhiêu, số lần tưới và phương pháp tưới cho thích hợp.

Tuỳ thuộc vào từng loại giống cây cảnh, yêu cầu trong giai đoạn sinh trưởng trong năm và điều chỉnh nơi ở của cây cảnh như thế nào mà xác định cho thích hợp. Vì tưới nước cũng là biện pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh sự sinh trưởng của cây trong nghề trồng cây cảnh nên cần phải xem xét tưới cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

1. Các chú ý khi tưới nước cho cây cảnh trong chậu :

- Kích thước của chậu, bồn trồng:

Chậu hay bồn trồng càng nhỏ thì cần phải tưới nhiều lần.Ví dụ : Chậu treo, chậu hoa nhỏ,…nên tưới ngày 2 lần vào mùa khô nắng, còn mùa mưa tưới 1 lần sáng sớm. Riêng đối với chậu có kích thước lớn cần tưới chậm đều để nước có thời gian thấm vào chậu không bị tràn hết ra ngoài.

- Yêu cầu của cây cảnh:

Các loại cây cảnh mọng nước kiểu sa mạc, sương rồng… không yêu cầu tưới nước cho cây như các cây khác 1-2 ngày tưới 1 lần. Các cây thuỷ sinh yêu cầu tưới nhiều và duy trì cho đất luôn luôn ẩm.

-Yêu cầu đạt ra hạn chế sinh trưởng của người trồng nhằm xử lý ra hoa ra trái :

Có thể cắt nước hoàn toàn từ 3-5 ngày sau đó tưới vừa đủ giúp cho cây chuyển hóa giai đoạn sinh trưởng sang sinh thực phân hóa mầm hoa.

- Nguồn nước tưới phải  từ nguồn nước sạch như nước giếng (PH= 4-4,5), nước mưa, nước máy ( PH= 7-8) …không sử dụng nguồn nước sông bị ô nhiểm, nước bị nhiễm mặn, cần chứa nước tưới lại trong bể chứa trong 24h để oxy hóa và độ PH điều chỉnh phù hợp với cây trồng, thông thường PH phù hợp là 5- 6,5

2. Cách tưới nước bón phân cho cây cảnh thường tiến hành như sau:

- Cách tưới cây trong chậu :

Sau khi đã chọn nguồn nước thích hợp và tính toán các yêu cầu đặt ra thì xác định lượng nước tưới thích hợp. Lượng nước tưới 1 lần phải tối thiểu đủ để nước đi từ mặt chậu đến xuống đáy chậu và tạo độ ẩm cho bộ rễ.Khi cây đã đủ ẩm độ cần thiết rễ cây mới có thể hút dinh dưỡng cung cấp cho cây cảnh quang hợp.

Không nên để chậu cây cảnh bị khô hạn kéo dài do thiếu nước hay tưới không đủ sẽ làm đất khô lại kéo theo rễ cây bị kéo lại, khi gặp nước đất lại nở ra làm rễ cây dãn theo sẽ gây tổn thướng hoặc đứt rễ.

 Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7-8h  hoặc chiều từ 16-17h hàng ngày.Nếu trời mưa thì tưới 1 lần vào buổi sáng để đảm bảo cho chậu đủ nước.

 Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ như vòi sen, béc phun  áp lực… và tưới lên cả bộ tán của cây sau đó mới tưới vào đất tưới đều đưa đi đưa lại không tưới vào 1 chỗ nhất định sau cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất.

Nếu không có mặt ở nhà thường xuyên, người trồng có thể dùng phương pháp tưới thấm bằng việc lợi dụng sức hút nước của đất trong chậu để cho cây có nước bằng cách tăng dùng một chậu đựng nước và đặt chậu cảnh vào trong chậu đó. Khi đó, đất trong chậu trồng cây sẽ hút dần nước trong chậu đựng nước đó lên. Chú ý là mức nước ở trong chậu đựng nước chỉ bằng hoặc cao hơn 1 chút so với đáy trong của chậu trồng cây, nếu cao hơn đất trong chậu trồng cây sẽ hút nhiều và làm đất bị úng gây ngạt cho rễ cây.

- Bón phân cho cây cảnh trồng trong chậu :

Cau xanh

Cau xanh

Cần bón bổ sung định kỳ cho cây trong chậu vì không gian sinh trưởng của cây đã bị hạn chế tối đa và cây không có điều kiện tìm nguồn thức ăn khác.

Có 2 phương pháp bón phân cho cây trong chậu : Bón rãi vào đất mặt chậu ( phân hạt) và bón thông qua tưới phun nước ( phân bón lá) vào bộ lá cho cây. Hàng tháng nên bón 1 lần hạt và 1 lần phân bón lá để cây có đủ dưỡng chất và tán lá luôn xanh tốt.

Liều lượng một lần bón cho cây trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đất hay kích thước của chậu hay bồn trồng. Tuỳ thuộc vào các yếu tố trên mà xác định lượng phân cho 1 lần bón thích hợp song lượng phân bón không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi lần thêm 1kg đất trong chậu như sau:

Phân hạt như NPK, DAP, Dynamic, Ure, phân dơi, phân bò hoai, bánh dầu khô…thì căn cứ vào kích thước chậu cảnh mà chọn liều lượng phân phù hợp, nếu bón quá nhiều sẽ làm cây bị sốc phân cây sẽ bị chết.Thường  nên bón 1 lần 3-5 gam ( 1-2 muỗng cà phê) cho chậu nhỏ ( chậu có đường kính từ 20- 35 cm); bón 5-10gam ( 1-2 muỗng canh) cho chậu có đường kính từ 40- 100cm . Xới nhẹ xung quanh đất trong chậu bón rãi đều và lấp đất lại, bón xong tưới lại nước. Lưu ý không để phân hạt vào gốc thân lá cây và luân phiên bón phân hạt vô cơ và hữu cơ.

Riêng đối với phân bón lá thường nhằm bổ sung vi lượng và các loại khoáng chất cho cây tăng sức đề kháng với thời tiết và sâu bệnh, bao gồm các loại phân như : Atonik, Vitamin B1, Phân Cá, 30.10.10 TE, 20.20.20 TE, 10.20.30,10.15.30, KNO3, MKP….Khi bón phân bón lá thường phun kết hợp thêm thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh cho cây trong chậu

- Xử lý ra hoa cho cây cảnh trồng trong chậu:

Tiểu hồng môn

Tiểu hồng môn

Việc bón phân còn phải chú ý cả đến thời kỳ và thời gian bón cho cây cảnh nhất là các cây cảnh có hoa, có quả. Cây trồng trong chậu có được ưu điểm là rất dễ xử lý cho cây ra hoa trái đúng theo yêu cầu người trồng. Để việc xử lý đạt kết quả như mong muốn thì đòi hỏi người trồng phải cẩn thận và kiểm tra thường xuyên cây trồng đồng thời phải có kinh nghiệm về thời gian  ra hoa của từng chủng loại cây cảnh mà xử lý cụ thể.

Ví dụ : Muốn cây sứ Thái ra hoa kịp tết thì tính từ mùng 1 tết lùi lại 75 ngày bắt đầu cho cắt tỉa cành thu gọn tàn nhánh và bón phân có hàm lượng Phốt pho hay kali cao( KNO3, 15.9.25 TE, KCL, 10.30.30 …) sau đó bắt đầu hạn chế tưới nước. Khi thấy cây bắt đầu ra nụ hoa thì tưới lại nước đầy đủ và phun thêm phân dưỡng hoa cho cây.

CÁCH CHỌN CÂY CẢNH TRONG CHẬU
 

Cây cảnh làm cho không gian sống của bạn thêm phần sinh động , đầy màu sắc. Việc chọn một cây phù hợp để đặt trong góc phòng, trên bàn hay bệ cửa sổ là hết sức cần thiết. Để trang trí và làm “xanh” cho ngôi nhà, bạn cần lựa chọn những loại cây thích hợp với môi trường trong nhà cũng như bỏ công chăm sóc đúng cách mới có được một không gian như ý.

Khi trồng cây trong nhà bạn cần chú ý  đến một yếu tố khá quan trọng vì cây cối là thước đo trường khí của từng không gian nhà  ở. Vì thế bạn nên lựa chọn phù hợp và  chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hoặc phát triển kém tức là nội khí trong nhà không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.

LƯU Ý KHI TRỒNG  VÀ CHĂM SÓC CÂY XANH TRONG NHÀ
 

Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.

Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day - light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.
 
Tưới nước

 
Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.
 
Bón phân


Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bạn bón nhiều phân quá thì cây sẽ phát triển nhanh làm mất dáng thế, gọi là phá thế. Nhưng nếu bón ít quá, cây sẽ thiếu dưỡng chất làm chết cành... Vì vậy, cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.
 
Phòng bệnh cho cây 


Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
 
Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo


Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh. 
 
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 34
  • Lượt xem theo ngày: 199
  • Tổng truy cập: 3815076