OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
CHẾ PHẨM SINH HỌC – 2. Phân bón sinh học - Hội Làm vườn Việt Nam

CHẾ PHẨM SINH HỌC – 2. Phân bón sinh học

 BBT: Phân bón sinh học được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất trồng trọt. Phân bón sinh học không cung cấp nhiều dinh dưỡng trực tiếp cho cây trồng như phân vô cơ hay hữu cơ, nhưng nó có tác dụng cải tạo đất, tăng chuyển hóa dinh dưỡng trong đất, cải thiện hoạt động của hệ sinh vật đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ... làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, năng suất, chất lương tốt hơn.

 CHẾ PHẨM SINH HỌC - 2. Phân bón sinh học 

TS. Phạm Đồng Quảng - VACVINA ( tổng hợp)

 

Phân bón sinh học được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất trồng trọt. Phân bón sinh học không cung cấp trực tiếp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng như phân vô cơ, hữu cơ, nhưng nó có tác dụng cải tạo đất, tăng chuyển hóa dinh dưỡng trong đất, cải thiện hoạt động của hệ sinh vật đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón...  từ đó làm cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, năng suất, chất lương tốt hơn.

1. Phân loại phân bón sinh học

Theo Quy chuẩn phân bón ( Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT) nhóm phân bón sinh học là các sản phẩm có lợi cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất khi được bón vào đất hoặc phun lên thân, lá và được phân thành nhiều loại như sau:

         (i) Phân bón sinh học trong thành phần chứa ít nhất một chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác). Đối với phân bón rễ, hàm lượng axit humic hoặc hàm lượng axit fulvic hoặc tổng hàm lượng axit humic, axit fulvic  ≥ 2 % khối lượng cacbon; hàm lượng axit amin hoặc vitamin hoặc các chất sinh học khác theo hàm lượng được ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với từng phân bón cụ thể.

         (ii) Phân bón vi sinh vật (phân bón vi sinh) là phân bón chứa ít nhất một vi sinh vật có ích, có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được. Đối với phân bón rễ, mật độ vi sinh vật có ích (phân giải hợp xenlulo, cố định đạm, phân giải phốt pho khó tan, phân giải kali và các vi sinh vật có ích khác) ≥ 1x108 CFU/g hoặc CFU/ml hoặc mật độ nấm rễ nội cộng sinh (Mycorrhiza), nấm rễ ngoại cộng sinh ≥ 10IP/g.

         (iii) Phân bón sinh học-vi sinh trong thành phần chứa ít nhất một chất sinh học và một vi sinh vật có ích. Đối với phân bón rễ, hàm lượng axit humic hoặc hàm lượng axit fulvic hoặc tổng hàm lượng axit humic, axit fulvic  ≥ 2 % khối lượng cacbon; Hàm lượng axit amin hoặc vitamin hoặc các chất sinh học khác theo hàm lượng được ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với từng phân bón cụ thể; mật độ vi sinh vật có ích  ≥ 1x107 CFU/g hoặc CFU/ml hoặc mật độ nấm rễ nội cộng sinh (Mycorrhiza), nấm rễ ngoại cộng sinh ≥ 10IP/g.

         (iv) Phân bón sinh học cải tạo đất chứa một hoặc nhiều chất sinh học, vi sinh vật có ích có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất. Hàm lượng chất sinh học, vi sinh vật có ích, mật độ nấm rễ công cinh có tác dụng cải tạo đất theo hàm lượng được ghi trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với từng phân bón cụ thể 

       (v) Phân bón sinh học nhiều thành phần là phân sinh học có chứa ít nhất môt chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin, các chất sinh học khác) hoặc một vi sinh vật có ích (phân giải hợp xenlulo, cố định đạm, phân giải phốt pho khó tan, phân giải kali và các vi sinh vật có ích khác) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ (phân bón sinh học-đa lượng, phân bón vi sinh-đa lượng, phân bón sinh học-vi sinh-đa lượng; phân bón sinh học-vi lượng, phân bón vi sinh-vi lượng). Ngoài ra, còn có các phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học vi sinh...). Hàm lượng các thành phân chính của các loại phân bón này cũng phải đáp ứng quy định chi tiết trong quy chuẩn phân bón.

       Theo quy định của Luật Trồng trọt thì tất cả các loại phân bón sinh học nói trên phải được khảo nghiệm và công nhận lưu hành ( Cục BVTV) mới được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

      Tuy nhiên, có 1 vấn đề đang tồn tại đó là, theo Luật Trồng trọt và Thông tư 19/2019/TT-BNN thì các chế phẩm vi sinh trong trường hợp bón vào đất được goi là " phân bón vi sinh" , nhưng trường hợp sử dụng để phân giải hữu cơ, ví dụ sản xuất phân hữu cơ ủ ( compost) lại không thuộc phạm vi phân bón vi sinh, mà là " sản phẩm xử lý chất thải..." và quản lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Đây là điểm chưa rõ ràng, thống nhất giữa các văn bản pháp luật, nên có tình trang " lách luật" là, 1 số chế phẩm sinh học dùng làm phân bón, nhưng không đăng ký với Bộ NN&PTNT ( phải khảo nghiệm, công nhận lưu hành) mà đăng ký là chế phẩm sinh học theo Luật BVMT thì không phải khảo nghiệm, chỉ cần đăng ký tự công bố lưu hành.

2. Tác dụng của phân bón sinh học

     Thành phần chính trong các loại phân bón sinh học như nêu trên sẽ quyết định hiệu quả, tác dụng của phân bón sinh học khi sử dụng bón rễ ( bón, tưới vào đất) hoặc bón lá ( phun lên thân, lá) hoặc xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Nhìn chung phân bón sinh học có các tác dụng chính sau đây:

     - Bổ sung các chất mùn ( acid Humic, fulvic...) giúp cải tạo các đặc tính hóa học –  sinh học – vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các độc tố trong đất, tăng độ mẫu mỡ của đất.

     - Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển. Giúp khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và thời tiết.

     - Tăng sức hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu), thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.

     - Cung cấp các axit amin, vitamin ...các dinh dưỡng khoáng cần thiết khác ( trường hợp dùng phân sinh học nhiều thành phần) cho cây trồng, giúp cây tròng sinh trưởng khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

     - Sử dụng dễ dàng, nhiều loại có thể cả bón rễ hoặc bón lá; có thể  bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,...

3. Giới thiệu Phân sinh học WEHG

       Hiện có hàng nghìn phân bón trong danh mục được công nhận lưu hành thuộc nhóm phân bón sinh học, trong đó có đa số thuộc Phân bón sinh học nhiều thành phần. Một trong số đó là phân bón sinh học WEHG được nhập nội từ Mỹ và áp dụng thành công vào sản xuất ở nước ta. 

       - Chế phẩm sinh học WEHG được công nhận là TBKT 1997, được Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT khuyến khích sử dụng vào sản xuất an toàn theo hướng GAP (2009).

     - Chế phẩm WEHG viết tắt từ chữ Worldwise Enterprise Heaven’s Green, là chế phẩm sinh học của Cty Heaven’s Green Hoa Kỳ. Chế phẩm WEHG mang đặc tính trung gian giữa một chất cải tạo bồi dưỡng đất và một chất điều tiết sinh trưởng, thông qua đó cung cấp dinh dưỡng đa dạng cho cây trồng. WEHG thuộc loại phân sinh học nhiều thành phần: chất trích từ (41 loài) dược thảo: 4-6% (gồm một số cây trồng hoang dại có tính năng chống chịu cao trong những điều kiện khắc nghiệt về ngoại cảnh như: Hạn hán, lạnh, đất nghèo dinh dưỡng, đất phèn, đất mặn,…vì vậy WEHG còn gọi là “Chất trích dược thảo”, thành phần quyết định các tính năng của phân WEHG) + dung môi ( dầu đậu nành: 45% )+ khoáng vi lượng (chủ yếu là Borax: 0,16%), không chứa Vi sinh vật, hoàn toàn không độc hại. Phân có thể sử dụng bón ( tưới) vào đất hoặc phun lên cây theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

     - Khi bón vào đất dưới tác động qua lại giữa các thành phần hoạt chất trên từ đó tạo nên tác động vào đất và  sinh vật trong đất; qua đó cải tạo về tính chất lý, hóa học và hệ  sinh vật, vi sinh vật trong đất phát triển, duy trì ở mức độ cân bằng tối ưu. Kết quả là, làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tăng đề kháng, tăng chống chịu hạn, mặn, sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn, cụ thể: 

      + Làm cân bằng giữa quá trình mùn hóa và khoáng hóa nhờ hoạt động của giun, trùn đất..., vi sinh vật trong đất, cải thiện thành phần và tính chất mùn, phục hồi dinh dưỡng và  giải phóng dinh dưỡng trong đất một cách hợp lý, đồng thời cố định đạm từ khí trời.

     + Tạo điều kiện thuận lợi cho giun, trùn đất sinh sống và phát triển, từ đó làm cho đất tơi xốp, gia tăng lượng protein trong đất, vừa phục hồi đất vừa giải phóng dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu thông qua chu trình sống của trùn đất.

     +Tạo sự cân bằng của các sinh vật, vi sinh vật trong đất từ đó làm hạn chế sâu, bệnh có nguồn gốc từ đất

     + Tăng cường hoạt động của bộ rễ cây...

     -  Khi phun lên thân, lá hoặc xử lý hạt giống: Chế phẩm sinh học WEHG giúp phòng ngừa, hạn chế sâu, rầy, rệp sáp, bọ hút, cào cào và nhiều loại côn trùng có hại khác; điều tiết tăng trưởng, bổ sung dinh dưỡng cho cây, kích thích làm cho hoa ra nhiều và tập trung, tỉ lệ đậu quả cao, hạn chế rụng quả, sản phẩm có mẫu mã đẹp, hương vị đậm đà, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng; WEHG kích thích làm cho cây tăng trưởng nhanh và cân đối, kích thích làm lành các vết thương trên cây ( ví dụ, phần miệng cạo và vỏ cạo của cây cao su đang khai thác mủ, khi phun WEHG  sẽ mau lành và không bị khô miệng cạo). Hạt giống trước khi gieo  được xử lý bằng phân sinh học WEHG sẽ nâng cao khả năng nảy mầm, cây con mập khỏe, hạn chế các nguồn sâu bệnh từ hạt giống, hạn chế các tác hại bất lợi của thời tiết khí hậu (rét, nóng) và môi trường (hạn, mặn, phèn) đối với cây con. 

     Tóm lại, thực tiễn cho thấy sử dụng phân bón sinh học WEHG có tác dụng:

      - Có lợi cho đất (cải tạo đất)

      - Giảm bón phân hóa học (30-50%)

      - Cây trồng ít bị sâu bệnh tấn công (giảm thuốc BVTV), an toàn cho người lao động (không độc hại)

      - Làm tăng năng suất cây trồng (5-10%), đặc biệt làm tăng chất lượng sản phẩm (tuyệt vời), tăng hiệu quả kinh tế từ 10-20% so đối chứng.

     Tài liệu tham khảo: Phân bón sinh học WEHG giải pháp cải tạo đất và canh tác hữu cơ PGS.TS. Mai Thành Phụng và Nguyễn Văn Thiện ( Công ty Thiên Sinh).

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 40
  • Lượt xem theo ngày: 6243
  • Tổng truy cập: 3689757