CHẾ PHẨM SINH HỌC - 5. Đệm lót sinh học trong chăn nuôi - Hội Làm vườn Việt Nam

CHẾ PHẨM SINH HỌC 5. Đệm lót sinh học trong chăn nuôi

BBT:  Bên cạnh nhiều giải pháp  thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi như  ủ làm phân hữu cơ, hầm biogas, nuôi trùn quế, ruồi lính đen…, mấy năm gần đây giải pháp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học đang được xem là có hiệu quả, đặc biệt với chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ, sản xuất theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ.

Bài 3. CHẾ PHẨM SINH HỌC - 5. Đệm lót sinh học trong chăn nuôi

 TS. Phạm Đồng Quảng - VACVINA ( tổng hợp)

         

          1. Đệm lót sinh học là gì?

           Xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường sống của vật nuôi, của người chăn nuôi và người dân sống xung quanh khu vực nuôi do chất thải chăn nuôi ( phân, nước tiểu) gây ra luôn là vấn đề phức tạp nhất trong ngành chăn nuôi vì chất thải chăn nuôi có những môi nguy rất lớn với chính vật nuôi và con người. Theo Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong chất thải chăn nuôi: nồng độ khí H2S và NH3 (hai chất khí thải độc trong môi trường) gây mùi hôi thối, rất khó chịu cao hơn 30 - 40 lần, tổng số vi sinh vật, bào tử nấm gây hại và trứng giun sán … cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.

           Mặc dù đã có nhiều giải pháp được áp dụng nhằm thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi như  làm ủ làm phân, xây hầm biogas,… tuy nhiên mấy năm gần đây giải pháp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học đang được xem là có hiệu quả, đặc biệt với chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ, theo hường nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ.

           Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là một hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một lớp đệm lót phía trên nền chuồng gạch, xi măng; được làm bằng các nguyên liệu tự nhiên như: mùn cưa, trấu, rơm rạ, xơ dừa, bã mía, thân cây bắp khô, trấu…(có độ trơ cao, C/N cao, chậm phân hủy, thấm nước,…) và bổ sung các chế phẩm vi sinh ( vi khuẩn, nấm…) giúp phân hủy nhanh phân, nước tiểu, khử mùi hôi thối do vật nuôi thải ra. Như vậy, đệm lót sinh học gồm 2 thành phần:

           - Chất độn chuồng (trấu, mùn cưa, gỗ, vỏ lạc, lõi ngô, bã mía…) có chức năng thu giữ phân, nước tiểu và tạo môi trường, không gian thuận lợi cho hệ vi sinh vật phát triển, hoạt động;

           - Chế phẩm vi sinh có chức năng bổ sung các chủng vi sinh vật ( vi khuẩn, nấm…) có ích phân giải mạnh các chất vật nuôi thải vật ra. Các chế phẩm vi sinh làm đệm lót có bán trên thị trường với nhiều tên gọi như: EM pro 1, men vi sinh Balasa no1,…( nuôi gà); bio-green ( nuôi bò); EMZEO ( nuôi gà, lơn, bò…). Đôi khi người ta còn sử sung thêm bột ngũ cốc ( ngô, cám..) để làm môi trường nhân nuôi tăng số lượng vi sinh vật trong chế phẩm vi trước khi sử dụng.

          2. Lợi ích của chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học

         a) Tiêu hủy phân, nước tiểu; khử mùi hôi thối, khí độc, vi sinh vật gây hại trong chuồng nuôi

Lợi ích trên là kết quả hoạt động của các vi sinh vật, bằng cách tiết enzyme để phân giải các chất hữu cơ ( cenlulose, protein…) trong phân, nước tiểu vật nuôi thải vào đệm lót thông qua quá trình oxy hóa và lên men hiếu khí giải phóng CO­2, nước ( không có mùi) và lượng nhỏ hợp chất hữu cơ khác ( axít hữu cơ, rượi…), đồng thời sinh ra nhiệt lượng. Một số vi sinh vật trong đệm lót có khả năng sử dụng các khí độc ( NH3, SH2…) làm nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của mình; Một số sản phẩm phụ của quá trình lên men có tác dụng khử mùi như axít hữu cơ giúp trung hòa và cố định NH3, rượu giúp trung hòa mùi lạ… Hệ vi sinh vật có lợi trong độn lót với ưu thế về số đông sẽ cạnh tranh, ức chế và diệt các vi sinh vật gây thối ( tạo mùi hôi thối) và các vi khuẩn có hại cho vật nuôi (như nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coliSalmonella…). Ngoài ra, phần lớn vi sinh vật, vius gây hại cho vật nuôi không thích ứng với môi trường đệm lót là môi trường axit, pH thấp; giàu khí CO2; nhiệt độ cao; đồng thời vi sinh vật có lợi phát triển nhanh áp đảo về số lượng.

Chính vì vậy, chăn nuôi trên đệm lót sinh học sẽ tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, giảm vi sinh vật gây hại, giúp vật nuôi sống thoải mái, giảm căng thẳng và có sức đề kháng cao. Đặc biệt giảm ô nhiễm đối với người chăn nuôi, dân cư sống gần khu vực chăn nuôi; mở ra cơ hội cho phát triển chăn nuôi nông hộ.

          b) Sẽ không phải thay độn lót trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm lót. Có thể giảm được khoảng 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho lợn; tiết kiệm được 80% lượng nước do không dùng nước để rửa chuồng, tắm rửa, nước chỉ dùng để uống và phun tạo độ ẩm cho nền chuồng ( Học viện NNVN);

        c) Tăng chất lượng đàn và chất lượng của sản phẩm: chăn nuôi trên đệm lót sinh học sẽ giúp vật nuôi khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Vì vậy, giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh và có thể giảm 10% chi phí thức ăn ( Học viện NNVN)…Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh.

         d) Thời gian sử dụng 1 đệm lót có thể 6 -12 tháng hoặc lâu hơn, tủy theo loại nguyên liệu, độ dầy nguyên liệu, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Khi kết thúc sử dụng, đệm lót thực chất là phân hữu cơ ủ chất lượng cao, dùng bón cho cây trồng rất tốt. Nên chăn nuôi trên đệm lót sinh học là một khâu trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn kết hợp chăn nuôi - trồng trọt.

         3. Những lưu ý khi chăn nuôi trên đệm lót sinh học

           Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học gắn liền với cơ chế hoạt động của hệ vi sinh vật có trong đệm lót, vì vậy nguyên lý chung là làm cho vi sinh vật phân giải mạnh nhất có thể , đồng thời ngăn ngừa hệ lụy cho vật nuôi do nhiệt độ tăng cao trong mùa hè do hoạt động của vi sinh vật.

           - Các bước làm đệm lót cần tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại vật nuôi và chế phẩm sinh học sử dụng (thường có hướng dẫn trên bao bì chế phẩm sinh học), trong đó đảm bảo chế phẩm vi sinh (men vi sinh) được phân bố đều khắp trên bề mặt của đệm lót. Các vi sinh vật trong đệm lót hoạt động trong điều kiện hiếu khí vì vậy cần lưu ý duy trì độ ẩm vừa phải và độ tơi xốp, thông thoáng.

           - Luôn giữ độ ẩm đệm lót vừa phải khoảng 20% là phù hợp (dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời); nếu khô quá thì tưới phun mưa bổ sung; không để nước mưa hắt vào, nước ngầm thấm lên (nền chuồng cần cao) hoặc nước uống đổ vãi ra đệm lót… Nếu ẩm quá phải làm khô hoặc thay thế nguyên liệu bị ướt.

           - Phải đảm bảo bề mặt đệm lót luôn tơi xốp, thoáng khí bằng cách cứ sau 1 vài ngày lại cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp phân sẽ được phân hủy nhanh hơn, nhưng không được cào sâu xuống sát nền chuồng.

           - Bổ sung men vi sinh: Tùy điều kiện cụ thể, cách  1 vài tuần cần bổ sung thêm chế phẩm vi sinh (sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men vi sinh đều lên bề mặt đệm lót) để tăng số lượng vi sinh vật phân giải chất thải.

           - Quá trình phân giải chất thải tạo ra nhiệt độ cao làm nóng vật nuôi, nhất là mùa hè. Vì vậy, chuồng nuôi cần thoáng mát, xây tường bao thấp, không che kín; cần thiết có thể bố trí thêm quạt gió hoặc phun xương làm mát; luu ý vị trí treo đèn khi nuôi gia cầm cho phù hợp, mùa hè cần đặt cao hơn…

20220603_085616 (600 x 450)

Nuôi lợn trên đệm lót sinh học tại Tập đoàn Quế Lâm

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 77
  • Lượt xem theo ngày: 7319
  • Tổng truy cập: 3822194