Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
CON DÊ TRONG THƠ CA - Hội Làm vườn Việt Nam

CON DÊ TRONG THƠ CA

Trong 12 con giáp, con dê (Mùi còn gọi là Vị) là con vật đứng vào hàng thứ 8, trước khỉ và sau ngựa. Dê tên chữ là Dương. Dê vốn là con vật hoang dã, được thuần hoá nên có thể nuôi trong nhà. Hình ảnh con dê gây được những ấn tượng với người đời một cách khó quên. Đặc biệt của loài dê là dê đực hoặc dê cái đều có râu và có sừng, bản chất hiền lành và tràn đầy sinh lực  

Ai sinh vào năm dê đều mang tuổi Mùi. Đây là hình ảnh một cụ dê:
Tuổi Mùi là con dê chà
Có sừng, có gạc, râu ra um sùm.
(Vè 12 con giáp)
Tuổi Mùi là tuổi tốt, dù mang tiếng là dê, nhưng dê dựng vợ, gả chồng theo các ông thầy lý số. Do đó, tuổi Mùi ai cũng thích, nhưng tính dê thì không ưa:
Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân.
(Ca dao)
Người ta ăn thịt dê quanh năm, nhưng tết đến xuân về, món dê cũng được chọn là một thực đơn quí. Thịt dê làm được nhiều món ngon và bổ không thua gì thịt bò, thịt lợn.
Tuy đứng sau con ngựa, nhưng con dê cũng biểu tượng sự sung túc, mang nhiều sức sống sung mãn, đem lại cho người đời sự ấm no, hạnh phúc:
Năm Ngọ, mã đáo thành công
Năm Mùi, dê béo, rượu nồng phủ phê
(Vè miền quê)
Khi dê béo thịt ngon nhất, một món ăn khá hấp dẫn được kể một trong ba cái thú vị mà con người ca ngợi, không ai là không thèm khi nói đến. Tuy nó thiên về vật chất quá, nhưng cũng là người trần mắt thịt, chớ có ai là Tiên, là Phật đâu:
Thế gian, ba sự khôn chừa
Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ.
(Ca dao)
Người ta cũng thường liên hệ giữa con dê và người có máu dê. Bà con thường chỉ trích và cảnh cáo những kẻ già đa tình hay sàm sỡ một cách bừa bãi, có ngày gặp tai nạn:
Dê sồm ăn lá khổ qua
Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm.
(Vè)
Thói dê của bọn tình ái lung tung hoang tàng bị người đời nguyền rủa khá nặng nề.
Phụng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi.
(Ca dao)
Dê nuôi để ăn thịt và lấy sữa. Ngoài ra, người ta còn dùng dê để kéo xe thay cho ngựa và trâu bò. Dê kéo xe, thì những ai đọc tập thơ "Cung oán ngâm khúc" của Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều, đều nhớ đến những câu:
Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào...
(Cung oán ngâm khúc)
Do điển tích vua Tấn Võ đế (Trung Quốc) thường dùng xe dê kéo đi mỗi đêm trong cung cấm, hễ dê dừng ở cửa phòng cung phi nào tức đêm ấy nhà vua sẽ ngủ với cung phi đó. Nên hàng trăm cung phi mỗi đêm tìm lá dâu non (loại dê háu ăn) đặt trước cửa phòng để xe dê dừng lại. Nhưng không được vua đến tìm thú vui, thì người cung nữ cảm thấy cô đơn lạnh lẽo:
Thâm khuê vắng ngắt như tờ
Cửa châu gió lọt rèm ngà sương gieo.
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa (xe dê) đám cỏ quanh co.
(Cung oán ngâm khúc)
Trong thơ "Lục Vân Tiên", cụ Nguyễn Đình Chiểu có tả lúc nàng Kiều Nguyệt Nga trên đường quanh co, khúc khuỷu đến phủ đường của Kiều công:
Trải qua dấu thỏ đường dê
Chim kêu, vượn hú bốn bề núi cao.
(Lục Vân Tiên)
Đoạn quan trạng Lục Vân Tiên "vinh qui bái tổ" gặp lại Nguyệt Nga, giữa lúc mọi người tổ chức vui mừng hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc, thì lúc đó bộ mặt của Bùi Kiệm đã từng "dê" Nguyệt Nga, trở thành trơ trẽn:
Còn người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu.
(Lục Vân Tiên)
Trong dân gian, từ dê đã biến dạng thành de. Chữ de gốc từ dê mà thôi. Nó làm cho ngôn ngữ thêm vô cùng phong phú, trữ tình:
Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai de được con đò Thủ Thiêm.
(Ca dao)
De tức là gần gũi o bế, tạo hiểu biết kích thích cho nhau. Dê là thuộc tính của đàn ông, trái lại đàn bà cũng biết dê đấy chứ, nhưng không bạo dạn như đàn ông.Chữ de vào ca dao, nó khá hay vừa tượng hình, vừa tượng thanh, đầy sức quyến rũ:
Cam sành lột vỏ còn the
Thấy em còn nhỏ anh de để dành.
(Ca dao)
Bản chất của cam sành là ngon ngọt, là bổ dưỡng, chất quí trên đời. Còn chữ "de để dành" có duyên không chê vào đâu được!
Dê con trông rất dễ thương, thường chạy giỡn hồn nhiên, nhưng nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã một lần chê lũ dê này:
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.
Trong nghề điêu khắc, ca dao thợ mộc cũng có chỗ đứng của con dê, vì con dê là một trong ba con vật "tam sinh" (bò, lợn, dê) trong các lễ hội được dùng để tế thần:
Bốn cửa anh chạm bốn dê
Bốn con dê đực chầu về tổ tông.
(Ca dao)
Trong các trò chơi dân gian dịp tết, có trò chơi "bịt mắt bắt dê" hào hứng, sôi nổi. Đối với trẻ con, trò chơi này là thú vui hồn nhiên, nhưng đối với các cô cậu thanh niên, thiếu nữ là một dịp để tiếp cận đụng chạm vui đùa với nhau.
Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề... với nhau
(Vè)
Con dê suốt đời mang tiếng xấu một cách oan uổng, khi mọi cái xấu xa của người đời đổ trút lên đầu dê. Trong đó, có sự đồng hoá con dê với bọn thực dân cướp nước:
Này anh chị em lao khổ
Nông nỗi này ai tỏ chăng ai
Đã non tám chục năm rồi
Làm thân trâu ngựa cho loài chó dê.
(Bài ca cách mạng)
"Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo kể tội bọn sứ giả nhà Nguyên (Trung Quốc) sang nước ta hống hách, có đoạn:
Cú diều uốn lưỡi thấp cao
Bẻ bai triều bệ xiết bao nhục nhằn
Tuồng dê chó tưởng rằng đắc thế
Chốn triều đình ngạo nghễ vương công
(Hịch tướng sĩ)
Con dê trong thơ ca mang nhiều tiếng xấu do người đời gán cho một cách vô tội vạ, vì con vật và con người khác nhau. Con vật vô tri sống theo dục tính, còn con người có lý trí sống theo đạo đức. Lấy hình tượng con vật mà nói về con người hoặc ngược lại, chỉ là một lối ẩn dụ.
Con dê vốn ngoan ngoãn, hiền lành, có sức sống mãnh liệt sung mãn. Thịt ngon, sữa tốt. Thật ra, con dê dễ thương hơn là đáng ghét như con người đã có thành kiến từ lâu trong dân gian.

Năm Dê (Mùi) tượng trưng cho sự sung sức, nhất định sẽ là năm sung túc, dân giàu nước mạnh, Tổ quốc quang vinh.

                                                                      Phùng Quốc Quảng - HLV VN Sưu tầm

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 10
  • Lượt xem theo ngày: 221
  • Tổng truy cập: 3844727