GAP chìa khoá thành công sản xuất cây Xoài ở Đồng Tháp - Hội Làm vườn Việt Nam

GAP chìa khoá thành công sản xuất cây Xoài ở Đồng Tháp

Người góp công hình thành nên tổ hợp tác này là ông Huỳnh Thanh Bá, đồng thời là Phó chủ tịch HLV huyện Cao Lãnh. Mỹ Xương vốn giàu tiềm năng phát triển nghề vườn, đặc biệt là trồng cây ăn trái đặc sản. Trước đây, bà con chủ yếu làm nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên thường xuyên bị tư thương ép giá, chất lượng sản phẩm không cao.

Trước thực tế đó, dưới sự hỗ trợ của HLV Đồng Tháp, các nhà vườn ở Mỹ Xương đã liên kết lại, thành lập tổ hợp tác sản xuất xoài theo hướng GAP. Nhờ áp dụng theo quy trình mới nhà vườn đã thay đổi những thói quen tưởng như nhỏ nhất như ghi nhật ký canh tác, không vứt vỏ thuốc trừ sâu bừa bãi. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, người dân đã quen với cách làm mới, đầu tư có chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Đến nay, tổ hợp tác đã thu hút được 40 xã viên tham gia với diện tích xoài cát Hòa Lộc sản xuất theo quy trình GAP lên đến 70ha. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cho xoài ra trái nghịch vụ nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, bán được giá hơn, lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với canh tác theo phương pháp thông thường.

 


Chăm sóc cây Xoài ở Mĩ Xương



Nhưng ấn tượng về tổ hợp tác sản xuất xoài Mỹ Xương không chỉ là những vườn xoài sum suê hoa trái, được quy hoạch, thiết kế khoa học mà chính là việc hình thành những tổ dịch vụ, dần dần chuyên môn hóa các quy trình sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, tổ dịch vụ chăm sóc cây được thành lập với 25 người chuyên đi đốn tỉa, tạo tán, bao trái, phun thuốc trừ sâu... theo yêu cầu của nhà vườn trong khu vực. Hiện tổ dịch vụ này đang ăn nên làm ra, công việc lúc nào cũng dồn dập do nhu cầu lớn, thu nhập của mỗi thành viên đạt 80.000 - 100.000 đồng/ngày.

Ngoài ra, tổ hợp tác còn sản xuất, nhân giống xoài, thu mua sản phẩm của các nhà vườn, mạng lưới thu mua của tổ đã vươn tới 7 xã chuyên canh xoài của huyện với sản lượng xoài tiêu thụ lên đến 250 tấn/năm. Chưa dừng lại ở đó, một xí nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm bao trái cây theo dây chuyền, công nghệ Đài Loan (Trung Quốc) cũng được thành lập. Bình quân mỗi ngày xí nghiệp tiêu thụ được 20.000 bao, với giá 650 đồng/chiếc.

Với cách làm chuyên nghiệp, quy mô lớn, tổ hợp tác sản xuất xoài Mỹ Xương đang hoàn tất các thủ tục để xin thành lập hợp tác xã, đồng thời mở rộng quy mô hoạt động. Được biết, đến nay, tất cả các thành viên trong tổ đều có mức sống khá giả, không còn hộ nghèo.

GAP là "chìa khóa" thành công sản xuấta Xoài ở Cao Lãnh. Nếu Cao Lãnh là “vương quốc” của xoài thì Châu Thành là mảnh đất tụ hội hàng trăm loài cây trái, từ chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, mít, dừa, sapôchê (hồng xiêm), măng cụt, đặc biệt là nhãn. Hiện diện tích trồng nhãn ở Châu Thành khá lớn, đặc biệt là nhãn tiêu, bởi đây là giống cho trái to, hạt lép, cơm dày, độ ngọt có thể sánh ngang nhãn lồng Hưng Yên. Nói về sự trù phú trong đặc sản cây trái của địa phương, ông Tâm chia sẻ: “Với những loại trái cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao như thế, hội viên HLV có nhiều thuận lợi để khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế. Tỉnh hiện có 23.000ha cây ăn trái. Hàng ngàn hội viên đã trở thành triệu phú từ cây ăn trái và trang trại VAC. Tuy nhiên, hội viên và người làm vườn trong tỉnh còn biết nhìn xa trông rộng, đã và đang xây dựng những vườn trái cây theo tiêu chuẩn GAP và mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa”.

Ngay từ năm 2007, HLV tỉnh Đồng Tháp đã triển khai hàng loạt mô hình khuyến nông VAC theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), chủ yếu trên xoài cát Hòa Lộc, cát Chu và cây có múi. Riêng quý I /2008, Hội triển khai xây dựng 3 mô hình kinh tế VAC sản xuất an toàn ở các xã Tịnh Thới, Hòa An và phường 6 (TP. Cao Lãnh). Nhờ sự thành công của mô hình, tỉnh Hội thu hút thêm 45 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 14.040 người. Ngoài ra, tỉnh Hội còn tổ chức 2 lớp huấn luyện về sản xuất trái cây GAP cho 80 hội viên.

Năm 2009, HLV Đồng Tháp tiếp tục triển khai mô hình này cho 3 tổ hợp tác sản xuất trái cây an toàn ở 3 xã Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây và Hòa An (TP. Cao Lãnh) với 40 hội viên tham gia. Và đến nay, sản xuất theo quy trình GAP dường như đã trở thành quy tắc bất thành văn trong sản xuất, tiêu thụ trái cây đặc sản của tỉnh. Trong năm nay, Hội cũng dự định tổ chức 6 lớp huấn luyện cho bà con về quy trình kỹ thuật thực hành nông nghiệp tốt, trồng bưởi cho trái quanh năm, ra hoa theo ý muốn, cách tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích để từng bước nâng cao kiến thức cho hội viên.

 

                                                                         Theo Danh Hùng- Báo KTNT

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 28
  • Lượt xem theo ngày: 2775
  • Tổng truy cập: 3843196