Giá trị dinh dưỡng của trái mít và ăn mít như thế nào là tốt - Hội Làm vườn Việt Nam

Giá trị dinh dưỡng của trái mít và ăn mít như thế nào là tốt

Quả mít chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như protein, đường thiên nhiên, kali, sắt, magie, canxi, chất xơ, nhóm vitamin B (gồm vitamin B1, B2, B6), vitamin C…Những khoáng chất và vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, da, tuyến giáp, ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, quả mít còn chứa nhiều chất phytonutrient, lignans và saponin có thể ức chế quá trình ung thư, chống tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, đồng thời cung cấp nguồn sinh lực dồi dào cho cơ thể khi mệt mỏi hoặc vừa mới ốm dậy.Nhiều nhà khoa học cho răng mít là cây dinh dưỡng tương lai  của trái đất trong diều kiện biến đổi khí hậu.

 

I. Giá trị dinh dưởng của trái mít

1. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Mít chứa ít calo hơn các loại trái cây khác, không có chất béo bão hòa và tinh bột nên rất tốt cho việc giảm cân. Đồng thời lượng chất xơ dồi dào trong mít sẽ giúp bạn thổi bay nguy cơ táo bón nếu bạn đang áp dụng chế độ giảm cân ngặt nghèo.

2. Giúp da sáng hồng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da

Hàm lượng vitam A và các loại vitamin khác trong trái mít có tác dụng tăng cường cấu trúc làn da, làm chậm quá trình lão hóa da. Việc sử dụng mít hàng ngày với số lượng hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng làn da bị thâm sạm do các tác nhân môi trường như khói bụi, ô nhiễm, vi khuẩn…Từ đó tăng cường sức đề kháng cho da, hạn chế nguy cơ da mắc các bệnh nhiễm trùng.

3. Kiểm soát huyết áp và tốt cho tim mạch

Mít là loại quả giàu hàm lượng kali (cứ 100 gram mít có khoảng 303 miligram kali), giúp cân bằng và ổn định huyết áp, đặc biệt là những người mắc chứng huyết áp cao dễ bị đột quỵ nguy hiểm tới tính mạng.

 Ngoài ra, ăn mít thường xuyên cũng giúp cải thiện cục bộ tuần hoàn máu, rất tốt cho tim mạch, tránh nguy bị cơ đột quỵ bất ngờ.

4. Ngăn ngừa các chứng ung thư

Chất phytonutrient, lignans và saponin có tác dụng ngăn ngừa và ức chế, làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Do những chất này có khả năng loại bỏ những phân tử gốc tự do gây ung thư.

5. Ngăn chặn nguy cơ viêm khớp và loãng xương

 Hàm lượng canxi và magie trong quả mít rất cao. Bổ sung mít thường xuyên vào thực đơn hàng ngày kể cả mít chín hoặc mít non để chế biến món ăn có thể ngăn ngừa và giảm chứng bệnh đau khớp ở nữ giới khi giao mùa.

6. Chống lại các chứng viêm nhiễm

Một trong những lợi ích của quả mít là giúp chống và làm giảm các chứng viêm nhiễm, sưng tấy như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi cấp, viêm võng mạc, viêm tuyến vú, viêm khớp, viêm loét trên da…Người mắc các chứng viêm nhiễm thường xuyên được khuyến khích bổ sung mít vào chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày.

7. Nhanh lấy lại sinh lực sau khi ốm dậy

 Trong các loại trái cây, mít được coi như loại quả tái tạo năng lượng. Bởi trong nó chứa các loại đường thiên nhiên tương tự như fructose và sucrose, giúp bồi bổ cơ thể, lấy lại sinh lực cho người mới khỏi ốm.

 

Ngoài ra, các món ăn được chế biến từ mít non có tác dụng hòa can, bổ tỳ, lợi sữa, rất thích hợp cho phụ nữ sau khi sinh cơ thể bị suy nhược, ít sữa, chán ăn.

qua mit

II. Những tác dụng phụ của mít

Mít có rất nhiều lợi ích nhưng vẫn nên cân nhắc đến một số tác hại đối với sức khỏe. Loại quả này có thể làm tăng đông máu ở những người mắc các rối loạn đông máu, gây ảnh hưởng đến mức độ đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Những người đang muốn mang thai nên tránh ăn mít bởi chúng có thể gây ức chế ham muốn tình dục, giảm cảm giác khi được kích thích tình dục và giảm khả năng, sức lực ở nam giới. Việc ăn quá nhiều mít cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao. Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm từ 1-2 tiếng bởi chúng chứa hàm lượng đường rất cao. Ăn lúc đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao. Điều này không tốt cho sức khoẻ.

III. Những người không nên ăn mít

Nhưng người mang những bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh:

Bệnh gan nhiễm mỡ: Do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Người mắc bệnh suy thận mạn tính: Bệnh nhân nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.

 

IV. Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?

- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung đủ nước và rau xanh.

- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.

  Tổng hợp từ nhiều nguồn

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 16
  • Lượt xem theo ngày: 7409
  • Tổng truy cập: 3855452