Góp ý Báo cáo về Đổi mới mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của HLV VN giai đoạn 2020 – 2025 - Hội Làm vườn Việt Nam

Góp ý Báo cáo về Đổi mới mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của HLV VN giai đoạn 2020 – 2025

BBT: Để chuẩn bị cho Đại hội Làm vườn Việt Nam lần thứ VII tổ chức vào cuối năm 2020 tại Hà Nội, GS.TS Ngô Thế Dân - Chủ tịch HLV VN có trình bày tóm tắt: Đề cương Chi tiết Báo cáo về Đổi mới mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam (VN) giai đoạn 2020 – 2025 tại cuộc họp thường vụ vào tháng 9 năm 2019. Báo cáo này đã được đăng tải trên Báo Kinh tế Nông thôn và trang Webside vacvina.com và được hội viên và bạn đọc quan tâm. Sau đây BBT xin giới thiệu bài viêt của ông Bùi Ngọc CVP HLV Bắc Giang góp ý cho nội dung Báo cáo trên để bạn đọc tham khảo.

Qua nghiên cứu Đề cương Chi tiết Báo cáo về Đổi mới mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam (VN) giai đoạn 2020 – 2025 cũng như các văn bản quy định của Nhà nước tôi có ý kiến như sau:

          HLV Việt Nam từ khi thành lập đến nay không thể phủ nhận sự đóng góp của tổ chức hội các cấp với phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, góp phần không nhỏ ổn định chính trị và mang lại an sinh xã hội rất lớn. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay từ các quy định, chính sách của nhà nước điều chỉnh, quy định về tổ chức và hoạt động hội quần chúng cho tới yêu cầu thực tiễn thì cần phải thay đổi gần như cơ bản.

          Công tác trong tổ chức hội đến nay đã 6 năm, qua nghiên cứu các chủ trương của Đảng, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước cho nông nghiệp nói chung, các tổ chức hội nói riêng, trong đó có tổ chức HLV các cấp thì đã tạo nhiều điều kiện cho hội hoạt động và phát triển.

          Song hiện nay, một số tổ chức hội hầu như chưa hoạt động và phát triển về với đúng bản chất của tổ chức hội, theo đúng Sắc lệnh Luật số 102-SL/L-004 Quy định Quyền Lập Hội do Hồ Chí Minh ký ngày 20/5/1957, Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4  năm 2010 của Chính phủ ban hành Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012,  của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày..và một số văn bản hướng dẫn về thực hiện chế độ tài chính đối với Hội ... Đối với Nghị định và Thông tư có phần hạn chế, chưa hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các hội áp dụng, dẫn đến các hội, hội các cấp án dụng và thực hiện không thống nhất, không đồng bộ, khó trong tổ chức và hoạt động.

          Để góp phần làm rõ một số nội dung giữa văn bản quy phạm pháp luật với tình hình thực tiễn hiện nay, từ đó Hội rút ra bài học và có định hướng, cải cách phù hợp và đáp ứng được yêu cầu chung như sau:

  1. Về Thực trạng về tổ chức và hoạt động Hội hiện nay

Tại Đề cương nêu: Hội Làm vườn Việt Nam có tổ chức ở 54 tỉnh, 493 huyện, 6.197 hội cấp xã và 18.481 chi hội thôn với trên 840.000 hội viên, trong đó có gần 30 nghìn hội viên là chủ trang trại. 15 hội địa phương được xếp là hội đặc thù, 19 hội được cấp kinh phí và 31 hội được bố trí văn phòng làm việc.

          Nội dung này HLV VN cần xem lại xem đã đúng với quy định của Nghị định 45 chưa? Vì:

  Tại khoản 3, Điều 2 NĐ45 Ghi:

  1. a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh (tức là HLV VN có quyền hoạt động, kết nạp thành viên trong phạm vi toàn quốc);
  2. b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) - tức là HLV cấp tỉnh có quyền hoạt động: chương trình, dự án, dịch vụ trong phạm vi 1 tỉnh và kết nạp TV chính thức trong tỉnh mình, TV liên kết hay danh dự có thể ở tỉnh ngoài (Điều này cũng không được thể hiện rõ trong thông tư dẫn đến không thống nhất và chưa cụ thể);
  3. c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
  4. d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).

Như vậy, Cấp nào ra cấp đó, các cấp hội không phụ thuộc nhau (trừ khi cấp dưới tán thành và có đơn xin gia nhập hội cấp trên và được hội cấp trên quyết định. Và 1 hội viên cấp xã có thể tham gia là thành viên 1 cấp xã hoặc cấp huyện hoặc cấp tỉnh hoặc cấp TƯ hoặc tham gia đồng thời 2 hay 3, 4 cấp tùy nhu cầu, nguyện vọng của hội viên đó (tự nguyện). Điều này cho thấy, thực tiễn HLV cấp dưới không tán thành hay chưa là thành viên (hội viên) của HLV cấp trên thì không thể phụ thuộc hay giàng buộc gì vì là hội độc lập theo quy định hiện hành của NĐ 45 nêu trên, cũng có nghĩa là không phải báo cáo cấp trên về bất kỳ nội dung gì.

Việc báo cáo cấp trên khi là hội thành viên hoặc HLV VN kết nạp hội viên trong toàn quốc và các hội viên mỗi khu vực hay tỉnh mới có trách nhiệm báo cáo các hoạt động của mình với hội cấp trên. Vì bản chất việc này là các hội báo cáo CQ quản lý nhà nước ở cấp đó: HLV VN thu thập số liệu BC Bộ Nội vụ, cấp tỉnh BC Sở Nội vụ, cấp huyện, xã BC phòng NV và phòng Nội vụ có trách nhiệm BC UBND, Sở Nội vụ; Sở Báo cáo UBND, Bộ Nội vụ (theo quy định phân cấp quản lý NN, cấp nào phê duyệt Điều lệ, QĐ thành lập thì cấp đó QL tại Điều 14, NĐ 45).

Và Điều kiện thành lập hội: có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; (theo khoản 4, Điều 5, NĐ 45) và:

- Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

- Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

- Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

Bài toán theo NĐ 45:

- HLV VN hoạt động hay kết nạp được bao nhiêu hội viên ở những tỉnh nào thì báo cáo số hội viên do HLV VN kết nạp được + số HLV cấp tỉnh là hội thành viên

- Cấp tỉnh có 54 tỉnh x 50 hội viên/tỉnh = 2.700 hội viên ( Cấp Tỉnh BC Sở Nội vụ)

- Cấp huyện có 493 huyện x 20 hội viên /huyện = 9.860 hội viên (Cấp tỉnh BC phòng Nội vụ)

- Cấp xã có 6. 197 hội cấp xã x 10 hội viên/xã =  61.970 hội viên cấp (BC phòng Nội vụ)

Tổng toàn quốc = 2.700 + 9.860 + 61.970 = 74.470 hội viên (Đây xẽ là con số do Bội nội vụ BC chính phủ hàng năm theo đúng quy định của NĐ 45. Nội dung này thông tư hay các văn bản hướng dẫn cũng không đề cập cụ thể, hướng dẫn cụ thể và việc QL nhà nước về nội dung này chưa được tốt.

HLV VN báo cáo số liệu như ở trên là chưa đúng, đây cũng là tồn tại của từ trước nghị định ra đời và khi NĐ ra đời thì việc QL của Nhà nước chưa được chú trọng cao, các hướng dẫn chưa phù hợp, cụ thể, cò nhiều bất cập. Điều này không chỉ riêng HLV mà hầu hết các hội cũng như vậy.

Điều 5, Sắc lệnh 102 cũng nêu (Đây có thể nói là văn bản Luật đầu tiên về Hội vẫn nguyên giá trị mà các Kết luận của TW, Nghị định của Chính phủ ... vẫn viện dẫn):

Hội thành lập hợp pháp phải hoạt động theo đúng điều lệ của hộitheo đúng các luật lệ hiện hành,…. Vậy luật lệ hiện hành quy định thế nào thì các Hội phải tuân thủ như thế ấy.

Khoản 4, Điều 5 ND 45: Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể. (Nội dung này thông tư hay văn bản của 1 số tỉnh, như tỉnh Bác Giang cũng không quy định rõ do đó cũng gây bất cập)

Theo quy định của Đảng thì có từ 3 đảng viên trở lên mới đủ ĐK thành lập, tồn tịa và hoạt động Chi bộ; Công đoàn thì phải có đủ từ 5 đoàn viên trở lên mới đủ ĐK thành lập, hoạt động. Vậy Hội cũng thế, phải đủ số hội viên do chính mình kết nạp theo quy định thì mới đủ điều kiện tồ tại Hội.

Việc HLV cấp dưới BC lên HLV cấp trên cần xem lại cho đúng quy định của pháp luật. Cũng theo vấn đề này lại liên quan đến việc khen thưởng, tặng cờ, kỉ niệm chương hay biểu tượng của Hội nếu hội cấp dưới không là hội viên của hội cấp trên thì là sai. Bởi theo quy định của NĐ 45 thì hiện nay các hội trùng tên, cùng là HLV mà thôi. Giải thích cho điều này thì HLV Bắc Ninh đã đổi tên thành Hội NN&PTNT và Hội NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh có quyền vừa là hội thành viên của HLV VN vừa là hội viên Tổng Hội NN&PTNT Việt Nam. Nếu hiểu theo cách hệ thống HLV thì HLV Bắc Ninh đổi tên có còn là hội thành viên của HLV không và có đương nhiên là Hội thành viên của Tổng Hội NN&PTNT hay không?

Thực tiễn, trong những năm qua HLV VN cũng không có văn bản định hướng, chỉ đạo gì cấp dưới nhưng lại tổng hợp số liệu của cấp dưới để báo cáo cũng là vô lý.

  1. Về BCH của Hội

Tại khoản 1, Điều 14, Mẫu 9, Phụ lục Thông tư số 03/2012/TT-BNV nêu: Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

Như vậy, việc lấy UV BCH từ các ngành, các hội cấp dưới nếu hội cấp dưới không là hội viên tổ chức của Hội cấp trên là sai (Phụ lục là một bản không thể tách rời Thông tư, có giá trị như Thông tư).

Vậy HLV VN cần làm rõ nội dung này trong ĐH tới.

  1. Về tên của Hội:

Điều 4. Tên, biểu tượng, trụ sở, con dấu và tài khoản của hội ghi:

  1. Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng n­íc ngoµi; tªn, biÓu t­îng cña héi không ®­îc trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá dân tộc.

Như vậy thì HLV cấp tỉnh, huyện, xã có được lấy tên của HLV VN, cũng như biểu tượng của HLV VN không? Điều này thông tư ra đời cũng không hướng dẫn cụ thể. Theo tôi thì biểu tượng của HLV VN các tỉnh không thể sử dụng được mà phải có biểu tượng riêng của mình, vì HLV mỗi cấp có điều lệ riêng, hoạt động theo điều lệ của mình.

  1. Về Hội viên

Điều 16. Hội viên chính thức

  1. Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành điều lệ hội, tự nguyện gia nhập hội, có đủ tiêu chuẩn hội viên theo quy định của điều lệ hội có thể trở thành hội viên chính thức của hội.
  2. Thẩm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do điều lệ hội quy định.

Điều 17. Hội viên liên kết và hội viên danh dự

  1. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành điều lệ hiệp hội, thì được hiệp hội của các tổ chức kinh tế xem xét, công nhận là hội viên liên kết.
  2. Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của hội, tán thành điều lệ hội, tự nguyện xin vào hội, được hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.

Như vậy, Hội cấp nào kết nạp hội viên chính thức ở cấp đó (phạm vi hoạt động), còn hội viên liên kết, danh dự có thể ở cấp khác, nơi khác. Hội viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nhưng, Hội viên là tổ chức thì Thông tư cũng không hướng dẫn cụ thể như thế nào? Nếu là tổ chức thì các hội viên trong tổ chức đó không tán thành thì sao? Hoặc tán thành một phần thì tổ chức đó có là hội viên của hội khác không? (Quyền của hội viên, quyền lập hội)

Ví dụ: HLV tỉnh Bắc Giang muốn trở thành hội viên (hội thành viên) của HLV VN hoặc là hội viên danh dự của HLV tỉnh Thái Nguyên thì phải được sự đồng thuận (100% hay bao nhiêu %) của BCH hay BTV hay hội viên của hội. Đây cũng là bất cập của các văn bản hướng dẫn và HLV các cấp cần quy định rõ trong điều lệ hội.

Về vấn đề Hội viên thì Thông tư không quy định rõ, theo khoản 4, Điều 5, NĐ 45 quy định về phạm vi hoạt động của Hội thì việc kết nạp hội viên có gói gọn trong phạm vi địa phương theo quy định không? Thực tế Liên minh HTX, HTX, CLB cũng là một tổ chức hội quần chúng nhưng có thể kết nạp thành viên, hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở các nơi ngoài phạm vi tỉnh hoặc huyện, xã. Vậy phạm vi hoạt động của các hội theo quy định là phạm vi nào?Nội dung này NN quản lý thế nào? Điểm anyf Thông tư không nêu rõ, hướng dẫn cụ thể nên khó khăn cho các hội hoạt động, nhất là hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, thương mại.

  1. Về hội đặc thù

Nhiều hội hiểu sai về hội đặc thù. Thực chất vẫn là hội quần chúng có tính chất đặc thù và có tính đặc thù bởi có biên chế được giao trước khi nghị định ra đời và Nhà nước cấp NS để nuôi số biên chế này: Điều 35. Chính sách của nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù: Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công;  thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án.

Vấn đề này được quy định tại Chương VI của NĐ 45.

Hội có tính chất đặc thù thì Quyền và nghĩa vụ khác với hội quần chúng chung (thông thường) nên nhiều tỉnh là hội có tính chất đặc thù đang thực hiện điều lệ của mình sai so với quy định. Nên việc áp dụng sử dụng chung Điều lệ nếu không cùng là hội có tính chất đặc thù là không phù hợp.

  1. Về Bản chất Hội

Khoản 1, Điều 2, NDD45: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các v¨n b¶n quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 38
  • Lượt xem theo ngày: 6866
  • Tổng truy cập: 3821741