Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Hội Làm vườn Việt Nam thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang và tỉnh Thái Nguyên - Hội Làm vườn Việt Nam

Hội Làm vườn Việt Nam thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang và tỉnh Thái Nguyên

BBT: Thực hiện Chương trình công tác 6 tháng đầu năm, từ ngày 31/3 đến 01 /4/2021, Đoàn công tác của Hội làm vườn Việt Nam do đồng chí Phan Huy Thông – Phó Chủ tịch Thường trực Hội  và đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban phát triển  Dự án VAC của Hội đã có chuyến khảo sát thực tế và làm việc với Hội Làm vườn tại 02 tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên.

Hội Làm vườn Việt Nam thăm và làm việc

tại  tỉnh Bắc Giang và tỉnh Thái Nguyên

 

Tại tỉnh Bắc Giang, Đoàn đã được đồng chí Nguyễn Văn Bái - Ủy viên Ban Thường Vụ Hội LV Việt Nam, Chủ tịch Hội và các cán bộ Văn phòng  Hội Làm vườn tỉnh, đại diện lãnh đạo Hội Làm vườn huyện Yên Dũng, lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban  nhân dẫn xã và lãnh đạo Chi hội Làm vườn  xã Lão Hộ tiếp đón và làm việc.

Hội Làm vườn Bắc Giang được thành lập từ năm 1989 (khi còn tỉnh Hà Bắc cũ). Hiện nay hệ thống của Hội được tổ chức đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Giai đonạ 1989 – 2010 Hội hoạt đông theo cơ chế tự chủ nên cũng gặp nhiều khó khăn. Từ  2011 - nay, Hội LV là 1 trong 18 hội đặc thù của tỉnh, có một số biên chế cán bộ chuyên trách và được hỗ trợ kinh phí nên hoạt động cũng thuận lợi hơn. Trải qua hơn 30 năm hoạt động, Hội đã đóng vai trò nòng cốt tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC rất có hiệu quả. Hội đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba....Theo chủ trương của tỉnh, từ năm 2022 Hội Làm vườn sẽ không còn được hưởng cơ chế hội đặc thù nữa mà sẽ hoạt động theo cơ chế tự chủ. Để thích ứng với cơ chế mới, Hội đã chủ động đăng ký với một số nhiệm vụ khoa học, công nghệ, khuyên viên  theo  hình thức tỉnh  “đặt hàng” cho Hội để có nguồn kinh phí hoạt động.

Thăm điểm triển khai Dự án Khuyến nông nông Trung ương : “ Xây dựng mô hình Cải tạo vườn tạp hiệu quả, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững “  thực hiện tại xã Quỳnh Sơn, huyện  Yên Dũng, quy mô 6 ha  với 16 hộ tham gia chuyển đổi vườn tạp để trồng bưởi Diễn. Đoàn đánh gía cao cố gắng của Hội Làm vườn tỉnh đã chủ động tích cực phối hợp với Hội LV huyện, xã và chính cơ sở để hướng dẫn, động viên các hộ dân là hội viên thực hiện mô hình. Tại  các vườn mô hình, cây Bưởi diễn được trồng năm 2019, được chăm sóc đúng kỹ thuật ( bón phân, tưới nước, tủ gốc, trồng xen cây họ đậu, phòng trừ sâu bệnh, tỉa cành tạo tán…), tỷ lệ cây sống 100%, hiện tại cây sinh trưởng tốt, đã đạt độ cao 1,5-  1,7 m, đã ra cành cấp 2,cấp 3, một số cây đã bắt đầu ra hoa bói. Các hội viên rất phấn khởi và mong muốn mở rộng mô hình tại địa phương.

feb3ed91279ed5c08c8f (600 x 451)

Mô hình trồng bưởi Diễn ( năm thứ 2) thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện tại Xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang

Tại xã Lão Hộ vốn từng là xã vùng chiêm trũng nghèo nhất huyện Yên Dũng, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất nay đã trở thành xã có kinh tế - xã hội phát triển khá của huyện, được công nhận xã nông thôn mới năm 2018.

Hội làm vườn xã  thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền xã và Hội làm vườn huyện, tỉnh. Chủ tịch Hội Nông dân xã kiêm chủ tịch Hội làm vườn nên cũng thuận lợi trong việc huy động nguồn lực và phối hợp hoạt động. Hiện tại Hội LV xã  có 04 Chi hội cấp thôn với 73 hội viên, đa số là các hộ chủ các trang trại cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nuôi ong trong xã. Tiềm năng phát triển kinh tế VAC của huyện Yên Dũng nói chung và xã Lão Hội nói riêng  còn rất lớn, đặc biệt là  diện tích đất ruộng trũng, đất gò cần cải tạo, chuyển đổi  để phát triển thủy sản, chăn nuôi, cây ăn quả còn rất lớn, thị trường tiêu thụ ngày càng rộng mở do công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ và du lịch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận đang phát triển mạnh.

 Thăm mô hình chuyển đổi đất  lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản tại Thôn Liên Sơn. Với quyết tâm vượt khó và vai trò gương mẫu đi đầu của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã , từ năm 2010, xã đã mạnh chuyển đổi 53 ha vùng đất ruộng  rốn trũng, thường xuyên bị ngập, úng trồng lúa  năng suất thấp và rất bấp bênh, nhiều diện tích  bỏ hoang hóa vùng trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả. Khu vực này được uy hoạch và đầu tư hạ tầng khá đồng đồng bộ (bờ vùng kết hợp giao thông, kênh tiêu, hệ thống ao nuôi nhân giống, ao nuôi, chuồng trại chăn nuôi có bể xử lý chất thải…). Hiện nay đã hình thành HTX thủy sản Liên Sơn có 21 hộ xã viên với quy mô diện tích nuôi trồng 53 ha, sản lượng cá hàng năm khoảng 160 tấn, bình quân thu nhập khoảng 200 - 250 triệu đồng/ha/năm. Hội Các hộ xã viên đều là hội viên của Hội làm vườn xã, nhiều hộ đã thoát nghèo và nên khá giả  từ mô hình chuyển đổi này.

 

Cùng với phát triển thủy sản và cây ăn quả, phong trào nuôi ong lấy mật của xã Lão hộ cũng đang phát triển mạnh. Đến mô hình nuôi ong của ông  viên Phan Đình Thứ, thương binh hạng 2/4. Được sự giúp đỡ của Hội làm vườn, Hôi Cựu chiến binh xã, từ 30 đàn ong  ban đầu năm 2019, đến nay gia đình ông đã nhân thành 170 đàn, đồng thời cung cấp hàng trăm đàn ong giống cho hộ nuôi khác.  Hàng năm, sau khi kết thúc vụ hoa vải, nhãn, xoài tại địa phương,  ông hợp tác với các hộ ở các địa phương khác luân chuyển đàn ong đi các vùng để tranh thủ khai thác các nguồn mật mật trên các loại cây trồng khác nhau. Hàng năm ông thu hoạch từ 800 – 1000 kg mật ong, gia trị khoảng 120 – 150 triệu đồng , ngoài ra tiền bán ong giống cũng cho thu nhập khaorng 29 triệu đồng/ năm. Gia đình ông đã thoát nghèo, đồng thời cũng giúp đỡ nhiều hôi viên cùng phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập.  

Tại  điểm đến khảo sát, sau khi nghe báo cáo tình hình và kết quả sản xuất VAC của hội viên và hoạt động của Hội Làm vườn các cấp ở tỉnh, Đoàn công tác của Hội Làm vườn Việt Nam biểu dương những cố gắng nỗ lực to lớn và kết quả hoạt động rất tích cực Hội Làm vườn các cấp ở tỉnh Bắc Giang. Trong nhiều năm qua, các cấp Hội của tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, các tổ  chức đoàn thể để tuyên truyên, vận động, hướng dẫn hôi viên triển khai thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, chính sách về phát triển  nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế VAC của tỉnh nói riêng, tạo sự chuyển đổi mạnh mẽ  về cơ cấu sản xuất, áp dụng  học công nghệ, phát triển các hình thức liên kết  gắn  sản xuất với với chế biến, phát triển thị trường tiêu thị trong nước và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả và thu nhập cho nông dân; nhiều sản phẩm VAC của tỉnh đã  hình thành những vùng hàng hóa tập trung có thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế như  Vải Thiều Lục Ngạn, Gà đồi Yên Thế, Thủy sản Yên Dũng… đóng góp  to lớn vào thành tựu  phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh và là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế VAC của cả nước. Trong những năm tới, Hội Làm vườn Việt Nam mong muốn các cấp Hội Làm vườn của tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống và kinh nghiệm đã có, đổi mới  nội dung và phương thức hoạt động theo hướng tự chủ, tự quản,  tự chịu trách nhiệm. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực  thực tế của  của đội ngũ cán bộ hội để đáp ứng như cầu sản xuất và hội viên trong tình hình mới. Chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền, tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể ở  địa phương  để tranh thủ  sự ủng hộ và huy động nguồn lực cho hoạt động, đồng thời mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi với  các tổ chức  thành viên khác  của Hội Làm vườn Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác cùng phát triển.  

Tại tỉnh Thải Nguyên, Đoàn của Hội LV Việt Nam đã thăm điểm mô hình ghép cải tạo nhãn thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng  mô hình cải tạo vườn tạp hiệu quả, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững  ở một số tỉnh phía Bắc“ do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp thực hiện tại  Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, quy mô 1,2 ha với 06 hộ tham gia. Các vườn nhãn từ 15 - 20 năm tuổi trồng bằng các nhãn cũ được cưa đốn, ghép cải tạo bằng giống nhãn chín sớm ( PH2) hoăc chín muộn (PH – M991-1.1, PH-M99 -2.1, được chăm sóc đũng kỹ thuật, cây sinh trưởng phát triển tốt, hiện tất cả các cây đã ra hoa.  

 20210401_155501 (600 x 450) 

 Lãnh đạo Hội LV Việt nam thăm mô hình ghép cải tạo nhãn tại xã Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Tại Văn phóng Hội Làm vườn tỉnh Thái Nguyên, Đoàn đã  bà  Đào Thị Dung Chủ tịch Hội báo cáo tóm tắt kết quả công tác của Hội Năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021. Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước do thiên tai, dihcj bệnh , đặc biệt là đại dịch Covid – 19, Hội Làm vườn tỉnh  đã chủ động phối hợp với ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương để triển khai  nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả.

Công tác xây dựng và phát triển tổ chức hội tiếp tục được quan tâm. Đến nay tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh đều có Hội Làm vườn cấp huyện, toàn tỉnh hiện có 159  xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội Làm vườn cấp xã , 1.658 chi hội cấp thôn bản với tổng số 34.868  hội viên, riêng năm 2020 kết nạp được 23 hội viên  Hội  mới.

Về  tuyên truyền, vận động hội viên: Trong năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và các tổ chức đoàn thể tổ cức các hình thức thông tin tuyên truyền ( trực tiếp, trực tuyến, thông qua báo, đài…) để phổ biến các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế VAC nói riêng. Hôi cũng chú trọng tuyên truyền về các tiêu chí, cách thức triển khai  xây dựng mô hình “ vườn mẫu “ gắn với xây dựng nông thôn mới ở từng tiểu vùng, từng địa phương.

Về tập huấn, chuyển giao TBKT VAC: Năm qua, Văn phòng Hôi LV tỉnh đã chủ trì triển khai 8 lớp tập huấn  cho hội viên các huyện về : kỹ thuật trồng cây ăn quả, chăn nuôi  gà an toàn sinh học,  quy hoạch và thiêt kế vườn mẫu, liên kết theo chuỗi giá trị…Trung tâm dạy nghề VAC của Hội đã tổ chức 03 lớp dạy nghề nuôi ong mật cho 90 hội viên là người dân tộc thiểu số. Các Hội LV cấp huyện cũng đã triển khai gần 1.100 buổi tập huấn và hội thảo với  trên 86.500  lượt hội viên tham gia; tổ chức 49 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trong đo nhiều người là hội viên của hội về các ngành nghề phù hợp với nhu cầu cảu sản xuất tại địa phương.

Về xây dựng và nhân rộng  mô hình VAC: Hội đã phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam triển khai thí điểm 03 mô hình vườn mẫu theo hướng hữu cơ tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai  với các nội dung như : hỗ trợ thiết kế mô hình 3D cho các vườn mẫu, xây dựng mái che sân vườn, sản xuất phân bón vi sinh bằng phụ phẩm nông nghiệp, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi hộ gia đình….Hội cũng phối hợp với Công ty Sông Gianh triển khai 01 mô hình tại xã La Hiên và phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh hỗ trợ 07 hộ dân nuôi cá thâm canh với quy mô tổng số 03 ha.

Đồng thời với tuyên tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, một số Hội Làm vườn của huyện, xã cũng kết hợp với các  doanh nghiệp để làm dịch vụ cung cấp cây, con giống , phân bón, các chế phẩm phục vụ phát triển VAC… đảm bảo chất lượng và giá cả  và phương thức thanh toán phù hợp, giúp hội viên khắc phục khó khăn để  phát triển sản xuất. Một số tổ chức hội cũng tích cực liên hệ tìm kiếm đối tác, cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm  để giúp hội viên tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2021, Hội tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như : tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố phát triển tổ chức hội, trọng tâm là tuyến cơ sở; tăng cường năng lực tư vấn, hướng dẫn, phổ biến kiến thức  cho hội viên ; tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể để tập huấn , đào tạo nghề cho hội viên,  kết hợp các nguồn lực để triển khai xây dựng và  nhân roongjncacs mô hình sản xuất- kinh daonh VAC tiến bộ đã được khẳng định; tổ chức các  phong trào thi đua trong hệ thống Hội thiết thực, hiệu quả.

Đoàn công tác của Hội LV Việt Nam ghi nhận những cố gắng và kết quả cùng những đóng góp quan trọng  của các cấp Hội LV tỉnh Thái Nguyên đối với sự phát triển nông nghiệp , nông thôn của đia phương cũng như đối với các hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam trong nhiều năm qua. Đoàn gợi ý  trong thời gian tới, để hoàn thành tốt các  nhiệm vu trọng tâm mà Hội đã đề ra, các cấp hội của tỉnh cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp  hoạt đông theo hướng tăng cường tính chủ động để thích ứng kịp thời với với cơ chế  mới của tỉnh theo Văn bản số 4218 ngày 14/10/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về quy trình hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hội cấp tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh quan hệ  hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp  trong và ngoài tỉnh để huy động thêm nguồn lực, kiến thức, kinh nghiệm nhằm giúp đỡ hội viên tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm./.

 

                                                                Tin và ảnh : Phan Huy Thông

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 36
  • Lượt xem theo ngày: 2714
  • Tổng truy cập: 3850758