Khôi phục và phát triển giống cam bản địa ở Cát bà - Hải Phòng. - Hội Làm vườn Việt Nam

Khôi phục và phát triển giống cam bản địa ở Cát bà Hải Phòng.

Đảo Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng cách thành phố Hải Phòng khoảng 30 km về phía đông và cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Đông Nam là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể đảo Vịnh Hạ Long. Đến đảo Cát bà có thể đi bằng phương tiện đường thủy từ Đồ Sơn hoặc đi bằng phương tiện ô tô qua 2 phà ( đi phà đến Cát Hải rồi sau đó đi Cát Bà)..

Cát Bà là nơi hòa quyện giữa rừng và biển, tạo nên một cảnh quan có một không hai ở nước ta. Đến Cát Bà du khách không chỉ được tắm mình dưới những bãi biển xanh mát mà còn có thể khám phá thiên nhiên và con người ở nơi đây. Rừng quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha với hệ thống động thực vật phong phú, đặc trưng là loài Vooc đầu trắng và cây Kim Giao. Nơi đây cũng rất thích hợp phát triển trang trại theo mô hình VAC


khu du lịch Cát Bà 


Ngày 24-25/010/2014 GS.TS Ngô Thế Dân Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam (HLV VN) và TS Bùi Sỹ Tiếu Phó Chủ tịch TT HLV VN cùng các ông Nguyễn Xuân Sang -Chủ tịch và Đặng Đình Liệu -Phó Chủ tịch HLV TP. Hải Phòng đi thăm mô hình khôi phục và phát triển cam Gia Luận- giống cam bản địa của Cát Bà- Hải Phòng. Đây là mô hình do 2 đơn vị thuộc HLV VN đầu tư thực hiên trong các năm 2005-2007. Những năm đầu khi triển khai dự án mới trồng được 5 ha, đến nay cả xã Gia Luận đã trồng được 24 ha. Một số khâu kỹ thuật chăm sóc cam chưa được nông dân áp dụng đầy đủ như: đốn tỉa, tạo tán sau thu hoạch hàng năm, việc bón phân làm cỏ gốc chưa được thực hiện tốt, nhưng do trồng trên đất đỏ phì nhiêu ven núi nên cây cam vẫn phát triển tốt ra nhiều quả. Do quả sai, nhà vườn phải dùng cột tre để chống cành. Đây là nguồn thu nhập chính của một số hộ nông dân trồng cam trong xã.




 


Thăm cam Gia Luận ở Cát Bà


Sau khi thăm mô hình trồng cam Gia luận, lãnh đạo Hội đi thăm 2 trang trại tiêu biểu của vùng đảo Cát Bà.

1). Thăm trang trại của vợ chồng anh Nguyễn Tiến Chinh ở xã Xuân Đán , huyện Cát Bà: Trang trại có 7 ha đất đồi núi ven rừng, Nguồn thu của trang trại hàng năm gồm:

- Nuôi 30-40 đàn ong bán được trên 200 kg mật thu 80-90 triệu đồng.

- Nuôi 30 con trâu, bò thu bình quân mỗi năm 100 triệu đồng.

- Trồng gừng thu 100 triệu đồng.

-Thu từ các loại cây ăn quả như: cam, vải, nhãn , bưởi , chuối 100 triệu đồng.

Khó khăn lớn nhất là rất khó phòng trừ sâu bệnh cây ăn quả,vì rất nhiều loại bướm xuất hiện quanh năm và do các loại thiên địch sâu bệnh như chim bìm bịp ăn sâu trưởng thành thường bị săn bắt hết.Tuy nhiên một số sản phẩm của trang trại có chất lượng tốt như: gừng, nghệ và mật ong.



Thăm gia đình anh Chinh - người làm mô hình VAC ở Cát Bà


Gia đình anh Chinh thu hoạch gừng ở Cát Bà

 

2). Trang trại Quốc Hưng xã Hiện Hành, đảo Cát Bà: Trang trại rộng 18 ha, lập cách đây 5 năm đang quá trình đầu tư,. Là trang trại tổng hợp trồng nhiều cây cảnh như : lộc vừng, tùng la Hán, nuôi thú đã thuần hóa như : lợn rừng, nhím, cày quả…trang trại đã trồng 100 cây vải thiều đã cho thu hoạch . Là trang trại du lịch sinh thái có tổ chức dịch vụ ăn uống nên hàng năm tiếp và phục vụ rất nhiều khách tham quan , du lịch.

 


Thăm mô hình trang trại sản xuất VAC kết hợp dịch vụ du lịch Quốc Hưng

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 8
  • Lượt xem theo ngày: 684
  • Tổng truy cập: 3815561