OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Bandar Toto Macau Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online Togel Online OLXTOTO https://www.jobservice.unina.it/log/-/ Slot gacor Togel 4D Tepercaya OLXTOTO
Kỹ thuật làm vườn ươm và chọn đất trồng măng tây. - Hội Làm vườn Việt Nam

Kỹ thuật làm vườn ươm và chọn đất trồng măng tây.

Măng tây (asparagus) là một loại thực vật dạng bụi, thân thảo, thuộc họ loa kèn, nó thường được xem là một loại “rau hoàng đế” tại các nước châu Âu bởi giàu dinh dưỡng. Ngoài các công dụng phổ biến như: phòng chống ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, tốt cho xương khớp, giúp giảm cân, đẹp da… thì măng tây còn khá nhiều các công dụng đặc biệt khác. Hiện nay, nhiều tỉnh đã trồng thành công và đang phối hợp với một số doanh nghiệp, cửa hàng siêu thị mở rộng diện tích cây măng tây. Hội Làm vườn Bắc Ninh đã xây dựng một số mô hình trồng măng tây ở huyện Gia Bình trồng và mở rộng diên tích loại rau cao cấp trên.

GS Ngô Thế Dân -Chủ tịch HHLV VN  thăm vườn măng tây tại huyện Gia Bình  ()Bắc NInh
Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tây có chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất khóang, canxi…và nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C…Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, phòng trị các bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch rất hữu hiệu. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng tăng cường sinh lực, chống béo phì và chống lão hóa da.


Măng Tây - tên khoa học là Asparagus – thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Măng tây có 2 loại là măng tây trắng và măng tây xanh.


Măng tây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-30oC, tốt nhất là 23-24oC. Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng dưới 10oC, măng ngừng sinh trưởng.Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở độ cao 600-900m so với mực nước biển, măng cho năng suất cao hơn.
Hiện nay, măng tây được trồng tại nhiều vùng trong cả nước: Đông Anh (Hà Nội); Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng), Củ Chi (TP.HCM)Một số vấn đề lưu ý khi trồng măng tây

.Ươm cây giống:

Vườn trông Măng tây ở huyện Gia Bình- Bắc Ninh

- Do vỏ hạt măng tây rất cứng, vì thế trước khi gieo phải ngâm trong nước nóng khoảng 500C( (Bà con cũng có thể canh nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ. Cách 4 giờ thay nước và chà hạt 1 lần.


- Sau đó, ủ hạt trong khăn ẩm. Sau 24h, lấy hạt ra, rửa sạch hạt và lập lại công đoạn ủ như trên. Sau 2 ngày thì hạt có thể nảy mầm. Đối với những hạt chưa nảy mầm, cứ cách 24 giờ, bà con sẽ rửa sạch hat và tiến hành ủ lại trên khăn ẩm. Cho đến khi toàn bộ số hạt đã nứt nanh hết.


- Sau khi hạt đã nứt nanh, bà con tiến hành gieo hạt. Đất gieo hạt được trộn theo tỷ lệ :2 phần đất, 1 phần phân hữu cơ, 1 phần xơ dừa hoặc tro trấu.


- Gieo hạt sâu 1-2,5cm. Trên mặt luống phủ một lớp mùn mục rồi tưới ẩm. Bón phân và chăm sóc giống như những cây rau khác trong vườn ươm. Thời gian cây con ở vườn ươm từ 3-6 tháng. Để trồng 1 ha măng, cần lượng hạt từ 0.45-0.5 kg, tương ứng 22.000-25.000 cây giống.

Vườn ươm măng tây

Điều kiện vườn trồng:


- Thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, tầng canh tác dày trên 1 mét. Tuy nhiên phải đảm bảo bộ rễ cây măng phải cách ly cao hơn mặt tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm trên 50 cm. Không trồng trên đất phèn, ngập úng, đất nhiễm đioxin…


- Đất không có độ dốc quá 5-10%.


- Quanh khu đất trồng măng tây, bà con nên đào hệ thống mương rộng 150-200 cm, sâu 150-200 cm để thoát nước vào mùa mưa và triều cường. Có thể kết hợp trồng thêm các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa kiểng để che chắn giông gió, không để cây bị ngã, gẫy.


                                                                          Người làm vườn sưu tầm và giới thiệu.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 63
  • Lượt xem theo ngày: 2339
  • Tổng truy cập: 3629491