OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
KỸ THUẬT NUÔI VỊT TRỜI SINH SẢN - Hội Làm vườn Việt Nam

KỸ THUẬT NUÔI VỊT TRỜI SINH SẢN

Vịt trời được đưa vào nuôi từ mấy năm nay tại một số tỉnh, thành trong cả nước, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm đặc sản cho người tiêu dùng. Để có thêm nguồn tài liệu và cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc, Ban Biên tập đăng tải bài “Vịt trời và kỹ thuật chăn nuôi vịt trời” của TS. Phùng Quốc Quảng- Hội Làm vườn Việt nam, tổng hợp từ các nguồn tài liệu khác nhau và từ khảo sát thực tế tại một số trang trại chăn nuôi. Tiếp theo 2 kỳ trước là phần giới thiệu tiếp phần 3 : "Kỹ thuật nuôi vịt trời sinh sản" của TS. Phùng Quốc Quảng - HLV VN

 Cách chọn vịt con giống và cách phân biệt trống - mái ở vịt trời lúc 01 ngày tuổi.

Chọn vịt con giống rất quan trọng. Phải chọn những con từ các cặp bố mẹ có khả năng tăng trọng cao và chất lượng thịt tốt, thơm, ngon.

Ngoài ra, cần chú ý chọn các vịt con đạt tiêu chuẩn khi mới nở, có khối lượng từ 45g trở lên; chọn những con rốn khô, lông mượt, chân mỏ bóng, nhanh nhẹn. Không chọn những con quá nhỏ, trông yếu ớt, hở rốn, có các dị tật.

 

Vịt mới nở 01 ngày tuổi có thể phân biệt được con đực - con cái với độ chính xác 98 - 100%. Việc này nên làm ngay sau khi vịt con nở ra, khi chúng vừa khô lông và chưa cho ăn.

  • Cách phân biệt theo hình dáng bên ngoài:

Ở vịt đực, thường thấy đầu to, đít bé, kêu to, tiếng đục hơi khàn, mắt tròn, màu nâu nhạt; nhìn thấy rõ một vòng tròn vàng màu đồng thau viền xung quanh lòng đen.

Vịt cái đầu nhỏ, đít to hơn vịt đực; mắt vịt cái có màu nâu sẫm, có vòng vàng sẫm viền xung quanh lòng đen.

  • Cách phân biệt qua bộ phận sinh dục:

Vạch hậu môn vịt con ra xem, nếu thấy có gai giao cấu nhỏ bằng đầu tăm nổi lên rõ là con trống, ngược lại không thấy gì là con mái. Hoặc sờ nắn bộ phận sinh dục qua phía ngoài của hậu môn, nếu thấy có nổi cộm như hạt tấm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ thì đó là vịt trống và ngược lại, không có sự nổi cộm đó là con mái.

 

  1. Xây dựng chuồng trại nuôi vịt trời

1). Giai đoạn vịt con:

Giai đoạn vịt con từ 01 đến 08 tuần tuổi nuôi trên nền. Nền chuồng phải khô, sạch, 3 tuần đầu nhốt vịt trên nền sàn cứng (ximăng hoặc gạch) hoặc trên sàn lưới kích thước mắt lưới: 18-19mm. Diện tích nền chuồng thay đổi từng tuần. Nếu nhốt trên sàn cứng thì diện tích yêu cầu:

Tuần 1: 0,07 - 0,08 m2/con.

Tuần 2: 0,10 - 0,11 m2/con.

Tuần 3: 0,17 - 0,20 m2/con.

Nhưng nếu nhốt trên sàn lưới, diện tích yêu cầu như sau:

Tuần 1: 0,04 m2/con.

Tuần 2: 0,05 - 0,06 m2/con.

Tuần 3: 0,08 - 0,09 m2/con.

Bắt đầu từ tuần thứ 4 nền chuồng phải trải chất độn. Có thể dùng rơm, rạ, trấu, hoặc phôi bào…. để làm chất độn chuồng.  Lượt rải đầu tiên lớp độn chuồng phải dày từ 5-10cm. Định kỳ thay chất độn chuồng hoặc trải thêm lên bằng một lớp mới để đảm bảo độn chuồng luôn khô, sạch.

 

                   

 

  • Sưởi ấm

Vịt con phải được sưởi ấm trong 3 tuần đầu. Nếu thời tiết ấm áp chỉ cần sưởi 2 tuần đầu. Nhiệt độ thích hợp cho vịt con trong 3 tuần đầu như sau:

 

Tuần 1: 350C - 240C.

Tuần 2: 240C - 180C.

Tuần 3: 180C - 170C.

  • Máng ăn, máng uống:

Máng ăn phải rộng để cho tất cả vịt con tiếp xúc được với thức ăn. Chiều dài máng bảo đảm 7 – 8cm/con. Máng uống phải rửa hàng ngày, máng phải bảo đảm đủ chỗ cho vịt đứng uống. Độ dài máng bình quân cho vịt ở giai đoạn vịt con là 9,5cm/con. Phải luôn có đủ nước sạch trong máng uống.

  • Ánh sáng:

Vịt con cần chiếu sáng 23/24 giờ trong ngày. Ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên. Ban đêm dùng ánh sáng nhân tạo cường độ thấp (15w/20m2). Ánh sáng ban đêm còn có tác dụng tránh cho vịt bị kích động.

 

2). Giai đoạn hậu bị và trưởng thành:

Vịt trời cũng như vịt nhà, chúng ăn các loại cá nhỏ. Bởi vậy không nên thả chúng vào các ao cá giống. Cũng không nên nuôi vịt trên vườn cây thân mềm bởi chúng sẽ làm hỏng và chết cây.

 

Có thể nuôi vịt trên cạn nhưng tốt nhất là nên nuôi vịt có nguồn nước bơi lội bằng cách tận dụng các ao hồ tự nhiên hoặc xây dựng một khu bơi lội cạnh chuồng với kích thước tối thiểu: Chiều dài 3m x Chiều rộng 1,50m x Độ sâu 0,30m.

 

Chuồng xây dựng nơi cao ráo, không để nước tràn vào. Chiều cao tối thiểu của chuồng vịt trời phải là 01m, có căng thêm lưới để không cho phép vịt bay qua. Có thể trồng thêm các loại cây ăn quả (loại cây thân cứng) để tạo bóng mát và cảnh quan cho khu chuồng nuôi.

 

Yêu cầu diện tích chuồng như sau (con/m2):

 

Tuổi/Giai đoạn

Nuôi không cần nước bơi lội

Nuôi có nước bơi lội

Nhốt trong chuồng

Chuồng có sân chơi

Chuồng + vườn cây

Chuồng + nhốt trên ao

Chuồng + nhốt trên ruộng lúa

Tuần đầu

30 - 35

30 - 35

30 - 35

30 - 35

30 - 35

2 - 4 tuần

10 - 15

15 - 20

15 - 20

15 - 20

15 - 20

5 - 8 tuần

5 - 6

6 - 8

8 - 10

8 - 10

8 - 10

Hậu bị

3

4 - 5

5 - 6

5 - 6

5 - 6

Sinh sản

3

4

4

4

4

 

 

Đối với vịt đẻ cũng có các kiểu chuồng như: chuồng – sân – ao, chuồng sàn trên ao. Yêu cầu đối với chuồng nuôi là chống được chuột và các động vật khác xâm nhập, phá ổ trứng. Tránh mưa nắng cho ổ đẻ.

 

Ổ đẻ cần đặt nơi yên tĩnh, sát vách chuồng. Ổ đẻ phải làm phía trong chuồng để khi vịt từ ao lên, đi qua sân chơi vào chuồng đến ổ đẻ thì chân đã khô, không làm bẩn ướt ổ đẻ. Có thể ngăn riêng cho khu vực ổ đẻ: hàng ngày sau 8 giờ sáng ngăn khu vực này lại để tránh vịt vào nằm trong ổ đẻ làm dơ bẩn ổ đẻ. Ổ đẻ được làm bằng gỗ, tre, tấm cót,… chia thành từng ô có kích thước 40 x 60 x 40cm. Tính trung bình, mỗi ô cho 4 – 6 con mái đẻ. Thí dụ: một đàn vịt đẻ có 100 con mái thì làm 4 cái ổ đẻ, mỗi cái 5 ô đẻ. Đàn vịt có 500 mái thì làm 15 cái, để dọc theo vách chuồng (chiều dài 30m).

 

Nếu làm chuồng sàn trên ao cá, trước hết phải lót sàn ở chỗ đặt ổ đẻ bằng tấm caton, tấm cót… rồi mới đặt ổ đẻ lên, nhằm tránh cho rơm, trấu rơi xuống ao.

 

Lót nền chuồng và ổ đẻ bằng rơm khô, cỏ khô, trấu. Đặc biệt chú ý phải định kỳ thay lót ổ đẻ để tránh ẩm ướt và mốc. Trong điều kiện ẩm ướt, nấm và vi khuẩn rất dễ phát triển.

 

 

 

 

  1. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vịt trời các lứa tuổi

 

1). Vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi:

Ngày đầu có thể cho vịt tập ăn bằng bột ngô hoặc tấm, cho vịt uống nước có pha thêm chất điện giải, vitamin B complex, vitamin C. Nhu cầu về nước uống của vịt từ 1 - 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày. Từ ngày thứ hai trở đi có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dành cho vịt. Có thể phòng bệnh dịch tả cho vịt lúc 3 ngày tuổi. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phòng bệnh sớm có đáp ứng miễn dịch thấp và có thể gây trung hòa kháng thể do vịt mẹ truyền sang (nếu ở vịt mẹ đã có tiêm phòng vacxin).

 

2). Vịt con từ 4 - 10 ngày tuổi:

Cho vịt ăn thức ăn có bổ sung thêm đạm (bột cá nhạt, tôm). Nếu nuôi vịt thịt có thể tập thêm cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với cơm. Những ngày đầu chỉ cho tắm 5-10 phút sau đó tăng dần lên và từ ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do. Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đông khô TW2 lúc vịt 7 ngày tuổi.


3). Vịt con từ 11 - 20 ngày tuổi:

Nếu có điều kiện nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Khi vịt được 15 ngày tuổi nên cho ăn hai lần kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho vịt kiếm thêm thức ăn. Không nên cho vịt ăn đơn thuần tấm, cám trong giai đoạn này mà cần bổ sung thêm chất đạm (cá, tôm…)

Từ ngày thứ 20 trở đi có thể tập cho vịt ăn thóc. Tiêm vacxin phòng bệnh dịch tả vịt lần 2 lúc vịt đạt 21 ngày tuổi (sử dụng vacxin Kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2)

 

 


4). Vịt từ 20 - 80 ngày tuổi:

Sau 30 ngày tuổi vịt ăn được thóc và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này có thể cho vịt chạy đồng. Trong giai đoạn này, vào khoảng 70 ngày tuổi, cần chọn lọc các con đực, con cái tốt để đưa lên nuôi hậu bị. Các con còn lại và ở các giống vịt thịt, nên nuôi đến ngày tuổi thứ 80 và đây là thời điểm thích hợp nhất để bán thịt.

 

Trong giai đoạn vịt con và nuôi lớn, lượng thức ăn bình quân (g/con/ngày) như sau: 

Tuần tuổi thứ 1: 21 g/con/ngày.

Tuần tuổi thứ 2: 56 g/con/ngày.

Tuần tuổi thứ 3: 91 g/con/ngày.

Tuần tuổi thứ 4: 127 g/con/ngày.

Tuần tuổi thứ 6: 140 g/con/ngày.

Tuần tuổi thứ 8: 145 g/con/ngày.

5). Kỹ thuật nuôi vịt hậu bị và vịt cái sinh sản

Trong giai đoạn này cần lưu ý nuôi dưỡng để vịt không quá béo và cũng

không quá gầy. Lúc vịt được 5 tháng tuổi lại tiếp tục chọn lọc một lần nữa. Loại thải những con không đạt tiêu chuẩn làm giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật… Thông thường, thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn so với thời điểm chọn lên vịt hậu bị.

 

Vịt trống được chọn khắt khe hơn và ghép trống - mái theo tỷ lệ 1 : 5, 5 – 6. Khi sắp đẻ, vịt đã thay lông xong, bộ lông mượt trở lại. Nhìn bộ lông có thể đánh giá tương đối chính xác chất lượng nuôi dưỡng giai đoạn hậu bị.

 

Lúc vịt được 22 tuần tuổi bắt đầu thay thức ăn từ loại thức ăn hậu bị sang thức ăn vịt đẻ nhưng vẫn phải khống chế mức ăn hàng ngày cho đến khi vịt đẻ 30 – 50% mới cho ăn tự do để tránh vịt bị béo mập. Nếu vịt bị quá mập, tích mỡ nhiều ở khoang bụng, xung quanh buồng trứng sẽ hạn chế sự phát triển của buồng trứng, hậu quả là vịt đẻ muộn, tỷ lệ đẻ thấp và tỷ lệ trứng nhỏ, trứng bị dị hình cao.

Khi nuôi đến tuổi trưởng thành (khoảng 5 tháng) là vịt đẻ. Cần lưu ý là trong thời kỳ vịt sinh sản nhu cầu dinh dưỡng của chúng cao hơn. Cho vịt ăn thóc mầm sẽ giúp chúng đẻ tốt hơn. Cũng giống như gà, vịt cần rất nhiều canxi, vì vậy nên bổ xung thêm các chất bột khoáng, bột xương vào khẩu phần ăn trong mùa sinh sản.

 

 Trong giai đoạn vịt đẻ có 3 phương thức nuôi chủ yếu:

  • Nuôi chăn thả vịt ra ao hồ, bãi chăn kết hợp cho ăn thêm thóc, cám gạo

hoặc cám ngô nấu chín và trộn với rau bèo, cây chuối băm nhỏ hoặc rau khoai lang. Nghĩa là những thứ mà gia đình tự có, tự kiếm được. Phương thức nuôi này phù hợp với các chủ hộ mà điều kiện kinh tế còn hạn chế.

 

  • Nuôi nhốt và sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên kết hợp cho ăn thêm các nguồn bổ sung khác như thóc, tôm, cá … Tỷ lệ khoảng 70 – 80% là thức ăn hỗn hợp dạng viên + 20 - 30% được thay bằng thóc và một số loại thức ăn tự nhiên khác. Cần lưu ý là các nguồn thức ăn tự nhiên thay đổi theo mùa vụ, con nước nên không thể chủ động về số lượng và chất lượng.

 

  • Nuôi vịt đẻ hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp (thức ăn viên). Dùng thức ăn viên có chi phí thức ăn tương đối cao, nhưng bù lại là sự thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hằng ngày dễ dàng,… Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn cho vịt đẻ. Tuy nhiên, cần chú ý để tránh nhầm lẫn giữa thức ăn vịt đẻ hướng trứng (thường có tỷ lệ protein thấp hơn) với thức ăn cho vịt đẻ hướng thịt. Trong quá trình nuôi, cần tránh thay đổi liên tục loại thức ăn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất vịt đẻ. Nguồn thức ăn phải ổn định về chất lượng, nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh.

 

Cho vịt đẻ ăn 2 bữa/ngày. Cho vịt ăn vào lúc trời mát. Sử dụng máng ăn bằng gỗ, tôn hay nia, mẹt, chậu. Một máng ăn bằng gỗ hay tôn có chiều dài 2 mét đủ cho 70 – 100 con. Tránh để thức ăn ngoài mưa, nắng…, ảnh hưởng xấu đến chất lượng thức ăn. Những ngày nắng nóng, lượng thức ăn tiêu thụ giảm nhiều thì cần phải bổ sung thêm các chế phẩm bổ sung axít-amin và chất điện giải.

 

Cần có đủ nước uống cho vịt đẻ. Trước khi thả vịt xuống ao hồ phải cho vịt uống no nước ngọt, sạch. Có thể dùng máng uống tự chế bằng tôn, chậu sành hay máng uống tự động.

 

Thời gian chiếu sáng quy định là 17 giờ/ngày. Ngoài chiếu sáng tự nhiên khoảng 12 – 14 giờ, phải chiếu sáng nhân tạo bổ sung 3 – 5 giờ/ngày. Công suất chiếu sáng là 3 – 5 W/m2 nền chuồng (treo bóng đèn tròn 75W cách mặt nền chuồng 2 – 2,5m). Chiếu sáng hợp lý sẽ kích thích đẻ trứng và đảm bảo chất lượng trứng giống cao


          Thu và bảo quản trứng giống:

 

Nếu nuôi đúng kỹ thuật, vịt bắt đầu đẻ trứng lúc 24 tuần tuổi. Vịt đẻ tập trung vào 2 – 4 giờ sáng, nhưng có thể đẻ muộn hơn, đến 8 – 9 giờ sáng. Nên nhặt trứng làm 2 - 3 lần để trứng được sạch sẽ và tránh dập vỡ. Sau khi nhặt xong cần chọn ngay những quả đủ tiêu chuẩn giống để bảo quản. Trứng dơ bẩn có thể rửa bằng dung dịch có chứa chlorin theo nồng độ 1250 ppm (cứ 10 lít nước ấm pha 50 gam chất có chứa 25% chlorin). Nhiệt độ nước trong quá trình rửa trứng giống là 37oC. Tuyệt đối không được rửa trứng bằng nước lã, nước bẩn, vì như vậy vi trùng dễ xâm nhập làm thối trứng.

 

Trứng đựng vào khay và bảo quản nơi khô mát. Nếu có phòng lạnh, bảo quản ở nhiệt độ 18 – 20oC thì càng tốt. Trứng giống bảo quản 3 – 5 ngày, tối đa 7 ngày phải đưa đi ấp. Nếu để lâu hơn thì tỷ lệ chết phôi trong quá trình ấp sẽ tăng.

p trứng vịt trời giống:

 

Có thể cho gà ấp trứng vịt trời giống hoặc ấp trứng bằng lò ấp, máy ấp dạng công nghiệp.

  • Cách ấp trứng thủ công (cho gà ấp):
  • Chọn mua trứng vịt trời giống: chọn những quả trứng mới đẻ, có trống, to

và sáng màu, không bị vẩn đục ở vỏ. Lưu ý là trứng vịt trời có mầu xanh đậm hơn đôi chút so với vịt nhà.

  • Làm ổ cho gà ấp trứng vịt: có thể sử dụng những sọt tre có chiều cao 30

- 40cm, đường kính 35 - 40cm. Lót một ít rơm khô, sạch xuống đáy ổ ấp.

-   Chọn gà mái ấp trứng: đó là những con gà mái đã đẻ xong và đang đòi ấp. Nên chọn những con có đầu thon nhỏ, chân cao vừa phải, lông nhiều.

Tốt nhất là để mỗi con gà ấp từ 10 đến 14 quả trứng. Khi gà ấp được khoảng 15 ngày thì tiến hành soi trứng, loại những quả hỏng ra để cho gà tập trung ấp những quả trứng tốt.

 

Khi gà ấp được 30 ngày thì vịt con nở, cứ để gà mẹ ấp vịt con cho đến khi lông khô hẳn. Sau đó cho vịt con vào lồng và vẫn tiếp tục để gà mẹ ủ ấm vịt con. Trước khi cho vịt con xuống nước, cậy lấy các vẩy sừng ở đầu mỏ để vịt con đỡ bị đau khi ăn thức ăn. Thức ăn của vịt con có thể là tấm gạo hoặc ngô xay nhỏ, trộn thêm với một ít nước.

 

Khi vịt con được 01 tuần tuổi có thể tách khỏi gà mẹ để nuôi dưỡng riêng. Chú ý, giai đoạn này tránh cho vịt con bị ướt nước vì lông của chúng vẫn ngấm nước.

Khi thấy ở đuôi vịt mọc những lông ống có thể nhổ đi để chất dinh dưỡng tập trung vào cơ thể vịt, vịt sẽ mau lớn.

 

  • Ấp trứng bằng máy:

Có thể sử dụng các loại máy ấp với các công suất và các tính năng rất khác nhau, tùy theo quy mô chăn nuôi và khả năng kinh tế của chủ nuôi.

 

 

 

 

 

 

 

Khi sử dụng máy ấp nên soi trứng vào 2 thời điểm, lúc 06 ngày và lúc 11 ngày sau khi ấp để kiểm tra sự phát triển của phôi và sớm loại bỏ những trứng hỏng.

 

Dụng cụ soi trứng là một bóng đèn 60W, đặt trong một hộp gỗ, hộp carton kín, riêng mặt trước khoét một lỗ hình tròn đủ để ánh sánh phát ra trùm kín quả trứng (soi từng quả trứng). Nếu soi với số lượng trứng lớn, sử dụng thiết bị soi - thùng hình hộp, cao 0,7 – 0,8m. Trong thùng có một bóng điện công suất 100W. Năm mặt kín còn mặt trên để trống, đặt khít khay trứng định soi. Hiện nay trên thị trường cũng có máy soi trứng và loại trứng tự động.  

 

Dựa vào đặc điểm của phôi vào các thời điểm soi để biết loại phôi tốt xấu. Chú ý: soi trứng phải nhanh, để đưa trở lại vào máy ngay kẻo trứng bị mất nhiệt. Phòng soi trứng phải đảm bảo ấm, sạch và không bật quạt máy. Sau khi soi, loại bỏ trứng không phôi, chết phôi và tính tỷ lệnh trứng không phôi, chết phôi.

 

Đặc điểm của phôi phát triển bình thường sau 6 ngày ấp:
- Phôi lớn nằm chìm sâu trong lòng đỏ, chỗ phôi nằm có màu trắng đục mờ, túi nước ối lớn quanh phôi.
- Bên ngoài túi nước ối có hệ thống mạch máu của lòng đỏ, mạch máu phân bố giống như mạng nhện. Vì vậy trứng vịt trời có màu hồng.
- Khi soi phải xoay trứng hơi mạnh mới thấy phôi.

 

Đặc điểm của phôi phát triển yếu, phôi chết sau 6 ngày ấp:
- Soi thấy trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng trộn lẫn. Đây là trường hợp trứng không phôi.
- Phôi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phôi.
- Túi nước ối nhỏ.
- Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt.
- Đôi khi buồng khí khá lớn.
- Khi xoay trứng, phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu sẫm, vòng máu chạy ngang là phôi bị chết.

 

Nguyện nhân chết phôi:
- Trứng vịt trời bảo quản không tốt, để quá lâu.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vịt trời sinh sản kém, khẩu phần ăn thiếu vitamin A, D, E, B kéo dài, thiếu khoáng vi lượng.
- Chế độ ấp không thích hợp, nhiệt quá cao.

 

Sau 11 ngày ấp (soi trứng lần 2):

Lúc này phải soi đầu nhọn của trứng. Phôi phát triển bình thường sờ vào quả trứng thấy ấm; phôi chuyển động, niệu nang đóng.

Khi phôi bị chết: phôi không chuyển động; trứng có màu nâu sẫm (do mạch máu bị vỡ, máu đen); sờ vỏ trứng thấy lạnh.

Phôi yếu biểu hiện niệu nang bị hở, phôi nhỏ, chuyển động yếu.


  1. Vệ sinh phòng bệnh:

 

Vịt trời thuần chủng thường có sức đề kháng cao. Thông thường vịt trời ít bệnh tật. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

 

Trước hết, phải có chuồng nuôi đảm bảo đủ diện tích theo quy định. Có các kiểu chuồng và dụng cụ chăn nuôi phù hợp cho các loại vịt, lứa tuổi vịt khác nhau. Cần bố trí sân chơi, chỗ vui vầy, tắm nắng cho vịt …. Thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi. Nếu chuồng đã dùng thì trước khi thả nuôi mới phải nạo vét chất thải, làm vệ sinh cẩn thận.

 

Trong thời gian nuôi úm vịt con nên thường xuyên thay đổi chất độn chuồng hoặc hàng ngày rải thêm trấu.

Trong điều kiện bình thường phun xịt thuốc sát trùng định kỳ 7 - 10 ngày/lần; khi xung quanh có dịch bệnh thì cứ 3 ngày phun một lần.

Nuôi vịt trời giống mỗi năm cần tiêm phòng 4 lần vácxin phòng bệnh tụ huyết trùng và dịch tả vịt

 

 

 

 

 

Phần IV:

KỸ THUẬT NUÔI VỊT TRỜI THỊT

 

1.Chọn giống

Để có được một con giống tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất, vịt giống phải có đặc tính di truyền là khả năng tăng trọng cao, chất lượng thịt tốt. Nghĩa là phải chọn những vịt con được sinh ra từ đàn bố mẹ có các phẩm chất trên. Vịt con đạt tiêu chuẩn để nuôi thịt khi mới nở rốn phải khô, lông mượt, chân mỏ bóng, nhanh nhẹn, có khối lượng cơ thể từ 45g trở lên. Loại bỏ con hở rốn, có dị tật và khối lượng nhỏ bé dưới 45g.


                                             

 


  1. Chuồng trại

Trong chăn nuôi vịt công nghiệp hoặc bán công nghiệp có thể dùng chuồng với nền sàn hoặc nền xi măng được lót bằng trấu hay rơm, tuỳ vào điều kiện chăn nuôi của mỗi nơi. Nên phân loại vịt ra thành từng lô, mỗi lô từ 150 - 200 con. Mật độ nuôi khoảng 7 – 10 con/m2  đối với vịt con từ 1 - 3 tuần tuổi và 5 con/m2 đối với vịt trên 4 tuần tuổi. Chuồng phải có diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích chuồng và liền với ao hồ. Diện tích ao hồ bằng 2 lần diện tích sân chơi để vịt tắm và vệ sinh lông.

 

Máng ăn: Có thể dùng máng dài, đảm bảo 10 - 14cm/con hoặc dùng một nia đường kính 0,8m cho 50 vịt từ 1 - 3 tuần tuổi và 40 vịt trên 4 tuần tuổi.

Máng uống: Có thể dùng máng dài đảm bảo 3cm/con hoặc dùng thau nhựa có đường kính 0,3m cho 50 vịt từ 1 - 3 tuần tuổi và cho 40 vịt trên 4 tuần tuổi. Chiều cao của máng uống ngang lưng vịt với độ sâu đủ để ngâm mỏ vịt.

Bố trí máng ăn, máng uống ở khu vực riêng để chỗ vịt nghỉ ngơi luôn khô ráo.

 

Chuồng phải được quyét dọn sạch sẽ và tẩy uế, sát trùng nền, tường, trần bằng thuốc sát trùng hoặc dung dịch formol 2%. Đối với chuồng nuôi, yêu cầu lớp độn chuồng (trấu, rơm) dày từ 5 - 10cm. Chất độn chuồng được sát trùng bằng dung dịch formol 2% và để trống chuồng từ 7 - 14 ngày trước khi đưa vịt vào nuôi.

3. Kỹ thuật chăm sóc 

Trước khi bắt vịt về, chuồng phải được sưởi ấm trước đó từ 3 – 5h. Sau khi vịt nở 12h nên cho vịt uống nước sôi để nguội.

Nhiệt độ chuồng nuôi: vịt từ 1 - 3 ngày tuổi, nhiệt độ yêu cầu từ 36 - 380C. Từ ngày thứ 4 mỗi ngày giảm 10C cho đến khi đạt nhiệt độ chuồng là 200C. Độ ẩm duy trì mức khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

 

Chế độ chiếu sáng: 02 tuần đầu duy trì chế độ chiếu sáng 24/24 giờ, sau đó giảm xuống 18/24 giờ. Cường độ ánh sáng: với vịt 1 - 10 ngày 2W/m2 (bóng đèn tròn), vịt trên 10 ngày tuổi 0,5W/m2 (bóng đèn tuýp). Ban ngày dùng ánh ánh tự nhiên và chiếu bù khi hết ánh sáng mặt trời.

4. Chế độ ăn và vệ sinh phòng bệnh
* Nuôi vịt công nghiệp:

Vịt giai đoạn từ 1 - 3 tuần, dùng thức ăn Proconco C26.

Vịt từ 4 - 7 tuần, dùng thức ăn Proconco C63A.

Vịt từ 8 tuần tuổi đến giết thịt (lúc 80 ngày tuổi), dùng Proconco C63B.


* Nuôi vịt bán công nghiệp:

Nuôi vịt kết hợp với thả đồng, dùng Proconco C662 và Proconco C663. Vịt từ 1 - 3 tuần tuổi, dùng Proconco C662; vịt từ 4 tuần tuổi đến giết thịt (lúc 80 ngày tuổi), dùng Proconco C663.

 

Đối với nước uống, đảm bảo luôn đầy đủ, nước phải sạch và mát. Nên cho vịt con từ 1 - 4 ngày tuổi uống nước có pha thêm B1, B-complex để phòng bệnh hô hấp và các bệnh tiêu hoá.

Tiêm phòng định kỳ:
- Vịt từ 7 - 14 ngày tuổi: tiêm phòng dịch tả vịt lần 1.
- Vịt được 21 ngày tuổi: tiêm phòng tụ huyết trùng lần 1.
- Vịt được 28 ngày tuổi: tiêm phòng tụ huyết trùng lần 2.
- Vịt được 56 ngày tuổi: tiêm phòng dịch tả vịt lần 2 và H5.

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 19
  • Lượt xem theo ngày: 4912
  • Tổng truy cập: 3688426