Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp Hà Nội: thực tại và những vấn đề cần giải quyết .

Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp Hà Nội: thực tại và những vấn đề cần giải quyết .
Hà Nội hiện có khoảng 152.000 doanh nghiệp, trong đó có trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung chủ yếu kinh doanh cung cấp dịch vụ vật tư đầu vào và làm trung gian phân phối tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó trong thời gian qua trên địa bàn thành phố đã xuất hiện một số doanh nghiệp đã tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất và người tiêu dùng.

HA NOI 3

I. Những tồn tại của các nhóm tác nhân trong chuỗi giá trị liên kết:

  1. Người sản xuất: sản xuất hiện nay chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán chưa tuân thủ quy trình sản xuất, chưa tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng người tiêu dùng. Các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất tự phát mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn và ổn định. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm thường ký các hợp đồng với các trang trại lớn, các vùng có lượng sản phẩm lớn và ổn định. Đặc biệt tình trạng người sản xuất phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự ý bán phá giá cho các thương lái khác khi giá bán cao hơn thường xuyên xảy ra…. Điều này dẫn đến hậu quả tình trạng “Được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, hiệu quả kinh tế không cao, chưa tạo được tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân nhiều nơi còn thấp, thiếu thông tin thị trường, một số bộ phận còn chạy theo lợi ích trước mắt.
  2. Doanh nghiệp làm trung gian phân phối: Đầu tư sản xuất nông nghiệp hiệu quả không cao, tính rủi ro lớn, bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn chưa cụ thể nên phần lớn các doanh nghiệp lớn còn chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Việc liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất chưa bền vững do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán. Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian phân phối nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất, sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền quảng bá Marketting giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu.

  1. Kênh bán lẻ: Đối với kênh bán lẻ, hiện trạng vẫn còn việc trà trộn sản phẩm chưa rõ nguồn gốc tiêu thụ để cung cấp cho người tiêu dùng. Việc giới thiệu quảng bá sản phẩm, tư vấn chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm. Bên cạnh đó chưa có sự phản hồi thông tin hai chiều giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua kênh bán lẻ để từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Mà nguyên nhân là do một số cửa hàng bán lẻ chạy theo lợi nhuận và nhân viên bán hàng thiếu kỹ năng  tiếp thị, tư vấn khách hàng. Hậu quả gây mất lòng tin đối với sản phẩm mà các kênh phân phối đem lại cho họ.
  2. Người tiêu dùng: Cơ bản người tiêu dùng hiện nay thiếu thông tin về sản phẩm, chưa biết cách nhận diện sản phẩm an toàn chất lượng cao, chưa nắm được địa chỉ cơ sở sản xuất uy tín, bên cạnh đó một bộ phận người tiêu dùng thích các sản phẩm giá rẻ. Nguyên nhân là do công tác thông tin truyền thông  định hướng sản phẩm theo khách hàng của doanh nghiệp còn hạn chế. Hậu quả người tiêu dùng phải sử dụng hàng hóa kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe và mất lòng tin với người sản xuất.

II. Hoạt động của một số chuỗi liên kết điển hình ở Hà Nội

    1. Chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của công ty HaDico:

 Đã Liên kết với nông dân tạo vùng nguyên liệu sản phẩm an toàn và thiết lập các cửa hàng tiện ích và siêu thị mini cung cấp sản phẩm an toàn cho người dân Hà Nội. Đồng thời xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, là nơi tham quan học tập cho các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân trong và ngoài thành phố đến học tập trao đổ kinh nghiệm. Là nơi chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng và vật tư kỹ thuật nông nghiệp chất lượng cao.

  1. Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình: Liên kết chặt chẽ với các huyện hỗ trợ cho người sản xuất về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn giống mới, kỹ thuật mới cho nông dân thăm quan học tập. Có cơ chế bán giống thanh toán trả chậm hỗ trợ cho người dân nhằm đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
  2. Chuỗi liên kết của Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương: Chế biến nông sản chế biến theo dây truyền hiện đại, hoàn toàn không hóa chất, không chất bảo quản. Liên kết với người sản xuất theo hình thức tạo vùng nguyên liệu, hỗ trợ người sản xuất về tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cử cán bộ tư vấn, giám sát kỹ thuật, hỗ trợ tài chính cho nông sản xuất xuất. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà khoa học và người sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng sau đó bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân.
  3. Chuỗi liên kết của Công ty sữa quốc tế IDP: Công ty liên kết với người sản xuất theo hình thức tạo tạo vùng nguyên liệu. Công ty đã phối hợp liên kết vùng nguyên liệu với nhiều tỉnh thành trong cả nước nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định chất lượng. Người sản xuất tham gia chuỗi liên kết được công ty hỗ trợ: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, cho vay vốn ưu đãi, cử cán bộ giám sát quy trình kỹ thuật, thu mùa toàn bộ sản phẩm cho nông dân. Bên cạnh tổ chức nhiều Hội nghị khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. 
  4. Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội: Đã kết nối được với 11 tỉnh thành trong cả nước với trên 625 tổ hợp tác. Sàn giao dịch đã hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp về: Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sản xuất định hướng thị trường; Kết nối các tổ hợp tác với các doanh nghiệp liên kết hợp tác đầu tư và/hoặc tiêu thụ sản phẩm; Cung cấp thông tin thị trường và tư vấn các biện pháp điều chỉnh sản xuất và tiếp thị phù hợp cho các tổ hợp tác/nhóm sản xuất. Hỗ trợ tìm kiếm, liên hệ và kết nối đến đúng các tổ hợp tác/nhóm sản xuất phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp mở rộng tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới các điểm kết nối bán sản phẩm trực tiếp tới các khu dân cư do Sàn phát triển.
  5. Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch 3F: Do Công ty cổ phần Thực phẩm sạch 3F phân phối có sự liên kết của 200 trang trại gà, 15 trại lợn rừng và trại giống gốc 750 nái.Công ty đã xây dựng được trại mẫu, tổ chức liên kết với người sản xuất theo hình thức hỗ trợ vùng nguyên liệu: Ứng trước kinh phí mua sản phẩm cho người sản xuất khi giá thị trường xuống thấp, xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho người dân. Áp dụng hình thức chia sẻ lợi nhuận và rủi ro, có cơ chế giá đối với người sản xuất theo biến động của thị trường.
  6. Chuỗi chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm trứng Tiên Viên: Được Công ty cổ phẩn đầu tư và phát triển kinh tế trang trại Tiên Viên  xây dựng và tổ chức hoạt động. Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất theo hình thức “thuận mua vừa bán” cùng thương thảo giá khi có biến động giá cả trên thị trường, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người sản xuất, hiện đã xây dựng được thương hiệu trứng gà sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người dân.
  7. Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tâm Đức Tín: Công ty tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ cho người sản xuất, thống nhất giá sàn mua sản phẩm cho người sản xuất. Lợi nhuận sau sản xuất và tiêu thụ được chia sẻ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất để tạo nên liên kết bền vững trong chuỗi giá trị.
  8. Chuỗi liên kết của Công ty Cộng đồng Green Food Hà Nội: Hiện Công ty cộng Đồng Green Food Hà Nội đã hình thành chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất thức ăn, tổ chức chăn nuôi, quy trình giết mổ tập trung, phân phối sản phẩm  qua các hệ thống cửa hàng, không qua khâu trung gian nên sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Công ty có năng lực sản xuất với 1 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 150.000 tấn/năm; 80 trang trại chăn nuôi; 1 nhà máy giết mổ lợn và chế biến thực phẩm công suất 600 con/ngày;1 nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm công suất 20.000 con/ngày.
  9. Hình thức gia công sản phẩm của các tập đoàn: Công ty CP, DaBaCo … Liên kết theo hình thức này, người sản xuất bố trí mặt bằng, cơ sở sản xuất, nhân công. Doanh nghiệp bố trí cán bộ kỹ thuật, giống, vật tư. Sản phẩm gia công được doanh nghiệp thu mua toàn bộ theo giá từng đơn vị tăng trọng… Hình thức liên kết này tuy hiệu quả không cao nhưng mang tính bền vững vì doanh nghiệp đã lo toàn bộ chi phí đầu vào và bán sản phẩm đầu ra.

III. Những vấn đề cần giải quyết để xây dựng chuỗi liên kết

HA NOI 2

- Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiêp. Qua thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện nay đã khẳng định doanh nghiệp có vai trò chủ đạo trong việc định hướng thị trường, quyết định đến tính bền vững của chuỗi liên kết.

- Từ  tồn tại trong liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong việc chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với các tác nhân để tạo ra chuỗi liên kết… Đây là vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp tiếp tục tổ chức các hội thảo để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, người sản xuất, các đại biểu quan tâm trao đổi thảo luận nhằm tháo gỡ các nút thắt trong liên kết giữa các tác nhân mà vai trò của doanh nghiệp làm trung tâm phân phối là chủ đạo để chuỗi giá trị nông sản phát triển bền vững./.

                                                                                Theo Nguyễn Văn Chí- Hà Nội

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 14
  • Lượt xem theo ngày: 2596
  • Lượt xem theo tháng: 111040
  • Tổng truy cập: 3458897