Mô hình VAC giải pháp chống xâm nhập mặn và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long - Hội Làm vườn Việt Nam

Mô hình VAC giải pháp chống xâm nhập mặn và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long

Theo số liệu thống kê, tính đến giữa tháng 3-2016, do ảnh hưởng của việc xâm nhập mặn và hạn hán, ở ĐBSCL đã có khoảng 200.000 ha lúa vụ đông xuân và vườn cây ăn trái bị thiệt hại, 155.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trong thời gian tới, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt ở ĐBSCL, nhất là nửa cuối tháng 3, tháng 4 và có thể kéo dài tới tháng 6-2016.  Thượng tá Trần Đình Bá, nguyên phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã gửi đến  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cách giải quyết tình trạng xâm nhập măn và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long và được ông Cáo Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hoan nghênh và giao cho Tổng cục thủy lợi nghiên cứu để triển khai.

han o dbscl

Sáng kiến của ông Trần Đình Bá được tóm tắt như sau: Khoảng 20ha đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), để 1ha làm ao, hồ chứa nước ngọt kết hợp nuôi cá và trồng cây ăn quả ở bờ. Vào mùa lũ lấy nước và nguồn cá tự nhiên từ kênh rạch, đến ao, hồ...Mùa khô, xả nước từ ao, hồ ra để chống hạn, mặn và thu hoạch cá. Ông Trần Đình Bá cho biết, ý tưởng làm “vườn, ao (V.A.)” để chống hạn, mặn ở ĐBSCL xuất phát từ cách thức chống hạn của nông dân miền Bắc từ thuở trước. Mỗi thửa ruộng lớn, nông dân thường đào một miếng đất để dự trữ nước và cũng là nơi nuôi tôm cá, gọi là cái chuôm.  Cũng ở miền Bắc, phong trào xây dựng nông thôn theo mô hình “vườn, ao, chuồng (V.A.C)” đã khẳng định là hiệu quả trong việc khai thác các vùng đất lúa trũng, kém hiệu quả bằng cách đào sâu thêm đất lúa làm ao, đất đào ao đắp thành vườn trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi.

Ở ĐBSCL mỗi năm có hai mùa, mùa mưa lũ luôn thừa nước ngọt, còn mùa khô thì lại thiếu nước ngọt trầm trọng. Theo các nhà nông học, mỗi ha lúa vụ đông xuân ở ĐBSCL cần khoảng 4.000 m3 nước tưới cho cả vụ. Tuy nhiên, nếu chỉ để đáp ứng cho nhu cầu chống hạn, chống mặn cho một thời kỳ nhất định, nhu cầu nước ngọt sẽ thấp hơn nhiều so với định mức trên.

Ông Trần Đình Bá phân tích :“Chỉ cần đào một hồ chứa có diện tích 1ha, sâu 3m thì khối lượng đất đào hồ có thể đủ tôn đắp cho bờ hồ rộng 15m, cao 5m. Phía lòng hồ, có thể kè, phủ bằng vật liệu chống thấm như xi măng hoặc vật liệu khác để tránh tình trạng nhiễm chua, mặn vào hồ. Đồng thời, lắp đặt các cống lấy nước và tiêu nước, kết hợp hệ thống máy bơm. Vào mùa nước lũ về hoặc mùa mưa, hồ sẽ tích nước ngọt thông qua hệ thống cống lấy nước và bơm nước ngọt vào. Tôm cá tự nhiên cũng sẽ theo hệ thống này vào hồ. Sau đó xả nước hoặc bơm từ trong ra ngoài để phục vụ cho việc chống hạn, chống mặn vào mùa khô. Chỉ cần một hồ chứa rộng 1ha như trên, sẽ có lượng nước ngọt khoảng 800m3, đủ phục vụ thoải mái cho nhu cầu chống hạn, chống mặn của khoảng ít nhất 20ha lúa xung quanh vùng”.

Ông Trần Đình Bá đề xuất: Diện tích đất lúa chịu ảnh hưởng của hạn, mặn hiện nay là rất lớn, nếu đào hồ, sẽ cần tới hàng trăm nghìn cái. Vì vậy, kinh phí Nhà nước đầu tư sẽ không khả thi, mà phải xã hội hóa. Nhà nước có thể chỉ thống nhất về mặt chủ trương cho phép xây dựng ao, hồ, đồng thời hỗ trợ về công đào múc đất, vật liệu xây dựng… Còn lại, việc tổ chức thi công sẽ do người dân, nhóm hộ dân tại các vùng có nhu cầu đứng ra triển khai xây dựng. Với năng suất lúa khoảng 9-10 tấn/ha/vụ, nếu xây dựng hồ rộng 1ha, thì chỉ cần khoảng 3 vụ lúa, người dân sẽ đủ hoàn vốn xây dựng hồ. Đó là chưa kể số tiền thu được từ nuôi cá và trồng cây ăn quả được dự kiến là sẽ có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa.

GS. Ngô Thế Dân- Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam đánh giá cao sáng kiến của ông Trần Đình Bá và đã trao đổi với một số chuyên gia thủy lợi để xây dựngmột số mô hình thí điểm trình Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép triển khai ở ĐBSCL./.

                                                                                  

                                                                          

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 29
  • Lượt xem theo ngày: 6967
  • Tổng truy cập: 3855010