MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VƯỜN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN - Hội Làm vườn Việt Nam

MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VƯỜN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

ịBBT xin trân trọng giới thiệu Bài phát biểu của GS. Ngô Thế Dân- Chủ tịch HLV VN tại Diễn đàn Khuyến nông@nông nghiệp tại Huế do Trung tâm khuyến nông quốc gia tổ chức vào ngày  8-9  tháng  9 năm 2016 với nhan đề "Một số nét chính về kinh tế vườn và giải pháp phát triển" .                                                                                                                                     BBT HLV VN

 1. Tình hình khôi phục và phát triển kinh tế vườn

Từ xa xưa ông bà ta đã đúc kết “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền” có nghĩa là nuôi cá trong ao hồ, làm vườn có thu nhập cao hơn làm ruộng. Vì vậy, khi mới định cư lập nghiệp ở địa điểm mới thường đào ao sâu lấy đất tôn nền nhà, lập vườn và xây chuồng nuôi gia súc gia cầm, khái niệm kinh tế vườn được mở rộng bao gồm cả vườn, ao, chuồng, viết tắt là VAC.  Đây là một hệ sinh thái khép kín, có quan hệ hữu cơ với nhau, các yêu tố tác động tương hỗ  thúc đẩy lẫn nhau. Theo điều tra của một số Hội Làm vườn cấp tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh… thu nhập từ kinh tế VAC chiếm 50 – 60%  thu nhập trong năm của hộ gia đình.

Tuy nhiên hậu quả chiến tranh tàn phá sau 30 năm  và một thời bao cấp kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ruộng đất, tư liệu sản xuất  tập trung vào HTX, kinh tế VAC bị mai một. Từ năm 1986 sau khi có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị coi nông dân là đơn vị đơn vị sản xuất  tự chủ, sức sản xuất được giải phóng, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và kinh tế VAC nói riêng đã phát triển mạnh mẽ, cũng vào thời kỳ này các vị tiền bối trong nghề nông ( như cụ Nghiêm Xuân Yêm, cụ Nguyễn Ngọc Trìu nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp đã đứng ra lập Hội Làm vườn Việt Nam để tập hợp đội ngũ cán bộ về hưu tổ chức cuộc vận động “cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng trống” để góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân.

Vào thời kỳ mở của Hội nhập trước năm 2000 Hội Làm vườn Việt Nam  đã huy động được hàng 100 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 7,8 tỷ)  của các tổ chức quốc tế như Uniceb, FAO, CIDA, Acionaid… và các tổ chức kinh tế xã hội trong nước để hỗ trợ nông dân cây con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật… ,đồng thời đào tạo tập huấn làm VAC cho nông dân.

Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp & PTNT trình lên Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 3 tháng 10 năm 2002 cả nước có 628.464 ha đất vườn tạp (Bắc Trung Bộ 103.000 ha, Duyên Hải Miền Trung 80.000 ha).

Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản cả nước có 367.847 ha, cơ bản vẫn là ao cá tự nhiên (Bắc Trung Bộ  160.000 ha, Duyên Hải Miền Trung 130.000 ha )   

Theo báo cáo của Hội Làm vườn các tỉnh đến nay khoảng 50% diện tích vườn tạp, ao hoang đã được cải tạo. Ở một số tỉnh có phong trào làm VAC giỏi  về cơ bản không còn vườn tạp, ao hoang. Nhiều mô hình làm VAC giỏi đã xuất hiện ở các vùng:

+ Vùng úng trũng trồng lúa độc canh ở Đồng bằng sông Hồng thu hoạch bấp bênh, nông dân đã đào ao, vượt đất làm vườn bờ, nuôi gà, thả vịt, thả cá, nuôi ba ba  thu nhập tăng 3 - 4 lần so với trồng lúa.

Câu lạc bộ trang trại khu vực 3 huyện Gia Bình, Quế Võ , Thuận Thành vừa tổng kết năm 2013 có 70 trang trại thu nhập 1 - 10 tỉ đồng/năm/trang trại cho lãi dòng từ 250 - 500 triệu đồng/năm/trang trại. Từ vùng úng trũng hàng năm chỉ cấy 1 vụ chiêm, năng suất thấp Hội Làm vườn địa phương đã vận động nông dân làm thuỷ lợi chuyển đổi sang làm VAC, đào ao, thả cá, nuôi ba ba, lập vườn trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt; đến đây người dân nào cũng nói đến phát triển kinh tế VAC là hiệu quả nhất, xóm làng đổi mới, nhà cửa khang trang.

+ Vùng đất cát trắng (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận) tưởng như không thể trồng được cây gì giá trị, nông dân cũng đào ao, thả cá, lấy nước tưới cây, phát triển chăn nuôi lấy phân hữu cơ  cải tạo đất để trồng thanh long, trồng chanh, trồng xoài cho thu nhập 40 - 50 triệu đồng/hộ/năm.

Ở Quảng Bình gia đình ông Lễ ( Quảng Ninh - Quảng Bình) đã đào ao, lập vườn trên vùng đất cát trắng phát triển nuôi cá, nuôi kỳ nhông, nuôi vịt và trồng chanh không hạt cho thu nhập trên 600 triệu đồng/năm.

Ở Quảng Nam, mô hình trang trại tổng hợp của hộ ông Nguyễn Thanh Tuấn: xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành với diện tích 5 ha đã nuôi:

+ Gà thương phẩm: 10.000 con đến 20.000 con;

+ Gà Đông Tảo: 1.000 con;

+ Vịt trời: 1.500 con /lứa,  

+ Lợn: 200 con/lứa

+ Kỳ nhông: Diện tích nuôi 2.000 m

+ Cá: diện tích mặt nước: 1.500 m

+ Cây ăn quả: 500 cây các loại (xoài, bưởi, ổi…)

Doanh thu: 5 tỉ/năm, lãi: 200 – 300 triệu/năm, giải quyết công ăn việc làm cho 5 lao động thường xuyên và lao động thời vụ.

Cũng ở Quảng Nam, mô hình trồng tiêu trên đất rừng đồi núi với quy mô 3 ha của hộ ông Nguyễn Ân ở xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, hàng năm cho thu hoạch 12 tấn hạt, doanh thu trên 2 tỷ đồng.

 + Vùng đất đồi gò trước đây là cây bụi hoặc đất trống đồi trọc, nông dân cũng áp dụng mô hình làm VAC, phát triển chăn nuôi lấy phân cải tạo đất, trồng bưởi, trồng cam quýt cho thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng/ha/năm như  trang trại của ông Nguyễn Đăng Khánh ở xã Thành Tiến huyện  miền núi Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, từ 4 ha đất trồng mía năm 2010 đến nay chuyển sang trồng hơn 2 ha thanh long ruột đỏ giống Long Định 1, mỗi năm thu hoạch được 45 tấn quả, đạt doanh thu 900 triệu/ năm, lãi được 400 triệu đồng/năm. Năm 2014, 2015, gia đình ông Khánh trồng thêm 1 ha bưởi, gồm 200 cây bưởi da xanh, 700 cây bưởi đỏ Hòa Bình. Đồng thời năm 2015 gia đình ông đã đầu tư 800 triệu chuồng trại có hầm biogas 70 m3, đang nuôi 26 lợn cái sinh sản giống ngoại hướng nạc và 100 con lợn thịt, bước đầu lãi được 50 triệu/năm.

+ Ở các tỉnh phía Nam hoạt động hội làm vườn phần lớn tập trung vào phát triển các vườn chuyên canh, cây ăn trái đặc sản. Ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An  Hội Làm vườn tỉnh, huyện đều vận động phát triển trồng thanh long theo quy trình GAP để xuất khẩu. Nhiều gia đình thu trên 500 - 600 triệu đông.ha /năm. Ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh long Hội Làm vườn tỉnh xây dựng các mô hình chuyên canh: bưởi da xanh, bưởi Năm Roi và 1 số cây đặc thù vùng nhiệt đới như chôm chôm, măng cụt... Ở những gia đình đăng ký làm theo chương trình GAP sản phẩm đã được tiêu thụ hết, thu nhập đạt 600 - 700 triệu đồng/ha/năm. Ở Đồng Tháp Hội Làm vườn tỉnh xây dưng mô hình sản xuất xoài theo quy trình GAP trên quy mô HTX. HTX trồng xoài Mỹ Xương chia làm nhiều đội chuyên trách như đội làm giống, đội trồng và chăm sóc đốn tỉa, tạo tán, bao trái, thu hoạch và đôi lo sơ chế đóng gói, tiêu thụ. Ngoài thu mua của các hộ hội viên HTX còn bao tiêu xoài cho tất cả hộ dân trồng xoài trong huyện.

          Nhiều chủ trang trại giàu có hiện nay thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, trước đây từng là hộ làm VAC để thoát nghèo.

         Tuy nhiên phong trào làm kinh tế vườn vẫn còn nhiều tồn tại như sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, năng suất thấp, giá thành cao sản phẩm chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phong trào làm VAC không đồng đều, ở đâu lãnh đạo Đảng và chính quyền quan tâm thì phát triển.

2. Hướng phát triển kinh tế vườn trong giai đoạn hiện nay và giải pháp phát triển

Vận động phát triển kinh tế VAC trong giai đoạn hiên nay có nhiều thuận lợi hơn trước đây như Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân, nhiều tiến bộ kỹ thuật có thể ứng dụng  có hiệu quả vào sản xuất, đầu ra cho sản phẩm được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện…

1. Hướng phát triển kinh tế vườn trong giai đoạn hiện nay

 + Kinh tế vườn phải đặt trong tổng thể cả hệ sinh thái VAC thì kinh tế vườn mới phát triển bền vững. Phải chủ động giải quyết  được nguồn phân bón , nguồn nước tưới tại chỗ thì kinh tế vườn mới bền vững.

           + Phát triển kinh tế VAC phải đặt trong chương trình Mục tiêu Quốc Gia Nông thôn mới để nông thôn mới sớm cán đích các tiêu chí nâng cao thu nhập cho nông dân  (Tiêu chí 10) và tiêu chí giảm nghèo (Tiêu chí 11).

          + Phát triển VAC ở quy mô hộ, quy mô trang trại theo hướng nông nghiệp hữu cơ thâm canh tiến đến chuyên canh một số loại cây chủ lực và tạo ra sản phẩm  chất lượng cao và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

          + Phát triển đa dạng các loại hình vườn như vườn chậu, vườn trồng trên giá thể, vườn giàn trên cao (sân thượng) để tự cấp rau sạch cho gia đình, mặc dù diện tích trần chỉ khoảng 100 m2.

          + Phát triển các loại hình vườn sinh thái kết hợp với du lịch.

 2, Một số giải pháp phát triển kinh tế vườn

a/ Tiếp tục cải tạo vườn tạpội

Hiện nay ở một số địa phương vẫn còn vườn tạp, vườn đa canh kiểu tự cấp tự túc, quanh năm cho thu hoạch, mùa nào thức đó, một số nơi chặt phá hết cây cũ ở vườn tạp trồng mới cây ăn quả giống mới. Kinh nghiệm ở Sơn La mỗi địa phương chọn 2 - 3 loại cây phù hợp, có hiệu quả, thực hiên ghép cải tạo (ví dụ ghép cải tạo đoạn cành nhãn cho cây nhãn già, chất lượng kém, sau 2 năm đã cho thu hoạch quả).

         b/ Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cần thiết để đạt năng suất cao, chất lượng tốt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

         Như kinh nghiệm làm vườn mẫu ở Hà Tĩnh có quy hoạch bố trí sắp xếp lại vị trí các khu vườn, ao, chuồng (nhà ủ phân, lắp đặt thiết bị tưới tiêu, xây hầm biogas và sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi hôi thối bảo đảm sản xuất ra các sản phẩm ATTP.

       c/ Lập câu lạc bộ hoặc Hợp tác xã VAC theo luật HTX mới, HTX chỉ lo 3 khâu

chính:

+ Thống nhất quy trình, tiêu chuẩn chất lượng.

+ Kiểm tra chất lượng thu gom.

+ Tiêu thụ hết sản phẩm cho các hộ gia đình.

        Như kinh nghiệm của HTX Rau an toàn Tự nhiên (xã Đông Sang – Mộc Châu – Sơn La) trồng rau sản xuất theo hợp đồng tiêu thu với các siêu thị, nhà hàng.

d/ Với những người làm kinh tế vườn phải có kiến thức công nghệ thông tin, biết truy cập internet để quảng bá sản phẩm, tìm thị trường, nắm bắt thông tin kỹ thuật mới và có khả năng tổ chức du lịch sinh thái ngay trên vườn nhà mình.

Kết luận:

        Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vườn ngày một cao, yêu cầu chất lượng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ nghiêm ngặt, nếu nông dân ta tích cực thay đổi tư duy làm kinh tế vườn, chắc chắn kinh tế vườn sẽ giúp ta thay đổi cuộc sống: giàu có và hanh phúc hơn.

        Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia và Hội Làm vườn Việt Nam sẽ là những tổ   chức luôn đồng hành với các nhà vườn.

 

  

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn


Tin mới hơn

Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 18
  • Lượt xem theo ngày: 162
  • Tổng truy cập: 3804195