OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
Nắm vững và thực hiện tốt các quy định về ATTP và kiểm dịch thực vật - Bí quyết thành công trong xuất khẩu rau quả sang EU - Hội Làm vườn Việt Nam

Nắm vững và thực hiện tốt các quy định về ATTP và kiểm dịch thực vật Bí quyết thành công trong xuất khẩu rau quả sang EU

BBT: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU ( EVFTA) có hiệu lực từ  01/8/2020. Kể từ đó tới nay, khoảng 71% các dòng thuế nhập khẩu vào EU đối với hàng hóa, trong đó có rau quả và nhiều nông sản chủ lực của Việt Nam được bãi bỏ. Dự kiến, trong 10 năm tới, 99% các dòng thuế sẽ được giảm về 0. Tuy vậy, EU có yêu cầu rất cao về quản lý thực phẩm, nhất là các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Vì vậy, để xuất khẩu rau quả sang EU thành công, người sản xuất và  các doanh nghiệp cần tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định này của EU.

Nắm vững và thực hiện tốt các quy định về ATTP và kiểm dịch thực vật - Bí quyết thành công trong xuất khẩu rau quả sang EU

 PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (viết tắt là EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. Kể từ đó tới nay, khoảng 65% dòng thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa của EU đã được dỡ bỏ và, ngược lại, 71% các dòng thuế nhập khẩu của EU đối với hàng hóa của Việt Nam cũng được bãi bỏ. Dự kiến, trong vòng 10 năm tới, 99% các dòng thuế sẽ được giảm về 0 cho cả hai bên. Việc xây dựng khu vực thương mại tự do này giúp Việt Nam hấp dẫn các công ty và nhà đầu tư Châu Âu, đồng thời cũng giúp EU hấp dẫn các công ty của Việt Nam. Với việc thực hiện EVFTA, dự kiến thương mại giữa EU và Việt Nam sẽ tăng trưởng và một thị trường lớn có giá trị cao đã được mở ra cho sản phẩm rau quả của Việt Nam.

Tuy vậy, EU lại nằm trong nhóm nước có yêu cầu rất cao về quản lý thực phẩm, trong đó có rau quả nhập khẩu. Ngoài thủ tục hải quan, hầu hết mọi yêu cầu bắt buộc của EU đối với sản phẩm thực vật nhập khẩu (bao gồm cả rau quả) đều có liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Vì vậy, để xuất khẩu rau quả sang EU thành công, người sản xuất và  các doanh nghiệp cần tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định này của EU.

 

xk_nong_san_PAGK (200 x 112) (550 x 308)

 Do thiếu thông tin và chưa nắm vững những yêu cầu của EU đối với an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, không ít các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rau quả sang EU đã gặp khó khăn trong việc thực hiện, dẫn đến vi phạm quy định và bị từ chối nhập khẩu, một số mặt hàng của Việt Nam còn bị đưa vào danh mục sản phẩm thuộc diện phải kiểm soát đặc biệt của EU.

 Trong khi đó, nếu nghiên cứu kỹ các quy định hiện hành của EU, chúng ta có thể thấy rằng các quy định này tuy rất chặt chẽ nhưng lại rất cụ thể và minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, theo hướng tạo điều kiện cho thương mại công bằng. Vì vậy, nếu dành thời gian đọc, nắm vững các quy định của EU, từ đó có các biện pháp hợp lý để thực hiện, chủ động ngăn ngừa vi phạm có thể xảy ra thì việc đảm bảo tuân thủ các quy định của EU để xuất khẩu rau quả sang thị trường này là hoàn toàn khả thi và không khó đối với người sản xuất và các doanh nghiệp Việt Nam.

Những quy định pháp luật hiện hành của EU về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với rau quả nhập khẩu vào thị trường này có thể được tóm tắt như sau:

  • Trước khi xuất khẩu sang EU, sản phẩm có nguồn gốc thực vật, trong đó có rau quả, và doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm này không cần có phê duyệt chính thức từ cơ quan có thẩm quyền của phía EU. Danh sách quốc gia và các doanh nghiệp xuất khẩu được phép xuất khẩu vào EU chỉ áp dụng đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật, không áp dụng đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Đây là một thuận lợi đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU, do thủ tục xuất khẩu sang EU đơn giản hơn so với một số nước khác như Hoa kỳ, Nhật Bản, Australia…
  • Sản phẩm không được nằm trong danh mục thực vật, sản phẩm thực vật bị cấm hoặc tạm dừng nhập khẩu vào các nước EU. Tuy nhiên, hầu hết các chủng loại rau quả được trồng phổ biến tại Việt Nam hiện tại không có tên trong Danh mục này.
  • Sản phẩm không mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của EU và hầu như không bị nhiễm các loài dịch hại khác. Đối với rau quả của Việt Nam cần đặc biệt lưu ý Ruồi đục quả, Dòi đục lá, Bọ trĩ, Bệnh loét cam quýt là những đối tượng sinh vật hại thường gặp ở Việt Nam nhưng thuộc diện  kiểm soát nghiêm ngặt của EU. Người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cần có các biện pháp phù hợp để sản phẩm xuất khẩu tuyệt đối không được nhiễm các loài sinh vật hại này.
  • Mỗi lô hàng phải có một Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp. Để được cấp giấy chứng nhận, một số sản phẩm cần được áp dụng biện pháp xử lý kiểm dịch đặc biệt, công tác xử lý này do đơn vị xử lý kiểm dịch đã được công nhận thực hiện theo yêu cầu của EU và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật. Phòng Kiểm dịch thực vật và các Trung tâm Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật có thể hướng dẫn, cung cấp thêm thông tin chi tiết cho các các doanh nghiệp khi được yêu cầu.
  • EU miễn cho 5 loại trái cây (dứa, chuối, dừa, sầu riêng và chà là) không cần có giấy chứng nhận KDTV do các loài cây này hiện không có các đối tượng sinh vật hại có nguy cơ ảnh hưởng đến EU.
  • Mức độ nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất nhiễm bẩn hóa chất (không phải là thuốc bảo vệ thực vật) không được vượt giới hạn tối đa cho phép của luật pháp EU. Giới hạn tối đa cho phép của thuốc BVTV trên từng loại sản phẩm có thể dễ dàng tìm kiếm từ Dữ liệu thuốc bảo vệ thực vật của EU (EU pesticide database). Cần đặc biệt lưu ý trong quá trình sản xuất không nên sử dụng các hoạt chất thuốc BVTV không được EU phê duyệt (not approved) hoặc không có trong danh mục được phê duyệt của EU. Đối với các hoạt chất này, EU áp dụng mức dư lượng tối đa cho phép rất thấp ( 0.01 ppm hoặc thấp hơn, gần như bằng 0), trong khi đó nếu sử dụng các hoạt chất thuốc BVTV trong danh mục được EU phê duyệt thì mức dư lượng tối đa cho phép sẽ cao hơn hàng chục lần.
  • Đối với kim loại nặng, EU kiểm soát chặt chẽ Chì và Cadmium trên rau quả. Các hóa chất này không phải là thuốc BVTV, chủ yếu nhiễm vào rau quả từ đất và nước tưới. Vì vậy, cần lựa chọn đất trồng và nguồn nước tưới không có nguy cơ bị nhiễm các hóa chất này.
  • Nhiễm vi sinh vật, đặc biệt ở rau quả đã cắt sẵn hoặc đã qua chế biến không được vượt giới hạn tối đa cho phép của luật pháp EU. Các sản phẩm này tuyệt đối không được nhiễm vi khuẩn Salmonella và hầu như không được nhiễm vi khuẩn coli.
  • Vật liệu đóng gói bằng gỗ phải đạt tiêu chuẩn quốc tế số 15 về vật liệu đóng gói bằng gỗ (ISPM-15).
  • Quy cách đóng gói và ghi nhãn phải tuân thủ yêu cầu của EU. Cách ghi nhãn thực phẩm nói chung và thông tin tối thiểu cần in trên bao bì đều được quy định thống nhất toàn EU. Bao bì và thùng giấy dùng trong thương mại FFV phải có các thông tin tối thiểu sau:
  • Tên và địa chỉ của nhà đóng gói hoặc người gửi;
  • Tên và giống của sản phẩm (nếu sản phẩm không nhìn thấy được từ bên ngoài bao bì);
  • Nước xuất xứ;
  • Xử lý sau thu hoạch: ví dụ như chất chống mốc được dùng trong xử lý cam quýt sau thu hoạch, cần phải được ghi trên bao bì thương mại;
  • Chứng nhận hữu cơ, bao gồm cả tên của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận (nếu có).
  • Lô hàng được nhập khẩu vào EU bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký với Cơ quan đăng ký chính thức của một nước thành viên.
  • Cần thông báo cho Trạm kiểm soát ở cảng đến thông qua hệ thống TRACES trước khi lô hàng đến cửa khẩu nhập ít nhất 1 ngày trước khi lô hàng tới nơi ( Nhà nhập khẩu của EU thường chịu trách nhiệm thực hiện công việc này).
  • Doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất phải tuân thủ yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, vệ sinh và an toàn thực phẩm, và có hệ thống cung cấp thông tin cho Cơ quan có thẩm quyền của EU và Việt Nam khi được yêu cầu.
  • Sản phẩm hữu cơ xuất khẩu sang EU không chỉ phải tuân thủ các yêu cầu đối với sản phẩm thông thường mà còn phải tuân thủ cả các yêu cầu bổ sung cụ thể đối với sản phẩm hữu cơ. Phải có Giấy chứng nhận do tổ chức chứng nhận được EU công nhận cấp. Phải có Giấy chứng nhận hữu cơ điện tử trong thông báo cho Trạm kiểm soát cửa khẩu trước khi lô hàng cập bến và Giấy chứng nhận hữu cơ gốc kèm theo lô hàng.
  • Tất cả các lô hàng đều được kiểm tra hải quan, kiểm soát chính thức về an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật tại cửa khẩu nhập vào EU.
  • Luật pháp của EU có thể đưa ra điều kiện liên quan đến an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật đối với sản phẩm cụ thể có nguồn gốc từ nước thứ ba, trong đó có Việt Nam. Những sản phẩm có điều kiện nhập khẩu đặc biệt sẽ phải đi kèm với kết quả lấy mẫu và phân tích của tổ chức kiểm tra được công nhận của nước thứ ba, và cũng phải đi kèm với chứng nhận chính thức của nước xuất khẩu. Chỉ có các sản phẩm từ các nước vi phạm nghiêm trọng, nhiều lần mới phải thực hiện quy định này. EU công bố minh bạch các loại sản phẩm cụ thể của các quốc gia thuộc diện tăng tần xuất kiểm soát và kiểm soát đặc biệt.

Cần lưu ý rằng, luật pháp của EU quy định yêu cầu tối thiểu để sản phẩm được đưa ra thị trường. Ngoài các yêu cầu bắt buộc này, các doanh nghiệp nhập khẩu của EU cũng có thể đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng một số yêu cầu bổ sung, chẳng hạn như chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận Global GAP, chứng nhận chất lượng thực phẩm, mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn mức quy định của pháp luật, trách nhiệm đối với xã hội và môi trường của doanh nghiệp xuất khẩu… Vì vậy, khi ký hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần thảo luận với các nhà nhập khẩu của EU về các yêu cầu bổ sung ( nếu có) một cách cụ thể.

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam là còn thiếu các tài liệu hướng dẫn thực hiện các quy định của EU bằng tiếng Việt. Vì vậy, các chuyên gia của Hội Làm vườn Việt Nam đã đề xuất và đang phối hợp chặt chẽ với Cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) tổng hợp thông tin về các quy định của EU trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật để hướng dẫn các địa phương, người làm vườn và  doanh nghiệp xuất khẩu rau quả các biện pháp thực hiện cụ thể, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm góp phần thúc đẩy thương mại an toàn giữa Việt Nam- EU và  khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do EVFTA./.

 

                                                                     

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 27
  • Lượt xem theo ngày: 5105
  • Tổng truy cập: 3688619