Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Người lưu giữ thương hiệu cam Canh - Hội Làm vườn Việt Nam

Người lưu giữ thương hiệu cam Canh

Nguyễn Duy Cường, sinh năm 1964, ở thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm (Hà Nội) được nhiều người biết đến không chỉ là chủ cơ sở trồng cây cam Canh lớn nhất huyện, mà còn biết đến anh với vai trò là người “thắp lửa giữ hồn quê” duy nhất của làng.

Hình: Anh Nguyễn Duy Cường chăm sóc cây cam Canh

Lưu giữ thương hiệu của làng…
Đặc trưng của quả cam Canh là vỏ rất mỏng, màu đỏ, bóng và trông rất đẹp; khi ăn có vị ngọt thanh, mùi thơm ngon mà không loại cam nào có được. Bà con địa phương kể rằng, ngày trước, vào mùa thu hoạch, quả thường được dùng để cung tiến đức Vua. Song những năm gần đây, do đô thị hóa, diện tích đất đai bị thu hẹp, các hộ gia đình trồng cam Canh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, cây cam Canh ở vùng đất này đứng trước nguy cơ mất dần “thương hiệu” cam Canh, nếu không có sự góp sức của anh Nguyễn Duy Cường, ở thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương.
Được biết, tháng 2 năm 1983, chàng trai trẻ Nguyễn Duy Cường làm đơn xung phong tình nguyện lên đường nhập ngũ, được cử đi đào tạo nhân viên báo vụ tại Trường Hạ sĩ quan Thông tin (Bộ Tư lệnh Thông tin). Sau một năm được đào tạo, anh Cường được điều về công tác tại Tiểu đoàn 19, Quân đoàn 26 (Quân khu 1). Đầu năm 1986, anh Cường xuất ngũ trở về địa phương. Trở về quê, anh cùng gia đình sống chủ yếu trông vào hạt lúa, củ khoai. Tuy quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cái nghèo, cái đói vẫn quanh năm bám riết gia đình anh và bà con trong thôn...


Đến năm 1999, khi cấp ủy, chính quyền địa phương có chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp sang trồng cây lâu năm. Nhận thấy ở địa phương có truyền thống trồng cây cam Canh, anh Cường đã bàn với vợ và gia đình thuê đất của bà con trong thôn, mở rộng diện tích khu vườn rộng hơn 2ha để trồng cây cam Canh và giữ truyền thống, thương hiệu của làng...

Anh Nguyễn Duy Cường-người “giữ lửa” thương hiệu Cam Canh.
“Phất lên” từ nghề trồng cam Canh
Một chiều cuối năm, dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn trồng cây cam Canh của gia đình, khi những cây cam Canh đang bước vào mùa thu hoạch bán vào đúng dịp Tết, anh Cường phấn khởi kể: Để có vườn cây cam Canh được như hôm nay, tôi và gia đình đã phải mất nhiều công sức. Những ngày đầu do chưa có kinh nghiệm, nên gia đình tôi trồng cam Canh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trồng và hiểu được kỹ thuật thâm canh cây cam Canh sao cho hiệu quả đã khó, nhưng vốn để đầu tư mua cây giống, phân bón, hệ thống điện, nước… lại càng khó khăn hơn. Nhiều đêm hai vợ chồng thức trắng đêm để suy nghĩ tìm cách lưu giữ cây cam Canh, có những thời điểm tưởng chừng muốn bỏ để tìm và kinh doanh theo hướng khác.


Không chùn bước trước khó khăn, năm 2009, anh Cường tiếp tục triển khai trồng cam Canh to, nhỏ hơn 2.000 gốc. Ngoài ra, anh còn học hỏi kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật trồng hơn 400 cây cam trong chậu. Đến mùa thu hoạch, mỗi cây cam trồng trong chậu có kiểu dáng đẹp và sai quả có giá từ 1 triệu đến 8 triệu đồng/chậu.


Hiện mỗi một cân cam Canh có giá bán từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg. Anh đã tạo công ăn, việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương, với thu nhập từ 150 nghìn đồng/người/ngày đối với lao động bình thường và 250 nghìn đồng/người/ngày với người lao động kỹ thuật. Bên cạnh đó, anh Cường còn hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, cách trồng cây cam Canh cho người dân trong vùng và các cơ sở ở tỉnh lân cận. Hiện nay, sản phẩm từ cây đến quả cam Canh của gia đình anh Cường được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhờ vậy, mà thương hiệu cam Canh của địa phương được “lên ngôi” và nhiều người biết đến...


Từ trồng cây cam Canh, những năm gần đây, trừ chi phí, gia đình anh thu nhập từ 700 đến 800 triệu đồng/năm. Tuy “phất lên” từ nghề trồng cam Canh, nhưng anh chưa bao giờ nhận mình là nghệ nhân… 15 năm gắn bó với nghề trồng cam Canh, anh Cường thổ lộ: “Mình đến với nghề đơn giản chỉ vì một niềm đam mê và sự yêu nghề…”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Cường luôn sẵn sàng ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cam Canh cho mọi người, với một suy nghĩ giản dị là đưa thương hiệu, hương vị cam Canh của làng vang xa hơn nữa.


                                                                                                                             TRẦN HUYỀN

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 31
  • Lượt xem theo ngày: 2889
  • Tổng truy cập: 3847388