OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO Togel Online
NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN - 1. Khái niệm và các mô hình tiêu biểu - Hội Làm vườn Việt Nam

NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN 1. Khái niệm và các mô hình tiêu biểu

BBT: Nông nghiệp tuần hoàn thực chất là việc bố trí cây trồng - vật nuôi và các công đoạn sản xuất với công nghệ phù hợp sao cho tất cả chất thải phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dung trong vòng tuần hoàn khép kín theo nguyên tắc chất thải của quá trình sản xuất này thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác, không để chất thải phát tán ra môi trường gây ô nhiễm; giảm vật tư đầu vào (nước, phân bón...), đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.. 

 

      NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN - 1. Khái niệm và các mô hình tiêu biểu

TS. Phạm Đồng Quảng - Tổng Thư ký Hội Làm vườn Việt Nam

1. Khái niệm NNTH

- Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa về kinh tế tuần hoàn (KTTH). Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Việt Nam “KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”.

- Để hiểu bản chất của KTTH nên bắt đầu từ nền kính tế tuyến tính mà chúng ta đã và đang áp dụng. Kinh tế tuyến tính (linear economy) là mô hình kinh tế theo đường thẳng: trong đó tài nguyên chỉ di chuyển một chiều, từ tập trung khai thác tài nguyên -> đầu vào sản xuất -> phân phối, tiêu dùng -> vứt bỏ chất thải; hậu quả là làm cạn kiệt tài nguyên tạo ra một lượng chất thải khổng lồ, và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọ

- Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là mô hình kinh tế hướng tới việc kết nối điểm cuối (chất thải) quay trở lại với điểm đầu (đầu vào sản xuất) thành một vòng khép kín theo nguyên lý biến chất thải của quá trình sản xuất này trở thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác, thông qua việc sửa chữa (repair), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle) chất thải. Theo Pearce và Turner (1990): Mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”.

- Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH - circular agriculture) là một bộ phận của KTTH nên cũng tuân theo nguyên lý nêu trên. Có nhiều định nghĩa khác nhau về NNTH, nhưng nhìn chung đều cho rằng NNTH là phương thức sản xuất nông nghiệp theo một chu trình khép kín mà ở đó chất thải, phế phụ phẩm của quá trình sản xuất này là đầu vào của quá trình sản xuất khác.

- Về bản chất, KTTH hay NNTH gắn liền với tái sử dụng, tái chế chất thải. Khác với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chất thải trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu lại là chất hữu cơ, trừ một lượng nhỏ chất thải vô cơ ( chất thải  nhựa: bao bì phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y;  dụng cụ thu ý, màng phủ… xử lý theo quy trình công nghiệp). Vì vậy, NNTH thực chất là việc bố trí cây trồng - vật nuôi và các công đoạn sản xuất với công nghệ phù hợp sao cho tất cả chất thải hữu cơ phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dung trong vòng tuần hoàn khép kín theo nguyên tắc chất thải của quá trình sản xuất này thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác, không để chất thải phát tán ra môi trường gây ô nhiễm; giảm vật tư đầu vào (nước, phân bón...), đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.     

2. Một số mô hình NNTH điển hình  ở Việt Nam

+  Mô hình Vườn -Ao - Chuồng (VAC)

      Mô hình VAC được Hội Làm vườn Việt Nam tổng kết, tuyên truyền, nhân rộng từ những năm 1980 là ví dụ điển hình về NNTH ở Việt Nam. Ban đầu mô hình VAC quy mô nông hộ nhỏ lẻ, với mục tiêu góp phần bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo. Từ khi có công nghệ biogas, các chế phẩm vi sinh…VAC trở thành mô hình sản xuất khá phổ biến của trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn.

       Trong mô hình, các phụ phẩm từ trồng trọt được tái sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi, thủy sản - chất thải từ vật nuôi qua hầm biogas xử lý mùi hôi, thành phân bón hữu cơ, khi đốt cho sinh hoạt, giảm phát thải khí nhà kính - bùn ao (chất thải từ thủy sản, biogas, rửa trôi) hàng năm được nạo vét bón cho cây trồng. Không chỉ có vòng tuần hoàn chất hữu cơ như trên mà còn có vòng tuần hoàn nước: ao chứa nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước từ biogas - chúng được làm sạch bởi thủy sinh, hệ vi sinh vật trong ao - sẽ quay lại cho tưới cây, nước uống, nước tắm, nước rửa chuồng cho vật nuôi... Cứ như thế, đất được hoàn trả dinh dưỡng, phục hồi độ phì; nông dân giảm hoặc không phải chi tiền dùng phân hóa học; chất thải được tận thu, không gây ô nhiễm môi trường; sản phẩm tạo ra an toàn, chất lượng.

Ví dụ, mô hình VAC khá phổ biến, đạt hiệu quả cao: Trồng cỏ/ngô - nuôi bò - trùn quế - gia súc, gia cầm, cá: Mô hình tận dụng chất thải chăn nuôi để nuôi trùn quế hoặc ủ bón cho cỏ, ngô; lấy phân trùn quế bón cỏ/ngô; trùn quế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, cá, vì vậy đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

+ Mô hình trồng lúa - nuôi tôm - chế biến phân bón từ các phụ phẩm tôm - sử dụng bón cho lúa... Theo Bộ NN&PTNT năm 2020, ĐBSCL có hơn 211.900ha ( 1 vụ lúa -1 vụ tôm), sản lượng hơn 84.700 tấn tôm. Trong mô hình này, phân và thức ăn còn dư thừa của tôm -> phân bón cho lúa -> gốc rạ, thóc rơi vãi…-> thức ăn cho tôm -> phụ phẩm từ tôm ( chiếm 35-45%) được chế biến thành phân bón -> bón cho lúa. Ví du, Công ty CP Đầu tư Green Stars chiết xuất Chitosan và axit amin từ phụ phẩm tôm, từ đó sản xuất phân bón trung vi lượng, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón hữu cơ, phân bón lá PK có chất điều hòa sinh trưởng…sử dụng cho lúa, cây trồng khác...

+ Mô hình 4F (Farm-Food-Feed-Ferlitizer: trồng trọt - thực phẩm - chăn nuôi - phân bón) do Tập đoàn Quế Lâm đang triển khai tại Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Vĩnh Phúc…Trong mô hình này, lợn được nuôi trên đệm lót sinh học - chất thải trang trại được thu gom, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh - bón cho lúa, cây làm thức ăn chăn nuôi… Dự án 4F đầu tiên được xây dựng trên diện tích 15 ha, đầu tư là 700 tỷ đồng tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học 50.000 tấn/năm + nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi 100.000 tấn/năm từ nguồn nguyên liệu liên kết với nông dân + trang trại chăn nuôi lợn 2 ha, nuôi từ 8.000 - 10.000 lợn thịt và hàng trăm lợn nái + nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 100.000 tấn/năm.

+ Mô hình “vòng tuần hoàn xanh” của Vinamilk: Mô hình với quy trình chăn nuôi khép kín: từ làm đất, trồng cỏ, chăm sóc bò đến xử lý chất thải để tạo “vòng tuần hoàn xanh”. Nhờ công nghệ biogas, chất thải được phân tách thành phân bón rắn hoặc xử lý thành phân bón lỏng để bón đồng cỏ, cây thức ăn, cây cải tạo đất. Khí Metan, có thể đun nóng nước lên đến 90 độ, được dùng để vệ sinh thiết bị của trang trại và thanh trùng sữa bê…Hiện nay, Vinamilk đã có hàng chục trang trại vận hành theo nguyên lý nêu trên ở trong nước ( Tây Ninh, Quảng Ngãi, Đà Lạt, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Tuyên Quang…) và ngoài nước ( Lào).

+ Mô hình luân canh: “lúa - tôm”, “lúa - cá”: Mô hình “lúa - tôm” xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long từ đầu những năm 2000; mô hình “lúa - cá” ở 1 số vùng thấp trũng, ngập úng ở đồng bằng sông Hồng. Theo Bộ NN&PTNT năm 2000 diện tích nuôi tôm lúa các tỉnh ĐBSCL đạt khoảng 71.000ha, năm 2015 đạt hơn 176.600ha; đến năm 2020, ước đạt hơn 211.900ha, sản lượng hơn 84.700 tấn, trong đó nhiều nhất là Kiên Giang khoảng 100.000ha, Cà Mau hơn 38.000ha, Bạc Liêu hơn 57.800ha, Sóc Trăng khoảng 9.700ha… Trong mô hình này, phân và thức ăn còn dư thừa của tôm -> phân bón cho lúa -> gốc rạ, thóc rơi vãi…-> thức ăn cho tôm -> phụ phẩm từ tôm ( chiếm 35-45%) được chế biến thành phân bón cho lúa và nhiều sản phẩm có giá trị khác. Ví du, Công ty CP Đầu tư Green Stars chiết xuất chitosan và axit amin từ phụ phẩm tôm, từ đó sản xuất phân bón trung vi lượng, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón hữu cơ, phân bón lá PK có chất điều hòa sinh trưởng…sử dụng cho lúa, cây trồng khác. Mô hình này gần đay được cải tiến với tên gọi “lúa thơm - tôm sạch” hay “lúa thơm - cá sạch”, trong đó sử dụng giống lúa thơm ( giá cao hơn), dùng thuốc BVTV sinh học (ví dụ, nấm xanh để trừ rầy…).

+ Mô hình xen canh:

           - Nuôi tôm dưới tán rừng -“tôm-rừng”: Nuôi tôm dưới tán rừng là mô hình nuôi tự nhiên sinh thái, không sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn; phát triển mạnh ở ĐBSCL. Theo Sở NN&PTNT Cà Mau năm 2022, diện tích nuôi tôm - rừng của tỉnh này đạt khoảng hơn 80.000 ha; trong đó, các tổ chức chứng nhận quốc tế đã chứng nhận cho hơn 19.000 ha tôm - rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế (Naturland, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP,…), sản phẩm được nhiều thị trường ưa chuộng và đánh giá cao, một năm thu lời cao nhất đến 80 triệu đồng/ha.

           - Nuôi gà thả vườn: Vườn tạo môi trường rộng rãi, mát mẻ, trong lành; tạo thêm nguồn giun, dế, sâu bọ, côn trùng làm thức ăn cho gia cầm, trong khi đó gia cầm thải phân bón làm phân hữu cơ tốt cho vườn cây, ăn côn trùng sâu hại...

           - Mô hình bèo - nuôi ốc nhồi, cá sặc rắn kết hợp biogas ở ĐBSCL: cải tạo ao, diệt cá tạp, ốc bươu vàng ; thả nuôi bèo đến khi bèo phát triển thả ốc giống. Lắp túi biogas để phân hủy bèo thành khí cho nấu ăn, chất thải cho trở lại ao để nuôi cá sặc rắn và nuôi bèo mà không cần sử dụng phân bón hóa học; ốc bươu đen sẽ sử dụng thân, lá, rễ bèo già hoặc sắp phân hủy làm nguồn thức ăn.

+ Mô hình trồng lúa - trồng nấm rơm - sản xuất phân hữu cơ - trồng lúa, cây ăn quả: Trong mô hình này, nguồn rơm rạ từ trồng lúa để làm giá thể trồng nấm, sau khi thu hoạch nấm được sử dụng để bón cho lúa, cây ăn quả, rau màu.

       Qua các ví dụ trên, có thể hiểu NNTH là việc bố trí hợp lý cây trồng - vật nuôi, sản xuất - chế biến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp nhằm tạo nên các vòng tuần hoàn sản xuất khép kín theo hướng chất thải, phụ phẩm của quá trình sản xuất này trở thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác thông qua tái sử dụng, tái chế.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 17
  • Lượt xem theo ngày: 1140
  • Tổng truy cập: 3684657