OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO Togel Online
NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN - 2. NNTH thực chất là thiết lập các vòng tuần hoàn chất thải hữu cơ - Hội Làm vườn Việt Nam

NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN 2. NNTH thực chất là thiết lập các vòng tuần hoàn chất thải hữu cơ

BBT: Khác với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chất thải, phụ phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là chất hữu cơ ở dụng răn, lỏng, bùn lắng.... Vì vậy, NNTH thực chất là việc bố trí cây trồng - vật nuôi - các công đoạn sản xuất, chế biến và áp dụng kỹ thuật, công nghệ phù hợp sao cho tất cả chất thải, phụ phẩm phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dung trong các vòng tuần hoàn khép kín theo nguyên tắc chất thải của quá trình sản xuất sản phẩm này thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác, nhằm không để chất thải phát tán ra ngoài môi trường, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nông nghiệp tuần hoàn thực chất là thiết lập

các vòng tuần hoàn chất thải hữu cơ

 TS. Phạm Đồng Quảng - Tổng Thư ký Hội Làm vườn Việt Nam

 

           - Khác với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chất thải trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là chất hữu cơ ở dụng răn, lỏng, bùn lắng..., trừ một lượng nhỏ chất thải vô cơ ( chất thải  nhựa: bao bì phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y;  dụng cụ thu ý, màng phủ… xử lý theo quy trình công nghiệp).

            - Theo báo cáo tại Hội thảo quốc tế “ Phụ phẩm nông nghiệp - Nguồn tài nguyên tái tạo” của Bộ NN&PTNT ngày 28/9/2022, tổng khối lượng phụ phẩm năm 2020 của cả nước là trên 156,8 triệu tấn bao gồm 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,7%); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 39,1%); 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,5%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản. Phần sinh khối phụ phẩm từ trồng trọt hàng năm có thể cung cấp tương đương với khoảng 43 triệu tấn hữu cơ, 1,8 triệu tấn đạm urê, 1,6 triệu tấn supe lân đơn và 2,2 triệu tấn kali sulfat, song mới có khoảng 10% phụ phẩm trồng trọt được sử dụng làm chất đốt tại chỗ, 5% làm nhiên liệu công nghiệp, 3% làm thức ăn gia súc; còn hơn 80% chưa được sử dụng và thải trực tiếp ra môi trường hoặc bị đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường.Trong lĩnh vực chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 5 - 6 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung với khối lượng nguồn thải ra môi trường khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn...) còn lại 80% thải ra môi trường.

           - Mục đích của NNTH là sử dụng triệt để nguồn chất thải, phụ phẩm hữu cơ nói trên, không để chúng thoát ra môi trường hoặc bị đốt gây ô nhiễm, bằng cách thiết lập nên các vòng tuần hoàn chất thải khép kín theo nguyên lý chất thải của quá trình sản xuất này trở thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác...    

           - Ví dụ một số mô hình NNTH với các vòng tuần hoàn nhằm tái chế, tái sử dụng các chất thải, phụ phẩm hữu cơ phát sinh như rơm rạ, phân gia súc, gia cầm:

           + Trồng lúa - > rơm rạ ủ với chế phẩm vi sinh -> thức ăn cho trâu, bò -> phân trâu bò ủ chế phẩm vi sinh -> phân bón hữu cơ cho trồng lúa;

           + Trồng lúa -> rơm rạ -> giá thể + bào tử nấm rơm -> nấm ăn và bã giá thể thành phân bón cho lúa, cây trồng khác…

           + Trồng lúa -> rơm rạ, trầu… + chế phẩm vi sinh -> đệm lót sinh học chăn nuôi lợn, gia cầm -> phân hữu cơ  -> bón cho lúa…

           - Từ các mô hình trên, có thể hiểu một cách đơn giản: NNTH là việc bố trí cây trồng - vật nuôi - các công đoạn sản xuất, chế biến và áp dụng kỹ thuật, công nghệ phù hợp sao cho tất cả chất thải, phụ phẩm hữu cơ phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dung trong các vòng tuần hoàn khép kín theo nguyên tắc chất thải của quá trình sản xuất này thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm khác, nhằm không để chất thải phát tán ra môi trường gây ô nhiễm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vây, có thể coi “chu trình sản xuất khép kín” trong NNTH thực chất là các “vòng tuần hoàn khép kín của các chất thải hữu cơ” phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Tùy điều kiện cụ thể các vòng tuần hoàn chất thải hữu cơ có thể khác nhau về quy mô, phạm vi áp  dụng, cụ thể như:

           + Về quy mô: có vòng tuần hoàn lớn (ví dụ, trồng cỏ -> nuôi bò -> ủ phân hữu cơ hoặc nuôi giun trùn quế, ruồi lính đen -> gia cầm, thủy sản -> trồng cỏ) hay vòng tuần hoàn nhỏ hơn trong một ngành hàng ( ví dụ, trồng lúa -> làm nấm rơm -> phụ phẩm bón cho lúa)...

           + Về phạm vi: từ nhỏ lẻ, hộ gia đình (ví dụ, từ  chất thải sinh hoạt -> nuôi giun trùn quế, ruồi lính đen, ủ phân bằng dụng cụ tại chỗ -> làm phân bón rau, hoa + trùn thịt, ấu trùng để nuôi gà, nuôi chim, cá cảnh) hay đến quy mô trang trại, doanh nghiệp (từ trồng trọt -> thức ăn cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản - chất thải, nước tải từ chăn nuôi -> phân bón -> quay lại trồng trọt) đến phạm vi cả nước ( ví dụ, sản xuất nông nghiệp -> tạo ra tiêu dùng -> rác thải sinh hoạt được thu gom, phân loại -> làm phân bón hữu cơ hoặc phát điện -> quay lại phục vụ sản xuất nông nghiệp).

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 8
  • Lượt xem theo ngày: 374
  • Tổng truy cập: 3683891