Phân bón vi sinh vật và công nghệ vi sinh trong xử lý phế thải, bảo vệ môi trường - Hội Làm vườn Việt Nam

Phân bón vi sinh vật và công nghệ vi sinh trong xử lý phế thải, bảo vệ môi trường

Những nghiên cứu trên đã được chuyển giao thành các tiến bộ kỹ thuật về vi sinh vật trong sản xuất. Chúng tôi xin giới thiệu một số chế phẩm do Viện nghiên cứu và đưa vào sản xuất để các hội viên và nông dân biết và liên hệ. Địa chỉ: Viện Thổ nhưỡng-Nông hóa - Lê Văn Hiến – Hà Nội . ĐT: 04.37222475.
  1. CHẾ PHẨM COMPOST MAKER
  2. XUẤT XỨ

- Chế phẩm Compost maker là sản phẩm của đề tài Khoa học cấp Nhà nước mã số KC.04.04.

- Quy trình công nghệ: “Sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật chuyển hoá nguyên liệu giàu hợp chất cacbon làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học - Compost Maker” đã được Bộ NN & PTNT công nhận và cho áp dụng trong sản xuất theo quyết định số 2421/QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 8 năm 2004.

  1. THÀNH PHẦN

Chứa vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo (Streptomyces), phân giải phốt phát khó tan (Burkholderia) và khử mùi (Saccharomyces). Mật độ vi sinh vật hữu ích mỗi loại trong chế phẩm đạt ≥ 1x108 CFU/gram.

  1. TÁC DỤNG

- Chuyển hoá nguyên liệu giàu hợp chất cacbon (than bùn, phụ phẩm nông nghiệp: rơm, rạ, thân lá cây, lõi ngô, vỏ cà phê, vỏ ca cao, phế thải chăn nuôi, bã thải sắn, bã thải dong riềng, bã mía, v.v...) làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh.

- Sử dụng chế phẩm Compost maker trong xử lý rơm, rạ tại chỗ trên đồng ruộng có tác dụng hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ gây thối rễ, vàng sinh lý cây lúa.

  1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

4.1. Phương pháp ủ đống

Nguyên liệu bổ sung cho xử lý 1 tấn cơ chất

 

- Chế phẩm Compost maker:

- Đạm urê (hoặc sunphat amôn):

- Kali clorua:

- Super lân:

2 kg

1 - 2 kg

1 - 2 kg

5 - 7 kg

- Rỉ đường:

Hoặc cám gạo:

- Vôi bột:

5 - 7 kg

7 - 10 kg

7 - 10 kg

  1. CHẾ PHẨM VI SINH VẬT CHỨC NĂNG

CHUYÊN DÙNG CHO CÂY HỌ CÀ, HỌ BẦU BÍ

  1. XUẤT XỨ

- Chế phẩm vi sinh vật chức năng là sản phẩm của đề tài Khoa học cấp Nhà nước mã số KC.04.04 và dự án sản xuất thử nghiệm KC04-DA11.

- Quy trình công nghệ: “Sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật chức năng” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho áp dụng trong sản xuất theo quyết định số 2421/QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 8 năm 2004 và “Chế phẩm vi sinh vật chức năng” đã được đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ NN&PTNT theo quyết định số 59/2008/QĐ-BNN ngày 9/5/2008.

  1. THÀNH PHẦN

Chứa vi sinh vật có khả năng cố định nitơ (Azotobacter), phân giải phốt phát khó tan (Burkholderia) và vi sinh vật đối kháng vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn (Bacillus); Mật độ vi sinh vật hữu ích mỗi loại đạt ≥1,5x108 CFU/g.

  1. TÁC DỤNG

- Cải thiện và nâng cao sức khỏe của đất trồng;

- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng;

- Hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn;

- Tiết kiệm 10 – 15% phân urê, lân;

- Tăng năng suất cây trồng.

  1. LIỀU LƯỢNG

200 gram cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2)

  1. CÁCH SỬ DỤNG

5.1: Giai đoạn làm bầu ươm hoặc lúc gieo hạt hoặc cây con

- Giai đoạn làm bầu ươm: Trộn đều 200 gram chế phẩm với đất làm bầu trước khi đóng bầu. Hoặc

- Lúc gieo hạt hoặc đặt cây con: Trộn đều 200 gram chế phẩm với với 3 – 5 kg đất bột hoặc cát sạch, rải đều lên rãnh trước khi gieo hạt hoặc bón cách gốc 5 – 10 cm, sau đó tưới nước.

5.2. Giai đoạn sau khi trồng 15 – 20 ngày: Hòa 200 gram chế phẩm vào 100 lít nước sạch, sau đó tưới cách gốc cây 5 – 10 cm.

Lưu ý: Không sử dụng chế phẩm vi sinh vật chức năng với phân vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.

  1. BẢO QUẢN

- Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và thuốc bảo vệ thực vật.

- Thời hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất.

  1. CHẾ PHẨM VI SINH VẬT CHỨC NĂNG

                                                         CHUYÊN DÙNG CHO CÂY ĐẬU ĐỖ

  1. XUẤT XỨ

- Chế phẩm vi sinh vật chức năng là sản phẩm của đề tài Khoa học cấp Nhà nước mã số KC.04.04 và dự án sản xuất thử nghiệm KC04-DA11.

- Quy trình công nghệ: “Sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật chức năng” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho áp dụng trong sản xuất theo quyết định số 2421/QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 8 năm 2004 và “Chế phẩm vi sinh vật chức năng” đã được đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ NN&PTNT theo quyết định số 59/2008/QĐ-BNN ngày 9/5/2008.

  1. THÀNH PHẦN

Chứa vi sinh vật có khả năng cố định nitơ (Bradyrhizobium), phân giải phốt phát khó tan (Burkholderia) và vi sinh vật đối kháng vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn (Bacillus); Mật độ vi sinh vật hữu ích mỗi loại đạt ≥1,5x108 CFU/g.

  1. TÁC DỤNG

- Cải thiện và nâng cao sức khỏe của đất trồng;

- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng;

- Hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn;

- Tiết kiệm 10 – 15% phân urê, lân;

- Tăng năng suất cây trồng.

  1. LIỀU LƯỢNG

200 gram cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2)

  1. CÁCH SỬ DỤNG

- Trộn với hạt giống: Làm ướt hạt giống bằng lượng nước sạch tương đương với 3 – 5% khối lượng hạt giống; sau đó trộn đều với chế phẩm vi sinh vật chức năng và đem gieo; Hoặc

- Bón trực tiếp vào đất: Trộn chế phẩm vi sinh vật chức năng với 3 – 5 kg đất bột, sau đó bón trực tiếp vào rãnh/hốc cây; Hoặc hòa chế phẩm vi sinh vật chức năng vào 100 lít nước sạch, sau đó tưới vào rãnh.

Lưu ý: Không sử dụng chế phẩm vi sinh vật chức năng với phân vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.

  1. BẢO QUẢN

- Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và thuốc bảo vệ thực vật.

- Thời hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 27
  • Lượt xem theo ngày: 822
  • Tổng truy cập: 3825724