OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
QUY HOẠCH, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC ĐỂ GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHĂN NUÔI (PHẦN II) - Hội Làm vườn Việt Nam

QUY HOẠCH, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC ĐỂ GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHĂN NUÔI (PHẦN II)

 Để làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi không những cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà cần cả các biện pháp mang tính chính sách, chiến lược. Trong thực tế, cần áp dụng đồng bộ hai nhóm biện pháp/giải pháp này mới mang lại hiệu quả triệt để và bền vững. Trong đó, việc quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể và chi tiết chăn nuôi theo quốc gia, vùng miền sinh thái, cụm tỉnh cho từng chủng loại gia súc, gia cầm, với số lượng phù hợp là biện pháp quan trọng có tầm chiến lược. Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi là áp dụng các phương pháp lý học, hóa học và sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  1. Quy hoạch và đổi mới công nghệ chăn nuôi.

Để làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi không những cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà cần cả các biện pháp mang tính chính sách, chiến lược. Trong thực tế, cần áp dụng đồng bộ hai nhóm biện pháp/giải pháp này mới mang lại hiệu quả triệt để và bền vững. Trong đó, việc quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể và chi tiết chăn nuôi theo quốc gia, vùng miền sinh thái, cụm tỉnh cho từng chủng loại gia súc, gia cầm, với số lượng phù hợp là biện pháp quan trọng có tầm chiến lược. Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi là áp dụng các phương pháp lý học, hóa học và sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được quy hoạch phù hợp theo vùng sinh thái cả về số lượng, chủng loại để phát huy lợi thế của mỗi vùng đồng thời không bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những khu vực đông dân cư, khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt thì công tác quy hoạch chăn nuôi càng phải quản lý nghiêm ngặt. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội thị, khu đông dân cư đồng thời đúng thiết kế và phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang trại. Người chăn nuôi phải thực hiện tốt quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng. Các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đúng theo quy hoạch, đúng theo Pháp lệnh giống vật nuôi, Luật Thú y và các quy chuẩn trong chăn nuôi. Việc quy hoạch chăn nuôi và rà soát lại quy hoạch phải thực hiện định kỳ vì đây là biện pháp vĩ mô quan trọng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Việc lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải có ý nghĩa quan trọng. Cần đảm bảo đủ diện tích chuồng nuôi, mật độ chăn nuôi và tuân thủ quy trình vệ sinh chuồng trại. Xung quanh khu vực chăn nuôi cần tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng. Ngoài ra cây xanh còn quang hợp, hút khí CO2 và thải khí Orất tốt cho môi trường. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng

          Cùng với quy hoạch, việc áp dụng các công nghệ chăn nuôi tiên tiến cũng góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Các công nghệ chuồng lồng, chuồng sàn, các thiết bị chăn nuôi (máng ăn, máng uống tự động, hệ thống cấp - thoát nước, vệ sinh chuồng trại hiện đại ….) chẳng những giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế chăn nuôi mà còn góp phần thu gom, xử lý tốt lượng chất thải rắn, chất thải lỏng từ quá trình chăn nuôi. Với việc áp dụng các công nghệ này, các chất thải chăn nuôi được quản lý, không còn tình trạng phát thải tràn lan, vương vãi, gây mất mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và môi trường không khí.

2. Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm ô nhiễm môi trường

Công nghệ đệm lót sinh học được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản lần đầu tiên là đầu những năm 80 của Thế kỷ trước. Ngày nay đã có nhiều nước ứng dụng công nghệ này như: Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc… Năm 2010, công nghệ này bắt đầu du nhập vào nước ta và phát triển. Sau hơn 3 năm áp dụng, năm 2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổng kết “…Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu, được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông hộ”. (Thông báo số 2560/TB-BNN-VP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiều nhiệt nên khi thiết kế, xây dựng cần lựa chọn nơi có địa hình cao ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nắng nóng cần phải được quan tâm.

 

Bản chất của chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (phôi bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê…) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng các vi sinh vật hữu hiệu đã được nghiên cứu và tuyển chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus…với mong muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng. Đó là các vi sinh vật có lợi cho đường ruột, sinh ra chất ức chế nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân, nước tiểu gia súc, gia cầm, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực chất của quá trình này cũng là xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường bằng men sinh học.

 

Trên cơ sở nghiên cứu chế phẩm EM gốc của Nhật Bản, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, chọn tạo cho ra các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật hữu hiệu. Nhiều cơ sở đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các giá thể khác nhau và được thị trường chấp nhận như chế phẩm sinh học Balasa No1 của cơ sở Minh Tuấn; chế phẩm EMIC (Công ty CP Công nghệ vi sinh và môi trường); chế phẩm EMC (Công ty TNHH Hóa sinh Việt Nam); GEM, GEM-K, GEM-P1 (Trung tâm Tư vấn CTA)… Các chế phẩm này đã và đang được sử dụng làm đêm lót sinh học trong chăn nuôi ở nước ta và được đánh giá là phù hợp, hiệu quả.

                                                                 TS. Phùng Quốc Quảng (Sưu tầm và tổng hợp)

      

 

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 11
  • Lượt xem theo ngày: 4296
  • Tổng truy cập: 3683092