OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO Togel Online
Sâu hại cây na: Bướm phượng đen vệt xanh - Hội Làm vườn Việt Nam

Sâu hại cây na: Bướm phượng đen vệt xanh

BBT: Bướm phượng đen vệt xanh (Graphium agamemno Linnaeus, 1758) là loài bướm lớn gây hại trên cây na và nhiều cây trồng. BBT Xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Xuân Thành viết về đặc điểm sinh học và cách phòng trừ loại bướm này.

 

  1. Khái quát chung:

Bướm phượng đen vệt xanh là loài bướm lớn sinh sống ở các nước nhiệt đới, chúng thuộc họ bướm phượng - Papilionidae bộ cánh vảy - Lepidoptera. Loài này xuất hiện nhiều ở các vùng trung du, miền núi. Ấu trùng của loài sâu hại này khá nhiều giống cây, mức độ gây hại cho đến nay chưa lớn, tuy nhiên khi điều kiện môi trường tốt chúng có thể sẽ trở thành dịch hại.

  1. Đặc điểm hình thái

a.     Trưởng  thành:   

b0

Ảnh 1. Bướm phượng đen vệt xanh nhìn từ mặt lưng

Đầu có kích thước vừa phải, màu đen. Đầu và lồng ngực bị xám xanh. Râu đen hình dùi đục, chiều dài râu chưa tới 1/2 chiều dài của cánh trước. Đôi mắt kép có màu nâu đỏ. Mắt đơn nằm trên đỉnh đầu. Bụng có màu xám xanh phía trên và xám bên dưới. Dọc giữa thân mặt lưng từ đầu cho đến hậu môn có một vện đen to. Ngực màu nâu nhạt với những sợi lông màu xanh xám phía trên và màu xám bên dưới. Bụng có màu nâu nhạt, có màu xám xanh xám phía trên và màu xám bên dưới. Mặt trên của cánh màu đen chấm xanh, mặt dưới của cánh màu nâu chấm xanh nhạt. Màu sắc cánh giữa con đực và con cái giống nhau nhưng cánh của con cái lớn hơn cánh của con đực. Hai đuôi của cặp cánh sau của con cái dài hơn của con đực. Con đực có vảy mùi hương dùng để quyến rũ con cái, và một bó lông dài ở phía sau của cánh sau. Nhìn mặt lưng phần sát thân thấy các dãy đốm xanh lá cây, phân bố trông như một lọ hoa nhiều lớp ôm trọn phần thân của bướm. Dãy sát thân mãnh, ít bị ngắt đoạn. Dãy thứ 2 vệt xanh to, dài và đậm, bị ngắt đoạn. Dãy thứ 3 xa thân hơn là các vệt xanh lá cây to, nhỏ khác nhau phân bố cùng chiều như hai dãy trước. Các dãy chấm xanh sau ngắn.

b 2

Ảnh 2. Bướm phượng đen vệt xanh nhìn từ mặt hông

b.     Trứng:

          Trứng của Bướm phượng đen vệt xanh có hình cầu, màu vàng hơi xanh nhạt. Màu trứng dần dần biến thành màu xám khi chuản bị nở.

c. Ấu trùng:             

b3

Ảnh 3. Ấu trùng Bướm phượng đen vệt xanh tuổi 4

Ấu trùng của Bướm phượng đen vệt xanh phát triển qua 5 tuổi. Ấu trùng có 3 đôi chân chính nằm ở 3 đốt ngực, 4 đôi chân bụng nằm trên đốt bụng 3,4,5,6. Đôi chân phụ cuối cùng nằm tại đốt bụng thứ 10 gần sát hậu môn. Lỗ thở nằm tại mặt bên của các đốt bụng từ thứ nhất cho đến thứ 7. Ấu trùng có một cặp mấu tuyến hôi

Ấu trùng tuổi 1: Ấu trùng có màu tro xám. Đốt ngực trức, đốt ngực giữa và các đốt bụng thứ  5, 6,7, 8 có màu trắng xám. Mặt lưng có 4 cặp gai. Đầu 1 cặp, ngực giữa và ngực sau mỗi đốt ngực 1 cặp. Cặp thứ 4 nằm tại phần cuối bụng. Trên lưng và các cặp gai có nhiều lông cứng. Chiều dài thân của ấu trùng từ 2-3,5mm.

Ấu trùng tuổi 2: Ấu trùng tuổi 2 trông như chiếc chùy có gai, phía đầu màu xám nâu, to, thô, Khu vực các đốt ngực phình to. Kích thước thân dài từ 6-12mm.

Ấu trùng tuổi 3: Cơ thể chuyển sang màu xanh lục, thân thuôn dài ra, Phần ngực không gồ cáo như tuổi 1, tuổi 2. Chiều dài thân đo được từ 13-18mm

Ấu trùng tuổi 4: Cơ thể có màu vàng nhạt, với các vết xanh đậm, chiều dài thân dài từ 26-28mm.

Ấu trùng tuổi 5: Ấu trùng tuổi 5 có màu xanh lá cây đậm. Kích thước vừa to vừa dài nhất. Chiều dài thân đạt từ 27-38mm, chiều rộng đạt từ 7- 8mm.

d.    Nhộng:    Loài sâu này thuộc họ Bướm phượng vì vậy cách làm nhộng giống như các loài khác trong họ Papilionidae. Khi ấu trùng đẫy sức, chúng tìm vị trí thuận lợi (Lá hoặc cành cây) tiết chất dịch, đính phần hậu môm vào giá thể còn phần đầu nhả tơ thả mình tự do. Sợi tơ mỏng chắc, một đầu giữ 2 bên hông của đốt ngực sau, đầu bên trên gắn vào giá thể. Khi mới vào nhộng có màu xanh lá cây non, sau một thời gian nhộng chuyển màu xanh lá cây đậm. Bướm khi vũ hóa phần đầu ra trước, cuối cùng mới đến phần hậu môn.   

 b4

Ảnh 5.   Nhộng Bướm phượng đen vệt xanh giai đoạn đầu

b5

Ảnh 6.   Nhộng Bướm phượng đen vệt xanh giai đoạn giữa kỳ

b6 

Ảnh 7.   Nhộng Bướm phượng đen vệt xanh đang vũ hóa

  1. Đặc điểm sinh học

Ấu trùng Bướm phượng đen vệt xanh là loài đa thực chúng ăn lá và chồi non cây, của nhiều giống cây khác nhau. Trưởng thành là loài bướm có màu sắc sặc sỡ, bay lượn khoan thai, yêu thích mật hoa. Bướm xuất hiện trong các khu vườn trồng cây ăn quả, sườn núi, khe suối, đồi cao. Bướm sau giao phối 2 ngày thì tìm nơi đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng của bướm cái kéo dài từ 10-12 ngày. Trứng đẻ đơn lẻ từng quả, trên các lá non, lá bánh tẻ.  

          Trong điều kiện cuối xuân đầu hè thời gian phát triển của các giai đoạn như sau:

            Trứng nở sau 3 đến 4 ngày.             Giai đoạn phát triển của ấu trùng 12 đến 17 ngày trong đó thời gian phát triển của ấu trùng từng tuổi như sau: Ấu trùng tuổi 1: 2-3 ngày, Ấu trùng tuổi 2 phát triển 2- 3  ngày. Ấu trùng tuổi 3 phát triểm 2-3 ngày. Ấu trùng tuổi 4 phát triển từ 2 đến 3 ngày. Ấu trùng tuổi 5 phát triên 5-6 ngày.             Giai đoạn Nhộng phát triển 10 đến 13 ngày

             Giai đoạn bướm có thể sống được từ 14-15 ngày

  1. Đặc điểm sinh thái:
  2. Phân bố

            Bướm phượng đen vệt xanh phân bố tại các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, New Guinea, quần đảo Solomon và Úc, Các nước Đông Nam Á.

            Tại Việt Nam chúng tôi đã thu được tại các vùng: Tây Bắc (Sơn La, Yên Bái), Vùng Đông Bắc: (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn), Bắc Khu 4: (Thanh Hóa)   

  1. Cây chủ

Bướm phượng đen

            Cây chủ của bướm phượng đen vệt xanh gồm các cây trong họ Na như: Annona squamosa (Cây Na), Annona muricata (Mảng cầu xiêm), Annona reticulata (Cây nê),chi giổi (Họ Mộc Lan)

  1. Vòng đời:

Bướm phượng đen chấm xanh mỗi năm có 7 thế hệ. Mỗi thế hệ phát triển từ trứng đến trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên trung bình từ 33-35 ngày.

  1. Thiên địch

-  Các loài ký sinh: Các loài ong ký sinh nhộng thuộc họ Ichneumonidae

- Các loài bắt mồi: Họ Bọ rùa, Họ Bọ mắt vàng, Chrysopidae, Họ bọ xít năm cạnh Pentomidae

  1. Gây hại

Ấu trùng ăn lá, chồi non đôi khi ăn cả hoa

  1. Các giải pháp kiểm soát và ngăn chặn.

Giống: Cần lai tạo và tuyển chọn bộ giống cho năng xuất, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng phòng chống sâu bệnh cao.

- Trồng trọt, chăm sóc đúng kỹ thuật, không sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh thuốc trừ cỏ hóa học. Giảm sử dụng phân vô cơ, tăng cường sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ đã qua sử lý. Sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh thảo mộc, thuốc trừ sâu, sinh học./.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 14
  • Lượt xem theo ngày: 4680
  • Tổng truy cập: 3683476