SỬ DỤNG PHÂN BÓN HIỆU QUẢ 4. Quản lý sức khỏe cây trồng và Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón![]() BBT: Trong tự nhiên 3 nhóm đối tượng : cây trồng – các sinh vật liên quan đến cây trồng - điều kiện môi trường tự nhiên (hay điều kiện ngoại cảnh) mà cây trồng đang sống luôn có mối liên quan mật thiết, chịu ảnh hưởng lẫn nhau và có tác động qua lại với nhau. Khi đề cập đến Sức khỏe cây trồng phải xem xét mối quan hệ tác động lân nhau của cả 3 đối tượng trên để cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển được thuân lợi.
MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG TỔNG HỢP và NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN BÓN PGS.TS. Nguyễn Kim Vân PCT Hội KHKT Bảo vệ thực vật VN Với mục đích tăng cường an ninh lương thực, đảm bảo an toàn nông sản thực phẩm và bảo vệ môi trường bền vững, thúc đẩy nâng cao năng lực của hệ thống bảo vệ thực vật nước ta, ngày 29/4/2021, Bộ NN và PTNT đã phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật "Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp" do tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO ) tài trợ và Cục BVTV làm chủ dự án. Đây là chủ trương lớn, đúng đắn, kịp thời của Bộ NN và PTNT nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững của nước ta trong hiện tại và tương lai .Theo nhã ý của Hội Làm vườn VN liên quan chủ đề Hội thảo này tôi xin đóng góp thêm một vài ý kiến trao đổi về vấn đề sức khỏe cây trồng -một vấn đề đang được nhiều người quan tâm, mối liên quan giữa IPM và IPHM cũng như vai trò của các yếu tố dinh dưỡng và việc sử dụng phân bón hiệu quả trong sản xuất cây trồng . I. Về vấn đề sức khỏe cây trồng (Plant Health - PH) và quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (Integrated Plant Health Management- IPHM ) Cây trồng là nhóm sinh vật nằm trong hệ thực vật nói chung. Cũng như mọi sinh vật sống ( con người, động vật và các loài sinh vật khác...), cây trồng sống, sinh trưởng và phát triển được trong tự nhiên luôn có mối liên quan và chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm yếu tố tác động , đó là tác động của 2 nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố các điều kiện môi trường cây trồng đang sống và nhóm tác động của các sinh vật khác bao gồm cả sinh vật gây hại ( SVGH) và sinh vật có ích liên quan đến đời sống cây trồng. Như vậy khi bàn về sức khỏe cây trồng là chúng ta phải đề cập đến mối liên quan cả 3 đối tượng có sự ảnh hưởng hay tác động qua lại lẫn nhau trong tự nhiên: bao gồm; 1- Bản thân chủ thể là cây trồng liên quan đến đăc điểm sinh lý, sinh hóa của cây trồng, chủng loại các giống cây trồng, khả năng chống chịu. của các giống cây trồng trong sản xuất.nông nghiệp... 2- Các yếu tố của điều kiện môi trường (hay điều kiện ngoại cảnh ) để đảm bảo cây trổng sống, sinh trưởng và phát triển được thuận lợi trong tự nhiên Nhóm này bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống của cây trồng, trong đó có khí hậu, thời tiết, các yếu tố dinh dưỡng (liên quan đến đất đai, phân bón ), nước ánh sáng, không khí.và các yếu tố khác .. Đặc điểm chung tác động của nhóm các yếu tố nàyđều là các yếu tố phi sinh vật (không phải sinh vật sống) hay là các điều kiện ngoại cảnh tự nhiên của cây trồng, nếu các điều kiện này bị thay đổi không thuận lợi thường gây ra các tình trạng bệnh lý không truyền nhiễm hại cây trồng Ví dụ như do thiếu nước nghiêm trọng gây hạn hán, thừa nước quá gây ngập úng, do tác động của nhiệt độ không khí bất thường (quá cao hoăc quá thấp), cây trồng thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng vv... đều có thể dẫn đến những tổn thương các bộ phận lá, thân, hoa, quả, rễ... làm cây trồng suy yếu hoặc chết. hậu quả cây trồng mất năng suất và giảm phẩm chất nông sản. 3-Tác động của nhóm sinh vật khác liên quan đến đời sống của cây trồng bao gồm cả sinh vật gây hại (SVGH) và sinh vật có ích đối với cây trồng. Trong nhóm này ngoại trừ các loài sinh vật có ích và sinh vật trung gian, có rất nhiều loài sinh vật gây hại (SVGH) thường gây ra các bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan hại cây trồng trong sản xuất. Ví dụ điển hình SVGH như các loài sâu hại, nhện hại, bệnh hại (do nấm, vi khuẩn, vi rut, tuyến trùng...) do cỏ dại.và nhiều loài SVGH khác gây hại trên cây trồng... Cần lưu ý rằng: trong tự nhiên 3 nhóm đối tượng : cây trồng – các sinh vật liên quan đến cây trồng và điều kiện môi trường tự nhiên (hay điều kiện ngoại cảnh) mà cây trồng đang sống luôn có mối liên quan mật thiết, chịu ảnh hưởng lẫn nhau và có tác động qua lại với nhau. Như vậy khi đề cập đến Sức khỏe cây trồng phải xem xét mối quan hệ tác động lân nhau của cả 3 đối tượng ; bản thân cây trồng= tác động của sinh vật khác ảnh hưởng đến đời sống cây trồng và tác động của các điều kiện môi trường để cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển được thuân lợi. Trên cơ sở quan tâm cả 3 đối tượng trên mới quản lý tốt sức khỏe của cây trồng. trong sản xuất nông nghiệp. Theo quan điểm của FAO nâng cao sức khỏe cây trồng có thể cải thiện một sức khỏe ( One Health - OH), dẫn tới ảnh hưởng cả hệ sinh thái nói chung. .Sức khỏe cây trồng là cách tiếp cận tổng thể để phòng ngừa và giảm thiểu mối đe dọa đến sức khỏe con người, sức khỏe động vật và môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng chung, đảm bảo an ninh lương thực đảm bảo dinh dưỡng, tạo nên cả hệ sinh thái bền vững và thúc đẩy thương mại công bằng. Nâng cao sức khỏe cây trồng là cách tiếp cận mới, có tính toàn diện nhiều mặt, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, chống sự suy giảm đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường bền vững. Vì thế sức khỏe cây trồng đã được Bộ NN-PTNT xem như là một trong những trụ cột để tiếp cận một sức khỏe mà tổ chức nông lương LHQ (FAO) đề ra. Sức khỏe cây trồng là một sức khỏe liên quan đến, sức khỏe đất, sức khỏe động vật và sức khỏe con người Như vậy về bản chất của Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là quản lý một cách đầy đủ toàn diện cả 3 đối tượng bao gồm bản thân cây trồng, quản lý tác động của nhóm sinh vật liên quan đến đời sống cây trồng va tác động của các điều kiện môi trường ( hay điều kiện ngoại cảnh) để dảm bảo cây trồng sống.sinh trưởng và phát triển được thuận lợi trong tự nhiên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản đồng thời góp phần bảo vệ, phát triển cả hệ sinh thái bền vững. IPHM không chỉ quan tâm quản lý các loài sinh vật gây hại (SVGH) trên cây trồng mà còn chú trọng bảo vệ và phát triển các loài sinh vật có ích ( SVCI) và cả hệ sinh thái đồng thời IPHM đặc biệt quan tâm đến các yếu tố tác động của điều kiện môi trường đê đảm bảo cây trồng sống, sinh trưởng và phát triển thuận lợi Trong các yếu tố của điều kiện môi trường, IPHM dặc biệt quan tâm đến các yếu tố dinh dưỡng đối, liên quan đến đất đai, nguồn nước và phân bón ..để đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, và các yếu tố khác. II. Về mối quan hệ giữa IPM và IPHM Khi bàn về sức khỏe cây trồng có một số ý kiến cho rằng; Trước đây bàn nhiều về IPM nay lại bàn nhiều về IPHM vây giữa IPM và IPHM có liên quan và khác nhau khong? Để thấy rõ môi liên quan giữa IPM và IPHM chúng ta nên đi vào phân tích một số ý chính qua mục têu, nội dung, nguyên tắc của IPM 2.1.Về Quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp (Intergrated Pest Management - (IPM) Tổ chức Nông- Lương Liên hợp quốc (FAO) đã xác định: IPM là giải pháp cơ bản trong sản xuất cây trồng bền vững và giảm thiểu nguy cơ do thuốc hóa học bảo vệ thực vật gây ra trong sản xuất nông nghiệp. Theo quan điểm của FAO, bản chất và nội dung quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp (IPM) là giải pháp tiếp cận sinh thái để quản lý các loài SVGH cây trồng, bao gồm áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật (sử dụng giống kháng/giống chống chịu, bón phân cân đối, áp dụng thời vụ hợp lý, đảm bảo kỹ thuật làm đất, tưới nước, luân canh, xen canh, chăm sóc cây trồng,..) Tóm lại IPM áp dụng tất cả các biện pháp kỹ thuật canh tác phối kết hợp…để ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của các loài sinh vật gây hại (SVGH) cây trồng; hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV hóa học trong nông nghiệp, bảo vệ quần thể thiên địch và giảm thiểu rủi ro gây mất an toàn nông sản thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường. IPM chú trọng các biện pháp kỹ thuật để chăm sóc sức khỏe cây trồng. IPM chỉ sử dụng thuốc hóa học khi dịch hại cây trồng có nguy cơ bùng phát và gây hại có ý nghĩa kinh tế đối với cây trồng. - IPM hoạt động theo 4 nguyên tắc cơ bản: a-Trồng cây khỏe b-Bảo vệ thiên địch c-Thăm đồng thường xuyên d-Nông dân trở thành chuyên gia Mục tiêu quan trọng của IPM là huấn luyện nông dân trở thành chuyên gia tức là hiểu rõ - thành thạo về kỹ thuật canh tác cây trồng và quản lý tổng hợp dịch hại. có khả năng ứng dụng thành công IPM trên ruộng nhà và hướng dẫn cho nhiều nông dân khác làm theo Nguyên tắc này mang tính xã hội và tính cộng đồng. Đó là tổ chức các lớp học ngoài đồng cho nông dân (Farmer Field School - FFS) để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những người nông dân nòng cốt, giúp nông dân nâng cao kiến thức cơ bản về hệ sinh thái đồng ruộng, về vai trò của thiên địch và sinh vật có ích, thấy rõ tác động tiêu cực của thuốc BVTV đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người; đồng thời rèn luyện các kỹ năng quản lý dịch hại, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng tổ chức và hợp tác của nông dân. Từ phân tích mục tiêu, nguyên tác và nội dụng của IPM trên cho thấy: 2.2- IPM là nền tảng của các chương trình ứng dụng kỹ thuật khác và IPHM trong sản xuất Bản chất IPM là một giải pháp san xuất cây trồng bền vững và giảm thiểu nguy cơ do thuốc hóa học bảo vệ thực vật gây ra trong nông nghiệp., là giải pháp tiếp cận sinh thái để quản lý các loài SVGH cây trồng, thông qua áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác để nâng cao sức khỏe của cây trồng. Cũng dựa trên cơ sở nền tảng của IPM , các mô hình canh tác gắn liền với ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất cây trồng như ba giảm ba tăng ( 3G3T), một phải năm giảm (1P5G), kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), kỹ thuật gieo sạ né rầy, sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý sinh vật gây hại …. đã mang lại nhiều kết quả to lớn trong sản xuất cây trồng, góp phần giảm thiểu đáng kể mối nguy cơ do hóa chất nông nghiệp gây Chương trình IPM đã được xây dựng thành các quy trình kỹ thuật cụ thể cho từng cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn an toàn nông sản thực phẩm,(GAP/VietGAP) trên lúa, rau, cây ăn quả, cây công nghiệp và trên nhiều loại cây trồng khác..Vì thế nhà nước ta đã đưa nội dung IPM thành một trong những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của quản lý dịch hại cây trồng trong Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013 và Bộ NN&PTNT đã phê duyệt và thực hiện “Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020”. Các nội dung cơ bản của IPM cũng là nến tảng của việc quản lý sức khỏe cây trồng. Nói cách khác: bản chất và nội dung cơ bản của việc quản sức khỏe cây trồng (IPHM) cũng dưa trên cơ sở quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp (IPM) nhưng có tầm nhìn nhìn rộng hơn và toàn diện hơn, Điểm khác biệt giữa hai chương trình trên chủ yếu nằm ở tầm nhìn và cách tiếp cận. IPM chú trọng việc kiểm soát dịch hại, làm cơ sở để bảo vệ cây trồng. IPM quan tâm nhiều đến việc trừ dịch hại,và tập trung vào các biện pháp kỹ thuật canh tác liên quan trực tiếp đến việc chăm soc cây trồng khỏe, giảm thiểu tác hại của thuốc BVTV. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử cũng cho thấy: IPM chưa có điều kiện để quan tâm đi sâu hơn vào nhóm yếu tố tác động thư 3 là các yếu tố bất thuận của điều kiện môi trường đối với đời sống cây trồng. Cần lưu ý rằng, IPM ở nước ta được quan tâm và triển khai từ những năm 1990 và đã thu được nhiều kết quả to lớn những năm sau đó Ở thời kỳ này, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như các thách thưc khác chưa biểu hiện rõ như hiện nay Trong tình hinh hiện nay, sản xuất cây trồng của nước ta đang đứng trước nhũng yêu cầu và khó khăn thách thức lớn đòi hỏi phải giải quyết như sau: 1-Đó là tác động của tình hình biến đổi khí hậu và diễn biến phức tạp của SVGH cây trồng mang tính chất xuyên biên giới có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến đảm bảo an ninh lương thực. 2- Thách thức về năng lực cạnh tranh do yêu cầu cao của chất lượng nông sản xuất khẩu của nước ta khi gia nhập thị trương quốc tế và vấn đề an toàn nông sản thực phẩm cho người sử dụng trong nước 3- Yêu cầu phải phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ và bảo vệ môi trường: Do sản xuất cây trồng truyền thống nhiều năm qua ở nước ta và tình trạng thâm canh, độc canh, sử dụng hóa chất nông nghiệp quá mức, gây ô nhiễm môi trường đất , nước, không khí là nhũng vấn đề cản trở mục tiêu sản xuất cây trồng bền vững của nước ta. 4-Do yêu cầu phát triển khoa học công nghệ 4.0 trên mọi lĩnh vực, Vì vậy, để nâng cao sức khỏe cây trồng trong tình hình mới, cần thiết phải đẩy mạnh xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng về vật chất và kỹ thuật theo hướng tiên tiến, hiện đại .ứng dụng kết quả của cuộc cách mạng KH công nghệ 4.0 Từ những thách thức trên cho thấy trong hoàn cảnh hiện nay, nếu chỉ thực hiện các nội dung IPM không thể giải quyết vẹn toàn được hết nhũng yêu cầu và thách thức lớn đang đặt ra đối với sản xuât cây trồng hiện nay. . - Vì vậy, IPHM là một cách tiếp cận mới có tầm nhìn rông hơn, có nhiều nội dung hơn, là giải pháp toàn diện hơn để chúng ta có thể giải quyết những thách thức về dịch hại cây trồng xuyên biên giới, về an toàn thực phẩm và chất lượng nông sản xuất khẩu của VN, góp phần phát triển cây trồng bền vững và bảo vệ môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu, bảo vệ cả hệ sinh thái và nâng cao sức khỏe con người.. Các biện pháp của IPHM chủ yếu hướng vào việc phòng dịch hại.nâng cao sức khỏe cây trồng và đăc biệt quan tâm tới các yếu tố của môi trường như các yếu tố dinh dưỡng liên quan phân bón, sức khỏe của đất và các yếu tố khác liên quan đến sức khỏe cây trồng. IPHM đi vào tổng thể các giải pháp không chỉ đảm bảo phòng chống sâu bệnh hại cây trồng mà còn hài hòa với sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. - Mặt khác, IPHM mang tính kế thừa và phát triển của chương trình IPM Nội dung của sức khỏe cây trồng là trên cơ sở phát triển các nội dung của IPM nhưng rộng hơn.và toàn diện hơn bao gôm nhiều nội dung như nông nghiệp sinh thái và bảo vệ môi trường; quản lý cỏ dại; quản lý sử dụng vật tư nông nghiệp; sức khỏe của đất và dinh dưỡng cho cây trồng; giống cây trồng khỏe; chuỗi liên kết sản xuất; các yêu cầu kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản; truyền thông IPHM, nông nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. quản lý nước, quản lý phát thải khí nhà kính và các nội dung khác liên quan đến sức khỏe cây trồng.... - Mục đích các lớp học ngoài dồng (FFS) của chương trình IHPM là huấn luyện những người nông dân thành các chuyên gia có kiến thức rộng hơn, sâu hơn về sức khỏe cây trồng. IPHM giúp giải quyết toàn diện các vấn đề liên quan đến sức khỏe cây trồng để hỗ trợ người nông dân bảo vệ cây trồng tốt hơn, tăng thu nhập, góp phần đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho tất cả mọi người và góp phần bảo vệ sức khỏe cả hệ sinh thái Vì vậy quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) được đánh giá là cách tiếp cận mới, có tính toàn diện nhiều mặt phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, chống suy giảm đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường lâu dài và góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác công tư (PPP) theo định hướng của nhà nước ta hiện nay. góp phần nâng cao giá trị và uy tín của sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. III. Vấn đề tăng cường dinh dưỡng cây trồng theo hướng hữu cơ bền vững và một số giải pháp liên quan đến sử dụng hiệu quả phân bón Cây trồng sống, sinh trưởng và phát triển thuận lợi trước hết phải có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng (phân bón N,P,K.. các nguyên tố khoáng trung, vi lượng…) Nếu so sánh với các yếu tố khác của điều kiện môi trường như khí hậu, thời tiết… việc quản lý dinh dưỡng của người sản xuất cây trồng có thể chủ động được hơn.rất nhiều Tuy nhiên thực tế sản xuất cây trồng ở nước ta còn mất cân đối lớn giữa sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ. Việc sử dụng thái quá phân bón vô cơ không những lãng phí, gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị nông sản Vì vậy bên cạnh việc sử dụng cân đối, tiết kiệm và hiệu quả các loại phân vô cơ cần chú trọng tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng theo hướng hữu cơ bằng cách đẩy mạnh việc sản xuất, sử dụng các loại phân hưu cơ, phân vi sinh trên cơ sở tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất cây trồng hiện nay là việc rất cần thiết. Theo FAO ( 2020); Thế kỷ 21 là xu thế của một nền nông nghiệp hữu cơ và phân bón hữu cơ là chìa khóa để phát triển thành công nền nông nghiệp hữu cơ bền vững Do việc sử dụng thái quá phân bón vô cơ dẫn đến diện tích đất canh tác nông nghiệp toàn TG (có khoảng 2,0 triệu ha bị giảm độ phì, bị xói mòn, rửa trôi hoặc đá ong hóa, chua mặn hóa) . Bên cạnh tác động đến môi trường,việc lạm dụng phân bón vô cơ còn gây mất an toàn nông sản thực phẩm (do tồn dư lượng kim loại nặng và hàm lượng nitorat vượt ngưỡng quy định) Nhu cầu sử dụng phân bón ở VN khoảng 10 triệu tấn phân các loại, bình quân mỗi năm là 1 tấn/ha trong đó chủ yếu là phân vô cơ. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng phân vô cơ nước ta chỉ đạt 45 - 50%, do lãng phí cao và mất cân đối lớn giữa tỷ trọng phân vô cơ / phân hữu cơ .-Về tăng cường nguồn dinh dưỡng cho đất và trồng cây che phủ đất Đất canh tác đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp.“ Đất khỏe – cây trồng khỏe” là một nguyên tắc cơ bản để sản xuất cây trồng và là điều kiện để đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp. Do trong đất có nhiều loài sinh vật cùng chung sống bao gồm cả các loài sinh vật có hại và có ích cùng phát triển Đất đai màu mỡ sẽ nâng cao năng suất, sản lượng cũng như chất lượng của nông sản nhưng đất đai cũng là nơi dễ bị tổn thương bởi việc sử dụng thái quá hóa chất phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Điều thiết yếu trong sản xuất cây trồng hiện nay là phải chú trọng nâng cao chất lượng đất tốt, quan tâm bồi dưỡng đất, tăng nguồn dinh dưỡng cho đất vào trước, trong hoặc sau mỗi mùa vụ trồng. Quản lý đất canh tác theo hướng hữu cơ và sinh học bằng cách tăng cường sản xuất và sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh là một trong những nội dung quan trọng của việc nâng cao sức khỏe cây trồng hiện nay vừa tăng nguồn dinh dưỡng cho đất vừa bảo vệ môi trường trong phát triển NNBV. Trồng cây che phủ đất cũng có vai trò rất quan trọng vì chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng tự nhiên cho đất. Trong tình hình BĐKH, do mưa nhiều hoặc bị nắng hạn, trồng cây che phủ đất là giải pháp tốt nhất để cung cấp đủ độ ẩm ổn định cho đất cây trồng, đồng thời còn giảm sự xói mòn do mưa lớn, tăng khả năng chống chịu hạn cho đất. Trồng cây che phủ đất (các loại cây họ đậu… ) còn bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng (đạm, lân, kali và các nguyên tố trung, vi lượng.. ) vào đất một cách tự nhiên, nhằm cải thiện thành phần đất, làm tăng nguồn dinh dưỡng, tăng lượng mùn dễ tiêu cho đất, giảm cỏ dại đồng thời giúp cây trồng giảm bớt nhu cầu sử dụng nước và phân bón hóa học trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Tóm lại: Để sử dụng hiệu quả phân bón trong sản xuất cây trồng hiện nay cần chú ý sử dụng cân đối phân vô cơ/ hữu cơ, cân đối các yếu tố đa lượng, trung, vi lượng Khi sử phân bón phải căn cứ vào thời tiết, vào giai doạn sinh trưởng của cây, vào tình trạng của đất trồng, theo nguyên tác 4 đúng và chú trọng trồng cây che phủ đất, cải tạo đất trồng, nâng cao độ phì của đất theo hướng hữu cơ và sinh học. là những giải pháp thiết thực hiện nay. 4. Một số vấn đề khác liên quan đến sức khỏe cây trồng 4.1. Vấn đề dich hại cây trồng xuyên biên giới Sản xuất cây trồng nước ta đang đứng trước nguy cơ lớn về dịch hại cây trồng di cư xuyên biên giới như: sâu keo mùa thu, châu chấu sa mạc, châu chấu tre, bọ rầy truyền bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá, rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen, bệnh khảm lá sắn và nhiều loại SVGH khác Do BĐKH sâu sắc dẫn đến làm thay đổi bất thường điều kiện sống, sinh trưởng, phát triển của cây trồng và ảnh hưởng đến vòng đời hay chu kỳ sống của các loài sâu hại cũng như chu kỳ phát triển của các tác nhân gây bệnh hại cây trồng. BĐKH còn làm thay đổi cả môi trường sống và dễ hình thành các loài dịch hại mới nguy hiểm hơn, gây ra những tổn thất lớn hơn trong SX cây trồng. Vì vậy để nâng cao sức khỏe cây trồng hiện nay đòi hỏi cần phải tập trung phân tích tình hình, dự báo được xu thế tác động của BĐKH đến cây trồng, đến các loài sinh vật gây hại và mối quan hệ của chúng (cây trông và sinh vật gây hại kể cả sinh vật có ích) dưới tác động của điều kiện môi trường thay đổi, từ đó mới chủ động điều chỉnh chiến lược phòng, chống SVGH cây trồng phù hợp, nhằm ngăn chặn kịp thời các loài sâu, bệnh hại phát sinh phát triển. đặc biệt các loài sinh vật gây hại mới, sinh vật ngoại lai. xuyên biên giới. 4..2.Vấn đề dư lương hóa chất trên nông sản cây trồng Chất lượng nông sản luôn liên quan trực tiếp đến hóa chất nông nghiệp. Việc sử dụng nhiều hóa chất trong SX cây trồng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hàng NSXK và là rào cản lớn nước ta đi vào thị trường quốc tế. Nhiệm vụ trọng tâm của sản xuất NSXK nước ta thực chất là để truy xuất được nguồn gốc nông sản và có thể hoàn toàn kiểm soát được số lượng vi sinh vật hại cũng như mức dư lượng thuốc BVTV (MR), mức dư lượng phân hóa học và kim loại nặng ở dưới ngưỡng quy định có trong NSXK, Đây là rào cản lớn đối với NSXK cây trồng của Việt Nam đi sang thị trường các nước tiên tiến trong quá trình giao thương. Hiện nay do hàng rào thuế quan của các nước nhập khẩu nông sản rất chặt chẽ . khong chỉ đảm bảo dư lượng hóa chất (MRL) có trong nông sản dưới ngưỡng quy định mà còn phải đảm bảo truy xuất được nguồn gốc nông sản. 4.3. Cơ cấu giống cây trồng và luân canh - Cơ cấu cây trồng là thành phần loại cây trồng chính của một vùng SXNN nhất định, thường cơ cấu cây trồng được duy trì ổn định theo tập quán truyền thống sản xuất ở từng địa phương, Do tình hình BĐKH mà bắt buộc phải thay đổi hoặc chuyển đổi, cơ cấu lại cây trồng nhằm thích ứng với BĐKH để đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài cho từng vùng sản xuất cây trồng. Ví dụ hiện nay do tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng ở một số tỉnh ven biển ở ĐB sông Cửu Long, một số địa phương đã kịp thời chuyển đổi trồng lúa sang nuôi tôm hoặc trồng các loại cây ăn quả phù hợp. - Giống cây trồng là một yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho từng loại cây trồng. Sử dụng các giống cây trồng nhập nội hoặc các giống địa phương có đặc tính phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng sản xuất sẽ tăng khả năng thích ứng và sinh trưởng của các giống cây tốt hơn, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại cao hơn . Trong tình hình hiện nay cần chú ý chọn, tạo các giống cây trồng chống chịu tốt với các loài sâu bệnh mới có tính chất xuyên quốc gia, đăc biệt chú trọng chọn tạo các giống cây trồng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường như chống chịu hạn, chống chịu mặn, phèn, chống ngập úng… để đưa vào cơ cấu sản xuất cây trồng phù hợp với tình tình khí hậu, thời tiết của từng vùng sản xuất cụ thể . -Về luân canh cây trồng :Luân canh cây trồng giúp nhà nông chủ động phòng chống tốt với SVGH cây trồng bởi vì nhiều loài côn trùng và vi sinh vật gây bệnh hại thường chỉ phá hại một loại cây trồng là nguồn thức ăn thích hợp của chúng, Vì vậy khi trồng mãi một loại cây (trồng độc canh) vô hình chung đã tạo cho sâu hại hoặc vi sinh vật gây bệnh hại cây trồng có nguồn thức ăn ổn định lâu dài làm tăng số lượng nguồn sâu bệnh hại do tích lũy nhiều hơn ở trong một vùng đất, dẫn đến gây thiệt hại lớn hơn ở vụ sau, năm sau.. 4.4. Về quản lý nguồn nước và biện pháp tưới tiêu cây trồng hợp lý: Trong tình hình hiện nay, để ứng phó với tình trạng khô hạn thiếu nước, cần xây dựng các hệ thống trữ nước mưa dùng làm nước tưới trong thời kỳ nắng hạn hoặc xây dựng những mô hình tái sử dụng nước tưới để hạn chế rủi ro thiếu nước đồng thời cắt giảm chi phí trong quá trình canh tác. Do BĐKH tình trạng hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng là vấn đề thường xảy ra ở nhiều vùng SX cây trồng nước ta, Vì vậy, các biện pháp kỹ thuật tưới tiêu nước tiết kiệm theo khoa học, canh tác lúa tiết kiệm nước cải tiến (SRI), kỹ thuật làm đất tiên tiến tiết kiệm nước, càng cần được chú trọng mở rộng và phát triển. Đối với sức khỏe cây trồng, tưới tiêu nước tiết kiệm cho cây trồng một cách hợp lý là một trong những biện pháp thiết thực để thích ứng với tình trạng thiếu nước do hạn hán đồng thời làm giảm mức độ lây nhiễm sâu, bệnh hại hiệu quả nhưng vẫn giữ được năng suất và phẩm chất cây trồng. 4.5. Vấn đề khoa học công nghệ 4.0 đối với sức khỏe cây trồng Trong tình hình hiện nay cần đặc biệt chú trọng gắn kết IPHM với các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với BBĐKH (CSA), ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ( HTF) , nông nghiệp sinh thái ..trong sản xuất cây trông. 4.6 Tăng cường các mối liên kết trong chuỗi giá tri nông sản và đẩy mạnh việc nâng cao sức khỏe cây trồng Để nâng cao chuỗi giá trị nông sản cây trồng nước ta hiện nay cần phải có các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ độ an toàn nông sản trên tất cả các công đoạn (các khâu) từ sản xuất cây trồng, thu hoạch, bảo quản đến tiêu thụ trên cơ sở truy xuất được nguồn gốc nông sản. Vì vậy cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất cây trồng với nhà doanh nghiệp, nhà khoa học ,nhà nước, sự hô trợ của các cơ quan quản lý, các cơ quan nghiên cứu cây trồng, và bảo vệ thực vât, của các Hiệp hội liên quan, và cá thành phần khác… tạo thành sức mạnh tổng hợp để đưa nông sản cây trồng VN có uy tín ngày càng cao hơn. trên thị trường quốc tế. Mặt khác IPHM rất cần sự liên kết có định hướng của các môn học, ngành học cây trồng , bảỏ vệ thực vật, thổ nhưỡng nông hóa…để thuận lợi cho việc đào tạo các chuyên gia về sức khỏe cây trồng với mục tiêu lớn là góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của người sản xuất cây trồng chính là lực lượng quần chúng đông đảo mới đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ sản xuất cây trồng nước ta theo hướng hiện đai và bền vững Tin mới hơn
Tin cũ hơn
|
|
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |