OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
SỬ DỤNG PHÂN BÓN HIỆU QUẢ - 7. Sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ tại chỗ - Giải pháp phát triển nghề làm vườn bền vững - Hội Làm vườn Việt Nam

SỬ DỤNG PHÂN BÓN HIỆU QUẢ 7. Sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ tại chỗ Giải pháp phát triển nghề làm vườn bền vững

BBT: Sản xuất và sử dụng các loại phân hữu cơ tại chỗ, nhất là trong bối cảnh giá phân bón đang tăng cao, sẽ đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội, góp phần xây dựng một nghề làm vườn phát triển bền vững. 

SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI CHỖ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM VƯỜN BỀN VỮNG

TS. Phạm Đồng Quảng - Hội Làm vườn Việt Nam

 

I. LỢI ÍCH CỦA SẢN XUẤT, SỬ DỤNG PHÂN BÓN HƯU CƠ TẠI CHỖ

1. Về môi trường

- Chất mùn trong phân hữu cơ là các hợp chất cao phân tử có vai trò rất quan trọng cải thiện các tính chất vật lý-nước của đất, tăng khả năng giữ nước cho cây trồng,  cấu trúc của đất cũng được cải thiện; cải thiện dung tích hấp thu của đất (CEC) nên chất dinh dưỡng bón vào không bị rửa trôi, hạn chế mất dinh dưỡng từ phân bón.

- Bón phân hữu cơ làm tăng sự đa dạng và số lượng quần thể vi sinh vật có ích trong đất; tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật và động vật đất phát triển tạo thành hệ sinh thái đất hoàn thiện, cải thiện độ phì nhiêu của đất và hạn chế các sâu bệnh cho cây trồng từ đất ( ví dụ, bệnh vàng lá cà phê, bệnh chết nhanh- chết chậm trên cây tiêu...).

 

- Phân hữu cơ có lợi cho môi trường đất, nước, đa dạng sinh học trong đất ( Phân vô cơ có nhiều kim loại nặng và các chất có gốc muối sufat, clo, nitrat…kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua...). Đặc biệt, hạn chế mức độ độc hại của Al3+, Fe2+ thông qua quá trình tạo phức với các ion kim loại trên.

2. Về kinh tế

- Phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit humic, vitamin, auxin, chất kháng sinh và các chất dinh dưỡng đa lượng (N< P< K), trung lương, vi lương...Thông qua quá trình khoáng hóa, các loại nguyên tố dinh dưỡng được phân giải từ từ ở dạng dễ tiêu để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, do vậy có thể nói chất hữu cơ, phân hữu cơ là kho dự trữ dinh dưỡng quan trọng của cây trồng, giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt; vườn cây bền, ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Vườn cây được bón phân hữu cơ cho sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã đep, nên giá bán cao hơn, thu hút người tiêu dùng, cho hiệu quả kinh tế cao hơn;

- Bón phân hữu cơ sẽ giảm thậm trí không cần sử dụng phân hóa học (hiện giá bán đang tăng cao), giảm chi phí mua phân, vận chuyển phân cho nhà vườn; dùng phân bón sản xuất tại chỗ còn bớt chi phí vận chuyển…

3. Về mặt xã hội

- Việc thu gom phế thải hữu cơ để sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ tại chỗ góp phần thúc đẩy phong trào phân loại rác tại nguồn, tạo nên môi trường sống an toàn, trong lành cho mỗi gia đình, cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Tạo thêm việc làm, niềm vui trong cuộc sống.

II. CÁC NGUỒN CHẤT THẢI HỮU CƠ TẠI CHỖ

1. Phế phụ phẩm sản xuất nông nghiệp, chế biến

- Thân, lá, rơm rạ, trấu; vỏ hoa quả, hạt cà phê, mùn cưa, sọ dừa, xơ dừa; tro, than; bã bia, đậu, sắn; cám gạo, ngô, …

- Phân gia súc ( trâu bò, lợn, dê, cừu, thỏ…), gia cầm ( gà,vịt, ngan, chim cút…), phế phụ phẩm giết mổ, động vật chết…

- Cá vụn, phế phụ phẩm chế biến thủy sản, thủy sản chết, bùn lắng ao nuôi,…

2. Từ sinh hoạt

- Vỏ củ quả, gốc rau, vỏ trứng, bã chè, bã cà phê; rau, củ, quả, thực phẩm hỏng, thức ăn thừa; giấy, bìa, sách báo cũ…

3. Cây phân xanh: trồng xen, trồng gối cây phân xanh, nhất là cây họ đậu hoặc thu các nguồn cây xanh trong trong tự nhiên ( trang bồng, cỏ dại, cây mọc hoang…)

III. CÁC CÁCH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI CHỖ

1. Sản xuất phân ủ đống ( compost)

            - Phân ủ ( compost) là sản phẩm của quá trình phân giải các chất hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải sinh hoạt và tổng hợp thành chất mùn ( axit humix, axit fulvic và humin…)  bởi các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm...).

           - Hoạt động của các vi sinh vật quyết định đến cách thức, thời gian ủ và chất lượng phân ủ. Theo nhóm vi sinh vật,  có 2 phương pháp ủ phân hữu cơ phổ biến gồm:

           + Ủ hiếu khí ( ủ nóng): Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy từ không khí hoặc nước và làm tăng nhiệt độ đống ủ. Ủ sau 4-5 ngày nhiệt độ 40-50oC, ngày thứ 6 - 8 lên 55-65oC, thậm trí 70oC, sau ngày thứ 10 nhiệt độ hạ dần và đến ngày thứ 18-20 thì cân bằng với môi trường bên ngoài. Ưu điểm: quá trình phân giải nhanh hơn, thời gian ủ ngắn hơn ( 30-40 ngày); diệt hạt cỏ và mầm sâu bệnh hại cây trồng; hạn chế: dễ bị mất đạm, mất công đảo trộn để đủ ô xy cho visinh vật hoạt động.

           + Ủ yếm khí ( ủ nguội): Các vi sinh vật yếm khí hô hấp bằng việc lấy oxy từ vật chất bị ôxy hoá trong quá trình phân giải. Nhiệt độ đống ủ không vượt quá 40-45oC. Ưu điểm: Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amoni cacbonat, khó phân hủy thành amoniac nên lượng đạm bị mất giảm,chất lượng phân tốt hơn, không mất công đảo trộn; hạn chế; hoạt động của vi sinh vật chậm, thời gian ủ dài, thường là 5 - 6 tháng phân ủ mới dùng được, không tiêu diệt hết hạt cỏ và mầm sâu bệnh.

           - Ngoài nguồn vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên, rất cần sử dụng thêm các chế phẩm vi sinh ( EM, nấm đối kháng Trichoderma bacillus…) trong quá trình ủ phân.

   

Ủ nóng: không nén, đảo phân, che gữi nhiệt

Ủ nguội: nén chặt, bọc trát kín, không đảo

2. Ủ phân bằng các loại dụng cụ ủ

2.1) Thùng ủ phân

           - Trên thị trường có nhiều loại thùng (EcoClean, Công ty NN hữu cơ Eco…), về cơ bản đều bằng nhựa, có cửa mở lấy phân rộng khoảng 25cm, vách đục những lỗ nhỏ cách đều nhau nhằm tạo độ thông thoáng, có vòi để lấy nước ủ chẩy ra. Ngoài ra, có thể tận dụng các thùng xốp, thùng nhựa, thùng sơn, thùng gỗ... để ủ rác thải hữu cơ tại nhà.

          - Sử dụng men vi sinh: Lớp dưới cùng đất hoặc mùn cưa khoảng 5 – 10cm. Cắt nhỏ rác thải và trộn với chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn ( ví dụ, EcoClean Compost với tỷ lệ 5 kg rác: 10 gram vi sinh) hoặc pha chế phẩm vào nước và phun đều vào nguyên liệu ủ. Cho lượng rác đã trộn vi sinh vào thùng ủ. Phía trên đổ thêm lớp đất hoặc mùn, vừa tránh ruồi nhặng vừa hạn chế mùi hôi. Nếu có rác thải phát sinh thêm, có thể đổ trực tiếp rác thải lên mẻ ủ trước, bổ sung  thêm chế phẩm vi sinh trộn đều và phủ lên một lớp đất hoặc mùn cưa. Sau khoảng 20 – 30 ngày, lấy lớp phân dưới cùng được phân huỷ qua cửa bên dưới thùng ủ.

           - Sử dụng men vi sinh và phân trùn quế: Cho lớp phân trùn quế dưới đáy thùng ủ ( nước rác chảy qua lớp phân trùn này sẽ được vi sinh trong phân trùn xử lý và giảm mùi hiệu quả); sau đó cho rác hữu cơ lên trên và phun đều chế phẩm vi sinh pha loãng; tiếp tục cho rác mới và phun vi sinh. Nếu có mùi thì rải lớp đất khô 2-3 cm hoặc lớp phân trùn mới lên trên. Sau khoảng 1 tháng, gạt phân rác phía trên, lấy phân phía dưới đã hoai để bón cho rau, hoa, cây ăn quả.

 

   

Thùng ủ phân EcoClean

Hội LV Long An tập huấn thùng ủ phân

2.2) Xây hố ủ phân

           - Hố ủ âm đất:  đào hố sâu khoảng 1m so với mặt đất, miệng hố rộng 60cm, đáy hố 40 cm, phía trên miệng hố làm bờ gạch hoặc xi măng xung quanh; làm nắp tôn hoặc gỗ.

   

Hố ủ âm đất

Hố ủ nổi trên mặt

           Hố ủ nổi trên mặt:  xây bằng gạch, kích thước khoảng : cao 1m x dài 1,2 - 1,4 m x chiều rộng 0,8m; chia 2 ngăn, các ngăn đều có lỗ lấy phân ở phía trước kích thước 30x30cm hoặc 30x40cm; có rãnh nhỏ xung quang để nước rỉ ra...

           - Phong trào xây hố ủ phân đang được triển khai tại nhiều địa phương. Theo Hội Nông dân Hà Tĩnh, đến tháng 7/2020 toàn tỉnh đã có 17.200 hố ủ phân hộ gia đình các loại.

3. Vật nuôi xử lý phế thải làm phân hữu cơ

3.1. Nuôi Ruồi lính đen (RLĐ)

           - RLĐ là loại côn trùng có tên khoa học Hermetia Illucens. Ruồi trưởng thành có màu đen, dài 12–20 mm, mỗi con cái đẻ khoảng 500-800 trứng. Chúng là loài không gây hại, không vào nhà, quán ăn,... mà sống cách biệt với con người, không bay khỏi khu vực nuôi, không có vòi hút nên không ăn, không bám vào thức ăn như các loài ruồi khác, không mang mầm bệnh, nên RLĐ là loài sinh vật không gây hại.

           Ruồi trưởng thành sống khoảng 3-5 ngày đẻ trứng xong rồi chết.  Trứng rất nhỏ, ấp khoảng 4 ngày nở thành ấu trùng mầu trằng đục hoặc hơi vàng đục, ấu trùng ăn thức ăn lả các chất thải hữu cơ, sau khoảng 14 ngày trở thành sâu can xi giầu dinh dưỡng, sau đó khoảng 14 ngày thành nhộng đen, sau khoảng 7 ngày thành kén; kén sẽ phát triển thành ruồi trường thành, chúng giao phối, để trứng và tiếp tục vòng đời mới. 

   

Vòng đời ruồi lính đen

Ấu trùng ruồi linh đen

           - Ấu trùng ruồi lính đen rất phàm ăn, tiết ra emzim giúp tiêu hủy các chất thải hữu cơ ( phế phụ phẩm nông nghiệp như trái cây hư hỏng, thức ăn thừa, cám gạo, bã đậu; phân gà, phân lợn, phân trâu bò được ủ và xử lý mùi hôi…) và chất thải tạo ra là phân bón hữu cơ giầu dinh dưỡng để bón cho cây trồng.

           - Ấu trùng (kén) có hàm lượng dinh dưỡng cao còn gọi là sâu canxi: protein thô 28-48%, chất béo 12-42% và các thành phần khác như canxi, phốt phô…là nguồn thức ăn giầu dinh dưỡng cho nuôi chim yến, chăn nuôi gia cầm, nhất là nuôi gà thả vườn… Ấu trùng khô có thể thay thế bột cá trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Nhiều mô hình chăn nuôi, thủy sản gắn với nuôi ruồi linh đen làm thức ăn tại chỗ, đem lại hiệu quả cao.

           - Nuôi RLĐ được Hội Làm vườn & Trang trại tỉnh Thanh hóa và nhiều hội cấp tỉnh, thành phố triển khai khá thành công, có hàng nghìn trang trại, hội viên áp dụng. Điển hình là ông Lê Minh Tới xã Thiệu Duy,  Thiệu Hóa, Thanh Hóa đã xây 4.000m2 chuồng trại để nuôi ấu trùng thương phẩm, 300m2 chuồng nuôi ruồi bố mẹ cho đẻ trứng để bán giống. Ông tự nghiên cứu hoàn chỉnh  quy trình khép kín: một số công thức làm thức ăn cho ấu trùng từ phế thải nông nghiệp ( hoa quả hỏng, bã bia, đã đậu, bã sắn, cám gạo, cám gô, cá tạp, gia súc, gia cầm bị chết..); sản xuất nem vi sinh để xử lý phế thải nông nghiệp làm thức ăn cho ấu trùng; phối trộn cám gạo, cám ngô và ấu trùng tạo ra thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

   

Chuồng nuôi ruồi bố mẹ cho đẻ trứng

Chuồng nuôi ấu trùng thương phẩm

           Kết quả ông đã cung cấp trứng ruồi kèm theo quy trình nuôi cho khoảng 300 hộ trong tỉnh và trên toàn quốc; mỗi ngày bán trung bình từ 0,5 kg đến 1,2 kg trứng (giá 6 triệu đồng/1kg) và khoảng 500 - 600 kg ấu trùng (giá 6000đ/1kg); mỗi tháng sản xuất hàng chục tấn phân hữu cơ (giá 3 triệu đồng / 1tấn); trừ các chi phí ông thu lợi nhuận 50 triệu đồng/tháng.

3.2. Nuôi trùn (giun) quế

a) Đặc tính, công dụng

           - Trùn quế hay còn gọi là giun quế thuộc nhóm trùn ăn phân. Trùn quế không có hệ tiêu hóa hoàn chỉnh, phải dựa vào hệ vi sinh vật cộng sinh trong cơ thể để tiêu hóa các chất hữu cơ, bằng cách trùn phun dịch ( vi sinh vật phân giải hữu cơ) ra phía trước, trên đường di chuyển và hút dịch ( hỗn hợp hữu cơ đã phân giải) trở lại, tiêu hóa và thải phân ra ngoài bằng đầu kia.

           - Trong dịch trùn và phân trùn thải ra có chứa nhiều axit amin, giàu đạm; chứa nhiều hỗn hợp vi sinh ( cố định đạm, phân giải lân, phân giải xelulo...) có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước; hơn 50%  là chất mùn ( humix, fulvix…). Do đó, phân trùn quế là phân bón rất tốt cho cây trồng, đồng thời các vi sinh vật trong phân tiếp tục phân hủy chất thải hữu cơ, chất độc hại, làm cho đất tơi xốp, màu mỡ và sạch hơn. 

   

           - Trùn thịt là nguồn thức ăn dinh dưỡng cao cho chăn nuôi gia cầm, cá...:  Trùn quế sau nuôi 1,5 - 2 tháng là có thể bắt đầu cho thu hoạch ra sản phẩm trùn tinh ( trùn thịt, trùn thương phẩm), có tới 70-80% lượng protein thô ( tương đương thịt, cá) nên rất thích hợp làm thức ăn tươi hoặc ép thành cám cho gia súc, gia cầm, cá...

           - Nuôi trùn là giải pháp bảo vệ môi trường: Trùn có sức tiêu hóa lớn, theo tính toán, 1 tấn trùn có thể phân hủy 70-80 tấn rác hữu cơ hoặc khoảng 50 tấn phân gia súc trong vòng 3 tháng. Vì vậy, nhiều nước sử dụng trùn quế trong phân giải rác thải hữu cơ trong sản xuất, sinh hoạt, bảo vệ môi trường.

b) Nuôi trùn quế quy mô trang trại, gia trại

           - Cần có các nhà nuôi thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

   

Mái lợp bằng rơm rạ, lá cọ, lá dừa…

Luống nuôi cao 25-30cm,rộng khoảng 1m

           - Chất nền là nơi trú ngụ và phát triển của giun nên phải tơi xốp, không chứa chất độc hại, giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, pH ở mức trung tính từ 6,5 - 7,5. Chất nền tốt nhất là phân ủ ( compost) từ phân trâu, bò, lơn, gà …đã hoai mục.

           - Tốt nhất nên dùng trùn sinh khối làm giống, vì trong đó có lẫn cả trùn bố, mẹ, trùn con, trứng kén và chất nền mà trùn đang sống, nên trùn nhanh thích ứng, không bị “sốc” với môi trường mới. 

   

Trùn sinh khối giống

Trùn tinh giống

           - Nguồn thức ăn tốt nhất là phân trâu, bò tươi và nước theo tỉ lệ 1 : 1, khuấy đều cho tan hết; có thể cho  thêm chế phẩm sinh học EM 1% để phân giải chất độc trong phân; sau khoảng mỗi 6h phải khấy trộn lại 1 lần cho đến 3 - 5 ngày có thể cho trùn ăn. 

   

Phân trâu, bò tươi và nước theo tỉ lệ 1 : 1

Duy trì độ ẩm khoảng 65 – 85%.

        

c) Nuôi trùn quế tại hộ gia đình

- Nuôi bằng dụng cụ chuyên dùng: ví dụ Khay nhựa nuôi giun trùn quế 3A (Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú, TP. Hồ Chí Minh), Thùng nuôi trùn của công ty ECO ( Công ty CP NN hữu cơ Eco, Hà Nội)…

   

Khay nhựa nuôi giun trùn quế 3A

Thùng nuôi trùn của công ty ECO

- Nuôi bằng dụng cụ tự chế: thùng xốp đục lỗ, thùng xốp 2 tầng, thùng xốp lắp ông khoan giếng; các dụng cụ tận dụng khác…

   

Thùng xốp đục lỗ

Tận dụng khay nhựa

- Đặt thùng nuôi ở sân, vườn, tầng thượng…nơi thoáng mát, không có mưa tạt hoặc nắng gắt; sử dụng giống trùn sinh khối; băm nhỏ các nguồn rác thải hữu cơ, cho vào xô, rắc đều men ủ vi sinh bán trên thị trường, sau 5-7 ngày cho trùn ăn;

- Thu hoạch phân trùn: sau nuôi khoảng 2- 3 tháng có thể lấy phân trùn;  thu dịch trà trùn: màu vàng nhạt, không có mùi và chỉ cần pha loãng 40 – 50 lần là có thể đem đi tưới cây trồng rất tốt; thu trùn tinh ( trùn thịt) cho chăn nuôi gia cầm, cá, cá cảnh…

4. Trồng cây phân xanh

           Trồng thuần hoặc trồng xen cây phân xanh, đặc biệt là cây họ đậu, đem lại nhiệu lợi ích cho người làm vườn: tạo nguồn nguyên liệu hữu cơ chất lượng để làm phân ủ; ngăn cản cỏ dại, bảo vệ đất khỏi xói mòn; cố định đạm từ khí quyển vào trong đất, giúp giảm lượng đạm bón cho vườn cây; cung cấp chất hữu cơ, tăng lượng mùn cho đất, qua đó cải tạo lý tính và hóa tính đất; tăng khả năng giữ nước, giữ phân của đất; tăng sự đa dạng, số lượng và hoạt động hoạt động của giun, dế, các vi sinh vật có ích trong đất…

 

Trồng lạc dại dưới vườn bưởi của ông Nông Văn Thắng - Hội LV tỉnh Tuyên Quang

5. Phân hữu cơ từ chăn nuôi trên đệm lót sinh học

           Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là một hình thức nuôi nhốt gia súcgia cầm trên nền đệm lót được làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao (khó bị nước làm nhũn nát như: trấu, mùn cưa, phôi bào, rơm, rạ….) trộn với một hệ vi sinh vật (các chế phẩm vi sinh như Bio-green, ME, EMZEO…). Lợi ích của chăn nuôi trên đệm lót sinh học bao gồm: vi sinh vật có trong đệm lót phân hủy phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, khử mùi hôi thối, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu chăn nuôi; sản phẩm thu được từ đệm lót sau khi kết thúc một lứa nuôi ( khoảng 3-6 tháng tùy vật nuôi, vật liệu làm đệm lót) là nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao cho cây trồng; giảm công vệ sinh chuồng trại cho người chăn nuôi.

           Hình thức chăn nuôi này rất phù hợp với các mô hình V-A-C kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

   

Chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học

Chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 32
  • Lượt xem theo ngày: 4951
  • Tổng truy cập: 3688465