OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO Togel Online
Sỹ Tiếp-người được tôn vinh là "Nam Giao Học Tổ" - Hội Làm vườn Việt Nam

Sỹ Tiếpngười được tôn vinh là "Nam Giao Học Tổ"

  Sĩ Tiếp (chữ Hán: "士燮" hoặc "士爕"; 137 - 226), nhiều sách phiên âm sai là Sĩ Nhiếp, là một viên Thái thú cai trị quận Giao Chỉ từ năm 187 đến năm 226, tương ứng cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là một vị quan cai trị có tâm và có tài được giới Nho học Việt Nam suy tôn là “Nam Giao Học Tổ”. Sĩ Tiếp còn được đánh giá cao bởi có công trong việc duy trì tình trạng hòa bình yên ổn ở Giao Châu trong suốt giai đoạn nội chiến thời Tam Quốc. Công lao của Sỹ Tiếp vẫn được các triều đại tôn trọng và bảo vệ, vì vậy ngày nay đến thôn Tam Á nơi cố Đền thờ và ngôi mộ Sĩ Tiếp trải qua gần 2000 năm vẫn nằm yên giữa vùng đất kinh đô Luy Lâu một thời vàng son.

si nhiep 7_1

                    Đền thờ Sỹ Tiếp với chữ đề "Nam Giao Học Tổ "

Với lịch sử hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân nước Nam rất căm ghét quan, quân phương Bắc nhưng với Sĩ Tiếp lại là một ngoại lệ. Như lời nhà sử học Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Sĩ Nhiếp độ lượng khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến, đều gọi là vương". 

Sĩ Tiếp sinh năm 137, tuy là người gốc Hoa nhưng ông lại sinh ra trên đất Việt. Ông là hậu duệ đời thứ 7 của một viên quan người nước Lỗ thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Như vậy, đến đời Sĩ Huy con trai Sĩ Tiếp thì gia đình ông đã 8 đời an cư nơi đất Việt. Phải chăng sinh ra ở đất Việt và nhiều đời đã ở đất Việt nên tuy là người gốc Hoa, làm quan cho Đông Ngô nhưng tấm lòng của ông hướng về đất Việt, người Việt mảnh đất đã nuôi dưỡng nhiều thế hệ của dòng tộc Ông.

tham chua Dau HN 001

Thành Luy Lâu xưa -đô thị đầu tiên của nươc Việt xưa chỉ còn bờ đất và rặng cây

IMG_3611

                       Đoàn cán bộ HLV VN đến thăm viếng Mộ Sỹ Tiếp ở Thôn Tam Á

IMG_3613

 

Ông từ ngôi đền thờ Sỹ Tiếp đang kể lại câu chuyện lịch sử về Sỹ Tiếp cách đây gần 2000 năm ở thành Luy Lâu 

Thời Ông cai trị đất Giao Châu, Ông chú ý dạy dân cày cấy, khai mở lập làng và giúp cho kinh đô Luy Lâu phồn thịnh. Nhưng cái công lớn của Sĩ Tiếp là tài nội trị ngoại giao giúp cho Giao Chỉ không lầm cảnh chiến tranh tàn khốc thời Tam quốc. Là thái thú nhưng với dân Giao Chỉ thì Sĩ Tiếp trở thành Vương. Cho nên các nhà sử học nước ta thời phong kiến không phải không có lý khi gọi Sĩ Tiếp là Sĩ Vương. Vào thời Sĩ Tiếp cai trị, Trung Quốc loạn lạc, nhiều quan lại nhà Hán chạy xuống Giao Châu nương nhờ ông lánh nạn. Ông cho họ ăn ở và cũng nhờ những nho sĩ này truyền dạy chữ Hán cho con dân đất Việt. Sĩ Tiếp trở thành một người thầy, một ông "đốc học" và ông còn có công lao lập ra hàng chục làng nghề liên can đến chữ nghĩa văn chương. Chẳng đâu xa, ngay gần thành Luy Lâu ngày nay vẫn còn các làng đúc đồng, canh cửi, làng tranh, làng chế mực viết và chùa Bình - nơi Ông dựng lên để ngày hội tụm lại bình văn thi thơ.

Dẫu việc gọi Sĩ Tiếp là “Nam Giao Học Tổ” cho đến ngày nay còn nhiều tranh cãi, nhưng giới học giả nước ta đều công nhận công lao của ông trong việc phát triển nền Nho học. Về vấn đề này, Việt sử lược đã nhận xét một cách khách quan: "Khi nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ đến đời Sĩ Nhiếp ( Sỹ Tiếp) đã được hơn 300 năm, người Giao Chỉ đã có người học hành thi đỗ hiếu liêm, mậu tài. Vậy nói rằng đến ông Sĩ Nhiếp mới có Nho học thì chẳng sai lắm ru. Hoặc giả ông ấy là một người có văn học trong khi làm quan, lo mở mang sự học hành, hay giúp đỡ những kẻ có chữ nghĩa, cho nên về sau mới được cái tiếng làm học tổ ở nước Nam, tưởng như thế thì có thể hợp lẽ hơn"

IMG_3609

Con cừu đá bên ngôi mộ Sỹ Tiếp

 

sy nhiep- cưu da

một con cừu đá năm canh tháp Hòa Phong - chùa Dâu

 Ngày nay, ở Đền Tam Á vẫn còn có mộ Sỹ Tiếp, bên cửa mộ có một con cừu Ấn Độ nằm ở phía bên trái lối vào và ở Chùa Dâu gần đấy cũng có một con cừu năm cạnh tháp Hòa Phong. Theo truyền thuyết xưa thì khi các cao tăng Ấn Độ đền “Hoằng Pháp” ở thành Luy Lâu có mang theo một đôi cừu và hiến tặng khi Sĩ Nhiếp khi ông qua đời. Nhưng có một con cừu vì hay chạy đi phá phách hoa màu nên bị dân làng Dâu bắt lại coi chùa, nên còn một con coi mộ Sỹ Tiếp.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 15
  • Lượt xem theo ngày: 1189
  • Tổng truy cập: 3684706