OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO Togel Online
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - Hội Làm vườn Việt Nam

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

BBT: Theo IFOAM cho rằng phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là xu hướng tất yếu của nông nghiệp Thế giới vì NNHC sẽ góp phần giải quyết các thách thức trong tương lai của nông nghiệp Thế giới như vấn đề an toàn thực phẩm, cân bằng hệ sinh thái…Sau đây chúng tối xin giới thiệu bài viết Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy nông nghiệp hữu của PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng- Phó Chủ tịch HLV VN ;Bài viết chia làm 3 phần: 1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên Thế giới và tại Việt Nam 2. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp chính sách đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam 3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Ban biên tập sẽ đăng từng phần để cung cấp thong tin cho bạn đọc

 

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH

PHÁP LUẬT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

                                                            PGS.TS.Nguyễn Xuân Hồng

                                                                    Đặt vấn đề:

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) còn được gọi là nông nghiệp tự nhiên là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động trong quá trình sản xuất với kết quả là bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, chăm sóc chu đáo động vật và công bằng xã hội. NNHC là hệ thống sản xuất không sử dụng hoặc loại trừ các chất hoá học tổng hợp và vật liệu biến đổi gen trong các vật tư đầu vào, tạo điều kiện cho sự chuyển hoá khép kín vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp, chỉ được sử dụng các vật tư được quy định của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ.

Theo Liên đoàn các phong trào NNHC Quốc tế (IFOAM - International Federation of Organic Agriculture Movements), vai trò của NNHC dù trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật, từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người. NNHC dựa vào quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và quá trình phát triển tự nhiên phù hợp với từng điều kiện của địa phương, nhằm duy trì sức khỏe cho đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Có thể nói rằng sản xuất NNHC hiện nay trên Thế giới chính là sản xuất nông nghiệp kết hợp giữa truyền thống và các tiến bộ kỹ thuật cùng phương pháp quản lý hiện đại để đảm bảo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất NNHC, đồng thời đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, tính bền vững của môi trường và hệ sinh thái.

Hầu hết người tiêu dùng đều hiểu thực phẩm được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ (thường được gọi tắt là thực phẩm hữu cơ) là thực phẩm an toàn cao cấp được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt không sử dụng hoá chất, chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, làm cỏ bằng tay hoặc cơ giới và phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công, cơ giới, sinh học mà không sử dụng hoá chất.  Nông nghiệp hữu cơ cũng không chấp nhận việc sử dụng các vật liệu biến đổi gen trong quá trình sản xuất. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hữu cơ đã quảng cáo nguyên tắc “6 không” trong quy trình sản xuất của mình gồm: Không phân bón hoá học; không thuốc trừ cỏ; không thuốc trừ sâu hoá học; không chất kích thích tăng trưởng; không hoá chất bảo quản; không biến đổi gen. Để có sản phẩm hữu cơ, người sản xuất phải thực hiện các quy định nghiêm ngặt hơn cả sản xuất đạt tiêu chuẩn Global GAP hoặc tương đương.

Nông nghiệp hữu cơ  và thực phẩm hữu cơ đã và đang thu hút sự chú ý ngày càng tăng ở nhiều quốc gia trên Thế giới, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển trong hơn 2 thập kỷ qua. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được các doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn trong bối cảnh yêu cầu về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Đặc biệt, thực phẩm hữu cơ đang có thị trường xuất khẩu rộng lớn, có giá trị cao đang tạo động lực mạnh mẽ cho nhiều doanh nghiệp và người sản xuất.

 Nông nghiệp hữu cơ của nước ta được đánh giá là một hướng đi có tiềm năng, lợi thế nhưng cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức cần có các giải pháp tháo gỡ, trong đó việc hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan là chìa khóa để thúc đẩy phát triển hướng sản xuất đầy triển vọng này. Theo nhận định của nhiều nhà khoa học, người sản xuất và doanh nghiệp, để phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam thì cái khó không phải là kỹ thuật mà là vấn đề quản lý và tổ chức sản xuất, tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của công tác quản lý Nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật  thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

BO

 

 Trang trại bò sữa hữu cơ của Vinamilk tại Đà Lạt. Ảnh: Phạm Kha

 Phần I

Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên Thế giới và tại Việt Nam

Lịch sử NNHC của Thế giới đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính, có thể  tóm tắt như sau:

Giai đoạn Hữu cơ 1.0 ( Organic 1.0)- Bắt đầu từ những năm 1920 của thế kỷ XX đến đầu những năm 1970. Đây là giai đoạn  hình thành ý tưởng, quan điểm và dần khẳng định vai trò, vị trí của NNHC. Thuật ngữ “hữu cơ” trong NNHC ra đời vào năm 1939 và được truyền bá vào những năm 1940 nhấn mạnh việc quay vòng chất hữu cơ là phương thức quản lý hàng đầu để bảo vệ đất. Năm 1972, Liên đoàn các phong trào NNHC Quốc tế ( IFOAM)  được thành lập.

Giai đoạn Hữu cơ 2,0 ( Organic 2.0): Từ 1970- những năm 1990- đánh dấu bằng sự ra đời Tiêu chuẩn cơ bản về nông nghiệp hữu cơ của IFOAM và hoạt động của các tổ chức chứng nhận thứ ba ( còn được gọi là các tổ chức chứng nhận trung gian). Nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ ngày càng khẳng định vị trí của mình, nhiều nước quan tâm hơn, diện tích NNHC và thị trường thực phẩm hữu cơ ngày càng được mở rộng.

Giai đoạn Hữu cơ 3,0 (Organic 3.0) : Từ những năm cuối của thế kỷ XX đến nay-  Sản xuất nông nghiệp hữu cơ tăng nhanh diện tích, năng suất, chất lượng, thị trường và đa dạng hoá hình thức chứng nhận. Ra đời PGS ( Hệ thống bảo đảm cùng tham gia của IFOAM). Khẳng định nông nghiệp hữu cơ có thể nuôi sống Thế giới và góp phần giải quyết các thách thức của nông nghiệp toàn cầu.

Diện tích đất NNHC của Thế giới có xu hướng tăng nhanh trong những năm qua. Năm 2014 đất NNHC đạt 43,7 triệu ha, chiếm 0,99% đất nông nghiệp với giá trị sản phẩm hữu cơ khoảng 80 tỷ USD. Trong vòng 10 năm (2004-2014), diện tích đất NNHC của Thế giới tăng 146%.

Theo số liệu công bố tháng 2 năm 2017 của Viện nghiên cứu Nông nghiệp hữu cơ Quốc tế (FiBL) và IFOAM, năm 2015 diện tích đất NNHC của Thế giới là 50,9 triệu ha, tương đương 1,1% tổng diện tích đất nông nghiệp, tăng 147% so với số liệu công bố năm 2014, với giá trị sản phẩm khoảng 81,6 tỷ USD. Có179 nước sản xuất NNHC với 2,4 triệu nông dân sản xuất theo phương pháp hữu cơ, trong đó có 87 nước đã có các quy định pháp luật quản lý sản phẩm hữu cơ.

Các thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn nhất là Mỹ (trên 45% giá trị), tiếp đến là Đức và Pháp. Tuy nhiên, nếu tính theo đầu người thì Thuỵ sỹ tiêu thụ sản phẩm hữu cơ nhiều nhất (262 Euro/đầu người/năm).

 Nhiều nước ở châu Đại Dương, châu Âu, Mỹ La-tinh có thế mạnh và chính sách phù hợp để khuyến khích nông dân canh tác NNHC, đây là 3 khu vực có nhiều diện tích đất NNHC, tương ứng là: 17, 3 triệu ha, 11,6 triệu ha và 6,8 triệu ha. Diện tích NNHC ở châu Âu phát triển đều qua các năm, châu Đại Dương tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2014, chiếm gần 40% diện tích đất NNHC của toàn thế giới, trong đó chỉ riêng nước Úc diện tích NNHC là 22,7 triệu ha.

 Diện tích đất NNHC của châu Á là 4.0 triệu ha, trong đó Trung Quốc có 1,6 triệu ha và Ấn độ có 1,2 triệu ha. Bắc Mỹ có 3.0 triệu ha, châu Phi có 1,7 triệu ha đất sản xuất NNHC.

Hiện nay, 73% diện tích đất NNHC của Thế giới thuộc về 10 nước dẫn đầu. Úc có diện tích đất NNHC nhiều nhất với 22,7 triệu ha, trong đó 97% là những đồng cỏ chăn nuôi rộng lớn; kế đến là: Argentina (3,1 triệu ha); Mỹ (2.0 triệu ha); Tây ban nha (1.97 triệu ha); Trung Quốc (1.6 triệu ha); Ý (1.49 triệu ha); Pháp (1.38 triệu ha); Uruguay (1.31 triệu ha); Ấn Độ (1,18 triệu ha); Đức (1.09 triệu ha).

IFOAM cho rằng phát triển NNHC là xu hướng tất yếu của nông nghiệp Thế giới và xác định tầm nhìn chiến lược của NNHC đến năm 2030 như sau:

+ NNHC sẽ góp phần giải quyết các thách thức trong tương lai của nông nghiệp Thế giới;

+ NNHC sẽ trở thành hệ thống sử dụng đất được ưa chuộng và được lựa chọn ở nông thôn toàn Thế giới;

+ NNHC sẽ đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ an toàn hệ sinh thái nhờ việc tăng cường chức năng sinh thái;

+ NNHC sản xuất thực phẩm lành mạnh và đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.

 Việt Nam được IFOAM công nhận là nước có sản xuất nông nghiệp hữu cơ.  Theo số liệu thống kê của IFOAM, năm 2015 diện tích đất NNHC của Việt Nam là 76.666 ha, tương đương 0,7% diện tích đất nông nghiệp, với số lượng nông dân sản xuất hữu cơ là 3816 người. Các sản phẩm NNHC chủ yếu của Việt Nam là gạo, tôm, dừa, cà phê, cacao, sữa, chè, rau, quả, quế, hồi, tinh dầu... với giá trị sản phẩm ước tính khoảng 15 triệu USD.

Trong lĩnh vực trồng trọt, ở nước ta đã có 30/63 tỉnh, thành triển khai sản xuất NNHC và theo hướng hữu cơ với 59 cơ sở sản xuất. Trong đó, Bến Tre có diện tích trồng trọt hữu cơ lớn nhất nước ( trên 3000 ha), chủ yếu là dừa.

Nhiều mô hình hợp tác xã đã triển khai NNHC từ nhiều năm và sản phẩm đã có sự gia tăng về giá trị như mô hình sản xuất rau ở Lương Sơn - Hòa Bình, xã Thanh Xuân - Sóc Sơn - Hà Nội, sản xuất chè Shan tuyết ở Bắc Hà - Lào Cai, sản xuất cam ở Hàm Yên - Tuyên Quang... Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và chứng nhận PGS đối với thực phẩm hữu cơ trong nước đã bắt đầu hình thành từ các mô hình này.

 

Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NNHC có sản phẩm được các tổ chức quốc tế chứng nhận và xuất khẩu thành công sang EU, Mỹ, Trung Quốc như: Công ty Viễn Phú ở Cà Mau sản xuất  gạo hữu cơ 2 vụ mỗi năm trên diện tích 320ha, trồng rau hữu cơ trên diện tích 50ha. Công ty Organik Đà Lạt sản xuất rau, củ hữu cơ, Công ty Vinamit sản xuất rau, quả…

BO TH

Trang trại TH là đơn vị đầu tiên thực hiện chuyển đổi bò sữa thông thường sang bò sữa hữu cơ theo

tiêu chuẩn chăn nuôi hữu cơ của Châu Âu và Mỹ

 Về chăn nuôi, hiện Việt Nam có 2 trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ quy mô lớn được Tổ chức Chứng nhận quốc tế Control Union (Hà Lan) chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn sữa hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Mỹ và EU.  Đó là trang trại bò sữa hữu cơ của Công ty Vinamilk tại Lâm Đồng với tổng đàn 500 con bò sữa hữu cơ nhập từ Mỹ và trang trại bò sữa hữu cơ của Công ty TH TrueMilk tại tỉnh Nghệ An với tổng đàn bò sữa hữu cơ là 1.000 con, dự kiến đến năm 2018 có 3.000 con. Một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ theo tiêu chuẩn Nhật Bản, sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường trong nước như trang trại Bảo Châu, trang trại Anh Đào (Sóc Sơn, Hà Nội)…

 Về thủy sản, các dự án nuôi tôm sinh thái bảo vệ rừng ngập mặn tại Cà Mau cũng đang được tổ chức phi chính phủ SNV hỗ trợ lấy chứng nhận của IMO (tổ chức chứng nhận của Thụy Sỹ) để xuất khẩu sang thị trường EU. Đến cuối tháng 9/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ của Việt Nam là 20.030 ha (trong đó 20.000ha nuôi tôm sinh thái và 30ha nuôi cá nước ngọt).

 Ở nông thôn Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa có nhiều vườn rau, chè, cây ăn quả… quy mô nhỏ cũng đang được trồng theo phương pháp hữu cơ truyền thống để cung cấp thực phẩm cho các hộ gia đình, tuy nhiên diện tích vườn nhỏ lẻ, chủ yếu là rau, quả được sản xuất theo phương pháp này chưa được thống kê.

 Để phát triển nông nghiệp hữu cơ thì việc cung ứng vật tư đầu vào phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ là rất cần thiết. Hiện nay, ở nước ta có khoảng 250 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ với công suất đăng ký khoảng 4 triệu tấn/ năm. Cơ quan chức năng đã cấp phép sản xuất cho 115 đơn vị với tổng công suất khoảng 2 triệu tấn/năm. Nhiều loại thuốc BVTV sinh học, thảo mộc cũng có trong Danh mục được phép sử dụng và sẵn có trên thị trường đang được khuyến khích sử dụng để thay thế các thuốc hoá học.

 

Hiện nay, thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam đang được chứng nhận theo 2 phương thức sau:

  1. Đối với thực phẩm hữu cơ xuất khẩu (chủ yếu bởi các doanh nghiệp lớn)- do một số tổ chức chứng nhận quốc tế hoạt động tại Việt Nam như Control Union, Ecocert, Bioagricert…) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ và EU.
  2. Một số tổ hợp tác, nhóm liên kết hộ nông dân sản xuất nông sản hữu cơ tiêu thụ nội địa được cấp chứng nhận PGS ( hệ thống đảm bảo cùng tham gia) do PGS Việt Nam, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ hướng dẫn.

 

 IFOAM xếp Việt Nam là quốc gia đã có tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ nhưng chưa có quy định pháp luật về nông nghiệp hữu cơ. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan… được công nhận đã có và đang thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn và quy định pháp luật về nông nghiệp hữu cơ... xem tiếp phần II: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp chính sách đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 11
  • Lượt xem theo ngày: 414
  • Tổng truy cập: 3683931