Bandar Toto Makau OLXTOTO OLXTOTO OLXTOTO TOTO12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO TOTOT12 KOITOTO KIKOTOTO KVTOTO OREO5D AGENOLX OLXTOTO KOITOTO TOTO12 KIKOTOTO KVTOTO OREO5D OLXTOTO olxtoto login rtp olxtoto olxtoto link olxtoto. olxtoto 4d
Vai trò được khẳng định của kinh tế VAC - Hội Làm vườn Việt Nam

Vai trò được khẳng định của kinh tế VAC

Kể từ khi thành lập đến nay, Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam cùng với phong trào kinh tế VAC đã thực sự trở nên quen thuộc với nông dân, nông thôn Việt Nam. Đứng trước nhiều thách thức mới, mô hình này cần phải biến đổi như thế nào để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế? Để trả lời câu hỏi này, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với GS.TS. Ngô Thế Dân, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương HLV Việt Nam.

Kinh tế VAC đã trải qua quá trình phát triển khá dài, ông có thể đánh giá tính hiệu quả của mô hình thông qua các giai đoạn cụ thể?
Là Hội thành lập đầu tiên trong ngành nông nghiệp, trải qua 28 năm xây dựng và phát triển, HLV đã phát triển không ngừng. Hiện, Hội có 54 HLV cấp tỉnh, thành phố với gần 1 triệu hội viên. Với mục tiêu vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế VAC, Hội đã giúp nhiều hộ gia đình tăng thu nhập, góp phần thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo. Từ sau khi thành lập, cuộc vận động phát triển VAC tiến dần từ nhỏ đến lớn, từ thấp lên cao, tùy theo yêu cầu của từng giai đoạn.

Giai đoạn đầu (trước năm 1990) là vận động hội viên và nông dân phát triển VAC dinh dưỡng. Đây là thời kỳ nước ta thiếu lương thực dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ở trẻ em tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Trọng tâm của thời kỳ này là vận động hội viên, nông dân trồng rau màu, cây ăn quả trong vườn nhà, nuôi gà, vịt lấy trứng, thả cá, nuôi tôm... nhằm cải thiện bữa ăn, chống đói, suy dinh dưỡng... Cuộc vận động này phát triển rất nhanh và được nông dân hưởng ứng nhiệt tình, được lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoan nghênh.

Giai đoạn 2 (1990-2000) là phát triển kinh tế VAC. Đây là thời kỳ đổi mới với chính sách coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ, sức sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng, nhiều tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp xuất hiện, HLV Việt Nam đã đề xuất và vận động phát triển VAC. Trọng tâm thời kỳ này là vận động nông dân cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng trống theo ý tưởng “vườn cây, ao cá Bác Hồ”.

Không được thụ hưởng ngân sách, nhưng với cách làm dựa vào dân là chính, Hội đã huy động được sức dân và nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp, khai thác nguồn tài trợ từ tổ chức quốc tế, Hội đã thành công trong cuộc vận động phát triển kinh tế VAC. Ở nhiều địa phương, có tới 70-80% vườn tạp đã được cải tạo thành vườn có thu nhập khá. Ở xã Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định), nhà nào cũng có vườn, ao, chuồng nhưng phần lớn là vườn tạp, tuy nhiên, từ khi áp dụng kỹ thuật thay đổi cơ cấu cây trồng, chặt bỏ cây già cỗi, thoái hóa, thu nhập từ vườn đã tăng 5-7 lần. Điển hình là gia đình ông Bí thư Chi bộ xóm 9, chặt bỏ toàn bộ vườn tạp, trồng mới thanh long, đem về thu nhập 400 triệu đồng/ha/năm. Nhiều ao, đầm, hồ đã được cải tạo và đưa vào sử dụng để nuôi tôm, cá. Phần lớn chuồng trại đã tổ chức nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là nuôi động vật quý hiếm như: thỏ, dê, gà gô, trĩ, hươu, nai..., mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Theo kết quả điều tra ở một số tỉnh, thành phố, thu nhập từ kinh tế VAC ở những vùng thuần nông chiếm tới 60-70%, có nơi như Hà Tĩnh chiếm tới 75%. Kết quả điều tra của HLV Hà Tĩnh còn cho thấy, thu nhập của những người dân chuyển từ đất lúa sang làm VAC tăng trung bình 3 - 4 lần.

Giai đoạn 3 (từ 2001 đến nay) là phát triển VAC hàng hóa. Điểm thuận lợi cơ bản của giai đoạn này là nền kinh tế nước ta bước vào hội nhập, thị trường quốc tế mở rộng trong nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới cởi mở hơn nhằm khuyến khích trang trại phát triển, tiến tới nền nông nghiệp hàng hóa bền vững. Trọng tâm của thời kỳ này là phát triển kinh tế VAC theo chiều sâu, vận dụng tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vào phát triển kinh tế VAC, áp dụng phương châm “lấy điểm chỉ đạo diện”. Thông qua việc thực hiện các dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như của HLV Việt Nam, nhiều địa phương đã xây dựng được mạng lưới các mô hình VAC đem lại hiệu quả cao. Điển hình như tại xã Tam Dị (Lục Nam - Bắc Giang), trang trại của anh Khánh khai phá đất đồi, đào ao, thả cá, lập vườn trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam Canh, trên đồi cao trồng dứa... Ngoài ra, anh còn nuôi thêm lợn, chim câu, cá, thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

Năm 2013, Câu lạc bộ trang trại của 3 huyện Gia Bình, Quế Võ, Thuận Thành của Bắc Ninh tổ chức tổng kết, con số lợi nhuận được công bố khiến không ít người bất ngờ. Có tới 70 trang trại thu nhập từ 1-10 tỷ đồng/năm, cho lãi từ 250-500 triệu đồng/năm. Đây chính là kết quả vận động người dân chuyển từ vùng úng trũng hàng năm sang làm VAC của HLV địa phương, giúp xóm làng đổi mới, nhà cửa khang trang, người dân phấn khởi.

Có thể thấy lộ trình của kinh tế VAC gắn liền với đặc thù của các tỉnh phía Bắc, thế còn khu vực phía Nam, nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế vườn, Hội đã có những bước đi như thế nào, thưa ông?

Ở các tỉnh phía Nam, hoạt động của HLV phần lớn tập trung phát triển các vườn chuyên canh cây ăn trái đặc sản. Tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An..., HLV tỉnh, huyện đều vận động phát triển trồng thanh long theo quy trình GAP để xuất khẩu. Nhiều gia đình có thu trên 500-600 triệu đồng/ha/năm. Còn tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long..., HLV cấp tỉnh xây dựng các mô hình chuyên canh bưởi da xanh, bưởi Năm Roi và một số cây đặc thù miền nhiệt đới như chôm chôm, măng cụt... Đa phần các sản phẩm thực hiện theo quy trình GAP đều được tiêu thụ hết, mang lại mức thu nhập 600-700 triệu đồng/ha/năm.

Ở Đồng Tháp, HLV tỉnh còn xây dựng mô hình sản xuất xoài theo quy trình GAP trên quy mô HTX. Ví như, HTX trồng xoài Mỹ Xương được chia làm nhiều đội chuyên trách: đội làm giống; đội trồng; đội chăm sóc, đốn tỉa, tạo tán, bao trái, thu hái; đội lo sơ chế đóng gói, tiêu thụ... Ngoài thu mua của hội viên, HTX còn bao tiêu xoài cho tất cả hộ dân trồng xoài trong huyện.

Với một lộ trình dài như thế, chắc hẳn HLV Việt Nam đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm, bài học quý trong phát triển kinh tế VAC. Đó là những kinh nghiệm gì, thưa ông?

Từ vận động phong trào làm VAC, HLV Việt Nam nhận thấy, vấn đề quan trọng nhất là phải giúp nông dân, hội viên thay đổi việc cải tạo vườn tạp, ao hoang, trước hết là có lợi cho bản thân, gia đình mình. Và họ phải có đầu tư công sức, phải tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, nắm bắt thông tin thị trường thì làm ăn mới có hiệu quả. Vì vậy, Hội rất quan tâm đến đào tạo dạy nghề, huấn luyện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức cho nông dân đi tham quan, giao lưu giữa 2 miền Nam - Bắc. Tổng kết 5 năm gần đây cho thấy, hàng năm, hệ thống HLV đã tổ chức đào tạo huấn luyện, dạy nghề cho 300.000 lượt người/năm.

Những hoạt động trên của HLV Việt Nam đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “HLV Việt Nam đã đưa kinh tế VAC lên bước phát triển mới, chuyển từ vườn truyền thống mang tính tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, xây dựng được nhiều mô hình làm VAC giỏi. Cũng nhờ VAC mà nhiều gia đình từ đói nghèo trở nên khá giả, từ khá trở nên giàu. Tôi hoan nghênh HLV Việt Nam đặt mục tiêu phát triển kinh tế VAC thành một trong những định hướng làm giàu của nông dân”.

Đồng chí Vũ Oanh, nguyên ủy viên Bộ Chính trị nói: “HLV Việt Nam đã góp nhiều công sức cho một công việc ích nước lợi nhà, xây dựng một hội nghề nghiệp xã hội nhưng có ý nghĩa chính trị to lớn. Bên cạnh nhiệm vụ trên, HLV Việt Nam còn thường xuyên phát động và tổng kết phong trào thi đua làm VAC giỏi, thi đua xây dựng các mô hình VAC ở cấp xã, huyện, tỉnh và toàn quốc. Hàng năm đều tổ chức biểu dương, khen thưởng để động viên phong trào và cứ 5 năm lại tổ chức lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến xuất sắc toàn quốc. Các đại biểu được tuyên dương lần này đều do Hội cơ sở bình chọn, giới thiệu theo các tiêu chí của nông dân sản xuất tiên tiến xuất sắc. Mục đích của đợt tuyên dương lần này là tri ân những nông dân, hội viên có cách làm sáng tạo, hiệu quả vì chính họ đã vẽ nên diện mạo nền nông nghiệp năng động, góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp hàng hóa và là tấm gương để các nông dân khác noi theo”.
                                                                                                                                Xin chân thành cảm ơn ông!

Nguyễn Tố (báo KTNT) thực hiện

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 30
  • Lượt xem theo ngày: 4203
  • Tổng truy cập: 3852247