OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO
VẬT NUÔI XỬ LÝ CHẤT THẢI HỮU CƠ - 4. Trùn (giun) quế - Đặc tính, công dụng - Hội Làm vườn Việt Nam

VẬT NUÔI XỬ LÝ CHẤT THẢI HỮU CƠ 4. Trùn (giun) quế Đặc tính, công dụng

BBT: Gần một thập niên trở lại đây, nuôi và sử dụng các sản phẩm từ trùn quế ( trùn thịt, phân trùn, trùn giống) được coi là một trong số các giải pháp có hiệu quả trong xử lý phế thải hữu cơ, tạo ra phân bón tốt cho trồng trọt hữu cơ, nguồn thức ăn bổ dưỡng cho chăn nuôi gia cầm, cá...

 Trùn (giun) quế - Đặc tính, công dụng, hình thức nuôi

TS. Phạm Đồng Quảng - VACVINA ( tổng hợp)

 1. Đặc tính

- Trùn quế hay còn cọi giun quế thuộc nhóm trùn ăn phân. Trùn quế chưa có hệ tiêu hóa hoàn chỉnh, phải dựa vào hệ vi sinh vật cộng sinh trong cơ thể để tiêu hóa các chất hữu cơ, bằng cách trùn quế phun dịch ( vi sinh vật phân giải hữu cơ) ra phía trước, trên đường di chuyển và hút dịch ( hỗn hợp hữu cơ đã phân giải) trở lại, tiêu hóa và thải phân ra ngoài bằng đầu kia.

- Trùn quế ưa sống bầy đàn và sinh sản rất nhanh, từ 1 con sau 1 năm có thể sản sinh ra 1500 trùn con.

- Trùn ưa mát mẻ, nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20 – 30oC. 

- Trùn quế thở qua da do đó độ ẩm trong của chất nền rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi trùn, độ ẩm lý tưởng cho trùn quế  là khoảng 65 – 85%. 

- Trùn rất sợ ánh nắng và sẽ chui xuống phía dưới để sống, nên cần phải che chắn chuồng, phủ mặt luống nuôi trong quá trình nuôi để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng nuôi.

- Trùn là loài thở bằng oxy nên sinh trưởng kém hoặc bị chết trong điều kiện yếm khí hoặc có nhiều khí độc hại như Co2, H2S, SO3, NH4...

2. Công dụng

- Phân trùn rất tốt cho cây trồng: Trong dịch trùn và phân trùn thải ra có chứa nhiều axit amin, giàu đạm, chứa nhiều hỗn hợp vi sinh ( cố định đạm, phân giải lân, phân giải xelulo...) có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước và chứa hơn 50%  mùn, do đó, phân giun quế còn giúp cây trồng phát triển đạt năng suất cao, đồng thời các vi sinh vật trong phân tiếp tục phân hủy chất thải hữu cơ, chất độc hại, làm cho đất tơi xốp, màu mỡ và sạch hơn. 

- Trùn thịt là nguồn thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao cho chăn nuôi gia cầm, cá...:  Trùn quế sau nuôi 1,5 - 2 tháng là có thể bắt đầu cho thu hoạch ra sản phẩm trùn tinh ( trùn thịt), có tới 70-80% lượng protein thô ( tương đương thịt, cá) nên rất thích hợp làm thức ăn tươi hoặc ép thành cám để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, cá...

- Nuôi trùn là giải pháp bảo vệ môi trường: Trùn có sức tiêu hóa lớn, theo tính toán, 1 tấn trùn có thể phân hủy 70-80 tấn rác hữu cơ hoặc khoảng 50 tấn phân gia súc trong vòng 3 tháng. Vì vậy, nhiều nước sử dụng trùn quế trong phân giải rác thải hữu cơ trong sản xuất, sinh hoạt, bảo vệ môi trường.

20220302_121152 (400 x 300)

3. Hình thức nuôi trùn quế   

Đặc tính của trùn là chỉ tiêu hóa được chất hữu cơ đã hoai mục, nên thức ăn tốt nhất là phân trâu, bò, lợn, gà...( để giảm mùi hôi có thể xử lý bằng chế phẩm sinh học khử mùi trước 1-2 ngày, sau đó cho giun ăn). Các phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ cần được ủ trước khi cho giun ăn. Giun sống trong môi trường ẩm thấp, mát mẻ, nên cần có mái, che chắn kỹ để giun không bò ra ngoài hoặc bị chuột, cóc ăn.

a)Trang trại, gia trại trùn quế: Nhà nuôi cần có mái che, nguồn  phân  trâu, bò, lợn, gà... và phế thải cây trồng  làm thức ăn nuôi trùn quế. 

Ví dụ, mô hình Trang trại TH Green (phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên) của chị Hằng bán ra khoảng gần 5 tấn phân giun quế/năm, thu về hơn 20 triệu đồng/tháng và hàng tấn sinh khối trùn giống, với giá 25.000 đồng/kg, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Anh Nguyễn Công Vinh (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), không chỉ sử dụng phân bò mà còn sử dụng các phế phụ phẩm thực vật như rau quả giập hư, phân động vật, phế phẩm sau biogas… qua xử lý bằng công nghệ lignin sẽ thu được đạm thực vật và lấy đạm này nuôi trùn quế; đặc biệt anh Vinh còn sử dụng thêm men vi sinh nhập khẩu từ Israel cộng với mật mía đường ủ trong hơn 3 tuần. Ăn sản phẩm này sẽ giúp trùn khỏe mạnh. Với công nghệ chăn nuôi của anh Vinh, hiệu suất trùn sinh khối đạt đến 2kg/m2, gấp 2 lần phương pháp nuôi thông thường. Anh Vinh  liên kết với hơn 200 hộ nông dân nuôi trùn quế ở các tỉnh, thành miền Tây, đồng thời mở thêm chi nhánh ở Hậu Giang, Long An, Tiền Giang, Bến Tre với quy mô hàng chục héc-ta mỗi trang trại ( theo báo Cần Thơ online).

( Mời xem bài về Kỹ thuật nuôi trùn quế quy mô trang trại, gia trại)

b) Nuôi trùn quế tại hộ gia đình:  Đặc tính của trùn quế là ưa ẩm, ăn rác thải hữu cơ, không thích ánh nắng, ánh sáng trực tiếp. Bởi vậy, chọn chỗ mát, đặt chậu nuôi trùn quế, ví dụ, thùng xốp, loại chậu nhựa thông minh, có bán trên thị trường để nuôi. Sau đó, mua trùn sinh khối (trùn giống và phân trùn cùng thức ăn) thả vào chậu, sâu từ 10cm trở lên là được. Hàng ngày, thả gốc, lá rau, vỏ hoa quả, bã chè,… vào ½ chậu, làm thức ăn cho trùn, đồng thời, tưới ẩm cho trùn. Lưu ý, trùn chỉ ăn các rác hữu cơ hoai mục, nên thức ăn thả vào cần có thời gian hoai mục nhất định trùn mới ăn được, thường là sau 5-7 ngày.

( Mời xem bài về Kỹ thuật nuôi trùn quế tại hộ gia đình)

 

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 37
  • Lượt xem theo ngày: 4410
  • Tổng truy cập: 3687924