VƯỜN KIỂU MẪU - 6. Kết quả và kinh nghiệm xây dựng "vườn chuẩn NTM" của huyện Anh Sơn - Nghệ An - Hội Làm vườn Việt Nam

VƯỜN KIỂU MẪU 6. Kết quả và kinh nghiệm xây dựng "vườn chuẩn NTM" của huyện Anh Sơn Nghệ An

VƯỜN KIỂU MẪU TRONG XÂY DỰNG NTM

Kết quả và kinh nghiệm xây dựng "vườn chuẩn NTM" của huyện Anh Sơn - Nghệ An

 

(Trích tham luận của ông Nguyễn Trường Phị - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện,

kiêm Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Anh Sơn)

 

1. Chủ trương, chính sách xây dựng " vườn chuẩn NTM" của tỉnh Nghệ An

Xuất phát từ thực tiễn, tỉnh Nghệ An những năm gần đây, kinh tế vườn là một cột trụ và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương. Đặc biệt là các xã, các huyện có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu, kinh tế vườn đã mang lại hiệu quả rất lớn đối với người nông dân. Nếu so với trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi... thì kinh tế vườn vượt trội về hiệu quả kinh tế, có thị trường rộng lớn. Nhằm nâng cao vai trò của kinh tế vườn trong xây dựng NTM, tính Nghệ An có chủ trương và ban hành các văn bản sau:

- Kế hoạch 410/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An, ngày 27 tháng 6 năm 2018, về việc thực hiện xây dựng vườn chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 - 2020.

- Quyết định số 482/QĐ-SNN-VPĐP, ngày 29 tháng 6 năm 2018 giữa Sở Nông nghiệp về việc Ban hành hướng dẫn cụ thể Bộ tiêu chí xây dựng vườn chuẩn Nông thôn mới, áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018 - 2020.

- Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 06/6/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An ( sau thời gian thí điểm áp dụng Bộ tiêu chí do Sở NN&PTNT ban hành năm 2018).

- Nghị quyết số: 24/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, hỗ trợ hộ đạt vườn chuẩn NTM 15 triệu đồng/01vườn chuẩn NTM (mỗi xã từ 5 đến 10 vườn), phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung như: quy hoạch, làm hàng rào xanh, hỗ trợ giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới tiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...)...

- Hướng dẫn số 100/HD-VPĐP.KH ngày 18/7/2022 của Văn phòng điều phối chương trình NTM tỉnh Nghệ An V/v thực hiện xây dựng vườn chuẩn NTM theo Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 06/6/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2. Kết quả triển khai xây dựng vườn chuẩn NTM của huyện Anh Sơn

- Nghệ An nói chung và huyện Anh Sơn nói riêng đã có chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, vườn chuẩn NTM với số tiền hàng tỷ đồng mỗi năm. Phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung như: Quy hoạch, làm hàng rào xanh, hỗ trợ giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới tiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...Chủ trương xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, vườn chuẩn NTM nhanh chóng được người dân hưởng ứng, tự giác tham gia và dần trở thành phong trào có sức lan tỏa nhanh, trên diện rộng.

- Nổi bật là, năm 2019, được tỉnh hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng 01 vườn chuẩn tại xã Hùng Sơn và UBND huyện Anh Sơn hỗ trự 66 tr đã chọn hỗ trợ 11 hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, trong đó có 2 hộ được hỗ trợ thực hiện mô hình trồng rau sạch và 15 hộ trồng cây ăn quả. Huyện cũng tích cực hỗ trợ người dân về giống, cử cán bộ nông nghiệp về hướng dẫn cho người dân cải tạo vườn tạp, đồng thời chủ động liên kết với các công ty, doanh nghiệp để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông sản cho người dân.

- Thực hiện xây dựng vườn mẫu từ năm 2019-2022, toàn huyện đã xây dựng 876 vườn mẫu nông dân, thu trên 400 triệu đồng/năm, trong đó khoảng 29 vườn mẫu đạt chuẩn về quy hoạch, diện tích, thu nhập…Từ vườn không ít những mô hình hàng trăm triệu đồng ra đời, cũng từ kinh tế vườn đã có không ít nông dân thành triệu phú, thành những doanh nhân thành đạt trong việc xây dựng thương hiệu và phát triển nông sản hàng hóa chủ đạo. Chưa bao giờ kinh tế vườn lại trở thành một hướng phát triển, tạo ra nhiều diện mạo mới cho nông thôn tỉnh Nghệ An cũng như huyện Anh Sơn hôm nay.

- Có những địa phương 30% hộ dân đều hướng đến xây dựng vườn mẫu, vườn chuẩn NTM có liên kết với các Hợp tác xã, tổ HT, Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp như xã Hùng Sơn, xã Khai Sơn, xã Lĩnh Sơn, xã Hội Sơn…

- Thông qua phong trào vườn chuẩn NTM, người dân đã chú trọng vào phát triển kinh tế vườn, sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao thay cho các loại cây trồng kém hiệu quả; ứng dụng công nghệ vi sinh, cphân bón hữu cơ; chú trọng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, có liên kết trong tiêu thụ sản phẩm; sử dụng hiệu quả lao động nông nhàn…hướng tới một nền nông nghiệp sạch, hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường, điển hình như xã Hùng Sơn, xã Cẩm Sơn, xã Đức Sơn, xã Tào Sơn...

- Hiện nay toàn huyện đã cải tạo trên 1076 vườn tạp; đăng ký xây dựng 48 vườn mẫu nông dân; 28 vườn đạt chuẩn NTM, trong đó có 05 vườn được công nhận, cắm biển vườn chuẩn NTM. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong xây dựng vườn mẫu nông dân; Vườn chuẩn NTM, UBND huyện; Hội Nông dân huyện và các xã đã tổ chức cho các hộ dân đi tham quan, học tập các mô hình trồng cây ăn quả, xây dựng vườn chuẩn NTM trong, ngoài huyện cũng như phối hợp có hiệu quả với Hội Làm vườn tỉnh Nhệ An tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, phương pháp cải tạo vườn tạp; xây dựng vườn chuẩn..tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp.

- Bên cạnh đó, huyện, các xã cũng chủ động xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương; đưa các sản phẩm nông sản từ các vườn mẫu NTM đi tham dự các hội chợ triển lãm trong tỉnh và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm nông sản nổi bật của địa phương, như Chè Minh Sáng ở xã Hùng Sơn; cam Bãi Phủ xã Đỉnh Sơn; cam Bù Sen xã Khai Sơn, Hội Sơn.. Đặc biệt là sự chủ động của người dân trong việc cải tạo vườn tạp bằng cách đầu tư trồng các giống cây trồng mới như bưởi da xanh, ổi, cam, mít Thái, rau sạch các loại…, từ đó hình thành nên các vườn mẫu mang lại thu nhập cho người dân.

- Việc xây dựng kinh tế vườn không chỉ giúp tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo nên một hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp – sáng thân thiện. Điều quan trọng nhất mà phong trào xây dựng vườn mẫu ở Nghệ An, huyện Anh Sơn đạt được là người dân đã nhận thức và phát huy tốt vai trò chủ thể, tự giác thực hiện ngay từ mỗi gia đình, cộng đồng thôn, xóm. Đặc biệt, xây dựng vườn mẫu đã làm thay đổi tập quán của người dân từ sản xuất truyền thống tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, kết nối thị trường; khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng đất vườn và tận dụng được lao động nhàn rỗi. Chính việc xây dựng, phát triển kinh tế vườn đã tạo tiền đề vững chắc cho việc duy trì, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM tại các xã; tạo ra xã đạt chuẩn NTM thuyết phục hơn, là cơ sở quan trọng để Nghệ An phấn đấu có nhiều xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, hướng đến xây dựng huyện đạt NTM, tỉnh đạt NTM trong năm tiếp theo.

3. Một số bài học kinh nghiệm

- Cái khó đầu tiên là lâu nay, tập quán truyền thống của người dân thích gì trồng nấy, có đất là trồng, bây giờ quy hoạch thành vườn mẫu, vườn chuẩn NTM cũng phải đến từng hộ để động viên, tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Quan trọng là phải làm thay đổi nhận thức của người dân để họ thấy rằng: Vườn là phải có Sơ đồ định hướng quy hoạch, có khai thác và có thu nhập. Muốn vậy phải đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để huy động tối đa sự tham gia đóng góp cả về trí tuệ, công sức và nguồn lực của người dân. Cùng với đó phải đưa ra cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các hộ.

- Việc triển khai mô hình vườn mẫu, vườn chuẩn NTM được Nghệ An cũng như huyện Anh Sơn thực hiện rất khoa học, từ thấp lên cao. Trước khi thực hiện mô hình, Hội LV tỉnh đã tham mưu cho Sở NN&PTNT tỉnh hoàn thiện “Ban hành Bộ tiêu chí thôn, xóm, bản đạt chuẩn nông thôn mới; Vườn chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An, gồm 5 tiêu chí, xây dựng phương án và dự toán xây dựng mô hình, khảo sát các hộ đủ điều kiện thực hiện, cuối năm mới phối hợp với ngành chức năng, chính quyền địa phương phân loại vườn, thẩm định vườn và tham mưu cho cơ quan chức năng ra quyết định công nhận vườn chuẩn NTM.

- Để khuyến khích thực hiện chủ trương này, tỉnh Nghệ An đã ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, vườn chuẩn NTM. Giai đoạn đầu, đối với hộ đạt vườn chuẩn NTM 15 triệu đồng/01vườn chuẩn NTM (mỗi xã từ 5 đến 10 vườn), phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung như: quy hoạch, làm hàng rào xanh, hỗ trợ giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới tiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...)...

- Để phát huy hiệu quả kinh tế vườn, đối với vườn chuẩn nông thôn mới sẽ dựa trên nền tảng đã có sẵn, tiến hành cải tạo lại, được thiết kế có sơ đồ, bản vẽ, quy trình một cách khoa học. Trong đó, con người chủ động trong công tác tưới, tiêu không phụ thuộc vào thiên nhiên, làm chủ mô hình cho kết quả sản phẩm như ý muốn. Từng hộ phải có thiết kế quy hoạch (2D, 3D), lập phương án - dự toán triển khai thực hiện (có tư vấn của cán bộ chuyên môn xã, huyện, tỉnh và các chuyên gia, đặc biệt là Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An, đảm bảo sự phát triển bền vững, phù hợp thực tiễn cả về kinh tế, văn hóa, môi trường, định hướng phát triển đảm bảo tính bền vững; cây, con được bố trí hợp lý gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh, phù hợp lợi thế của địa phương; một số vườn hộ đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa lại hiệu quả cao. Các vườn chủ yếu tập trung quy hoạch trồng một số sản phẩm chính tạo hàng hóa và đều dành diện tích trồng rau an toàn áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...

- Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện 5 tiêu chí vườn mẫu, vườn chuẩn NTM là tiêu chí sản phẩm từ vườn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời phải giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Để đảm bảo vườn chuẩn NTM đạt 5 tiêu chí một cách trọn vẹn, Hội Làm vườn tỉnh Nghệ An đã phối hợp chỉ đạo sớm ứng dụng công nghệ E-GAP, tổ chức sản xuất rau củ quả VietGAP, hữu cơ vào phát triển kinh tế vườn, kết nối với các tổ chức, cá nhân để tiêu thụ sản phẩm nhưng vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm từ vườn mẫu nói riêng”.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 8
  • Lượt xem theo ngày: 4449
  • Tổng truy cập: 3829349