OLXTOTO OLXTOTO https://curso.phytosavon.com/ https://dev.curo.art/ https://oldshop.exatis.be/ https://fabo.beonline.xyz/ OLXTOTO Situs Togel Online situs toto Situs Togel Online OLXTOTO OLXTOTO Togel Online OLXTOTO Slot gacor OLXTOTO OLXTOTO Togel Online
XUẤT KHẨU RAU QUẢ - 1. MÃ SỐ VÙNG TRỒNG - Hội Làm vườn Việt Nam

XUẤT KHẨU RAU QUẢ 1. MÃ SỐ VÙNG TRỒNG

BBT. Cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói là yêu cầu bắt buộc khi xuất khẩu chính nghạch rau quả tươi vào thị trường Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…Đến hết tháng 4/2021, Cục BVTV mới cấp 3.414 mã số vùng trồng cho trái cây, rau, hạt giống xuất khẩu, riêng trái cây tươi, đã cấp 2.821 mã số vùng trồng cho 12 loại trái cây với diện tích là 196.226 ha, chiếm khoảng 17% tổng diện tích cây ăn quả cả nước. Gần đây, Trung Quốc chấp thuận 51 vùng trồng ( hơn 3000 ha,chiếm  hơn 3% diện tích sầu riêng cả nước) và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng.

 

YÊU CẦU ĐỐI VỚI  XUẤT KHẨU RAU QUẢ 

1. CẤP MÃ SỐ VÙNG TRỒNG

TS. Phạm Đồng Quảng - Hội Làm vườn Việt Nam ( tổng hợp)

1. Khái niệm về mã số vùng trồng (MSVT)

           - Theo Khoản 1 Điều 64 Luật Trồng trọt 2019: Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Theo TCSC: 774:2020 BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng: Mã số vùng trồng (mã số đơn vị sản xuất - Production Unit Code - PUC) là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc nông sản. MSVT có sự kết hợp các ký tự và mã số như sau: Mã quốc gia; mã tỉnh, thành phố; mã quận, huyện; mã xã, phường và số thứ tự theo danh sách mã do Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) phê duyệt và cấp.

           - MSVT được cấp lần đầu trước thời điểm thu hoạch theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Sau đó, trước mỗi vụ thu hoạch, phải đăng ký lại và Chi cục Trồng trọt và BVTV (TT&BVTV) tỉnh tiến hành giám sát, gửi kết quả về Cục BVTV, nếu đạt thì MSVT tiếp tục được duy trì, không đạt sẽ bị thu hồi hoặc hủy bỏ. Sản phẩm từ vùng trồng được cấp mã số còn hiệu lực mới được phép xuất khẩu chính nghạch.

         - Cục Bảo vệ thực vật ( BVTV) đã xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số. Các thông tin khai báo trên phần mềm sẽ là cơ sở quan trọng để cấp, thu hồi hoặc hủy mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã cấp. Người quan tâm có thể truy cập vào phần mềm trên để biết danh sách vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số.

2. Các nước nhập khẩu yêu cầu cấp MSVT

           Nhiều nước như Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…yêu cầu nông sản (hiện tại mới bắt buộc với rau quả tươi) được sản xuất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số mới được phép nhập khẩu chính nghạch vào nước họ. Riêng đối với EU, không bắt buộc cấp  MSVT, mã số cơ sở đóng gói đối với rau, hoa, quả tươi, tuy nhiên sẽ rất có lợi nếu các vùng trồng, cơ sở đóng gói thực hiện cấp mã số và giám sát sau khi được cấp vì EU có yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm dịch thực vật (KDTV) và truy xuất nguồn gốc đối với nông sản nhập khẩu.

           Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc… có các quy định về vùng trồng, cơ sở đóng gói được thể hiện trong các bản điều kiện nhập khẩu hoặc kế hoạch thực hiện (Workplan) đối với từng loại nông sản; có một số loại sản phẩm thì thực hiện theo một văn bản quy định chung. Đối với Trung Quốc, quy định trái cây xuất khẩu chính ngạch phải từ vùng trồng, cơ sở đóng gói được Bộ Nông nghiệp &PTNT cấp mã số và Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt, được thông báo từ năm 2018 và bắt đầu chính thức áp dụng từ 2019.

3. Mục đích của việc cấp MSVT

           Đối với từng thị trường khác nhau, các quy định liên quan đến cấp MSVT có thể khác nhau, nhưng đều giống nhau về mục tiêu là nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm đối với rau quả nhập khẩu.

           - Truy xuất nguồn gốc: Trên bao bì sản phẩm có thông tin MSVT, cơ sở đóng gói giúp cơ quan quản lý, người tiêu dùng biết được sản phẩm được sản xuất, đóng gói ở đâu; nếu có sự cố về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật sẽ biết được ai chịu trách nhiệm, lỗi ở khâu nào vì vùng trồng, cơ sở đống gói phải có sổ tay ghi chép chi tiết các hoạt động sản xuất, đóng gói sản phẩm.

           - Kiểm dịch thực vật (KDTV): Theo quy định, vùng trồng phải quản lý sinh vật gây hại và có biện pháp quản lý theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu khi xuất hiện đối tượng sâu bệnh thuộc diện phải kiểm dịch thực vật. Như vậy, việc kiểm dịch thực vật đã phải thực hiện ngay từ trên đồng ruộng.

           - An toàn thực phẩm (ATTP): Yêu cầu vùng trồng phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP); có sổ tay ghi chép, đặc biệt là các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng (phải theo quy định của nước nhập khẩu); được giám sát  định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan quản lý. Như vậy, việc đảm bảo ATTP được quản lý từ quá trình sản xuất ban đầu đến đóng gói sản phẩm trước khi xuất khẩu.

4. Các yêu cầu đối với vùng trồng (Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV)

4.1. Yêu cầu chung:

- Vùng trồng cần áp dụng thống nhất 1 quy trình quản lý sinh vật gây hại.

- Vùng trồng cần đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại ở mức phổ biến thấp và sử dụng thuốc BVTV theo quy định nước nhập khẩu.

- Vùng trồng phải đăng ký cấp MSVT lần đầu trước thời điểm thu hoạch; nội dung kiểm tra theo đối tượng cây trồng và yêu cầu của nước nhập khẩu. Sau đó, trước mỗi vụ thu hoạch, phải đăng ký lại và được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) giám sát; nếu không đăng ký lại sẽ bị thu hồi MSVT đã cấp vụ trước đó.

- Người đại diện/chủ sở hữu MSVT phải báo cáo Chi cục TT&BVTV khi có thay đổi về: diện tích, số nông dân tham gia, người đại diện/chủ sở hữu. Chi cục TT&BVTV xác minh, báo cáo về Cục BVTV.

4.2. Yêu cầu cụ thể:

a)Yêu cầu về diện tích vùng trồng: cây ăn quả: tối thiểu 10 ha; rau gia vị: tùy theo diện tích thực tế của nhà lưới/ nhà kính và yêu cầu của nước nhập khẩu; cây trồng khác: theo yêu cầu của nước nhập khẩu; trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu có vùng đệm hoặc các yêu cầu khác về diện tích thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

b)Yêu cầu về sinh vật gây hại và biện pháp quản lý

- Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải có biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

- Có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

c) Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong vùng trồng

- Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc bốn (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.

d)Có sổ tay ghi chép

- Nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong 01 vụ canh tác.

- Nhật ký canh tác cần được ghi chép sau mỗi lần chăm sóc hoặc tác động lên cây trồng và trong cả quá trình sản xuất. Các thông tin bắt buộc phải ghi chép bao gồm: giai đoạn phát triển của cây trồng; sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra, nhật ký bón phân: Ngày bón, loại phân bón, tổng lượng phân bón, phương pháp bón; nhật ký sử dụng thuốc BVTV: Ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, lý do sử dụng, liều lượng; ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: Sản lượng dự kiến, sản lượng thực tế; các hoạt động khác (nếu có).

đ) Yêu cầu về điều kiện canh tác: Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt đặc biệt chú ý vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại; đảm bảo việc thu gom bao bì thuốc BVTV và phân bón theo quy định.

5. Thủ tục cấp, giám sát, thu hồi, hủy bỏ mã số vùng trồng

           Các thủ tục cấp, giám sát, thu hồi, hủy bỏ mã số vùng trồng được thực hiện theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV: Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng và yêu cầu của nước nhập khẩu. 

5.1. Cấp mã số vùng trồng

-  Tổ chức, cá nhân gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp MSVT và các thông tin cần thiết (theo mẫu của Cục BVTV) về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh ( TT & BVTV).

-  Kiểm tra đánh giá: Chi cục TT & BVTV kiểm tra thực địa (khảo sát thực địa và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại (trong trường hợp chưa xác định được sinh vật gây hại cụ thể tại thời điểm kiểm tra) để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn cơ sở cấp mã số vùng trồng.

- Chi cục TT & BVTV gửi báo cáo kiểm tra vùng trồng (đính kèm biên bản kiểm tra thực địa) về Cục BVTV đề nghị cấp MSVT nếu đạt yêu cầu hoặc hướng dẫn khắc phục những tiêu chí chưa được và tiến hành kiểm tra lại.

- Cục BVTV sẽ rà soát hồ sơ, trường hợp cần thiết sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát ngẫu nhiên một số vùng trồng trước khi cấp mã số và gửi thông tin chi tiết cho nước nhập khẩu. Tùy từng nước và điều kiện cụ thể, nước nhập khẩu có thể phê duyệt thông qua kiểm tra hồ sơ hoặc trực tiếp kiểm tra thực địa ( Mỹ...) hoặc kiểm tra trực tuyến ( ví dụ, Trung Quốc áp dụng đối với sầu riêng; Nhật Bản với nhãn do ảnh hưởng của covid 19). Sau khi được nước nhập khẩu chấp thuận, Cục BVTV sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục TT & BVTV quản lý và giám sát vùng trồng được cấp mã số. Sau khi nước nhập khẩu phê duyệt, Cục BVTV sẽ thông báo và gửi MSVT cho Chi cục TT & BVTV quản lý và giám sát .

5.2. Giám sát

- Giám sát của Chi cục TT & BVTV ( tối thiểu 1lần/năm, gửi biên bản, báo cáo về Cục BVTV đề nghị duy trì, thu hồi hoặc hủy bỏ MSVT) ;

- Giám sát đột xuất của Cục BVTV ( khi cần thiết).

- Môt số nước nhập khẩu có quy định giám sát ddainhj kỳ, đột xuất ( ví dụ, Mỹ giám sát hàng năm)...

5.3. Thu hồi, phục hồi và hủy bỏ MSVT

a) Thu hồi: Cục BVTV sẽ thu hồi MSVT trong các trường hợp sau: nhận được thông báo vi phạm từ nước nhập khẩu; phát hiện vi sinh vật thuộc diện KDTV tại của khẩu; có gian lận về sử dụng MSVT; MSVT không đăng ký giám sát trước mỗi vụ xuất khẩu; không đạt yêu cầu khi giám sát định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.

b) Phục hồi: MSVT được phục hồi khi vùng trồng có biện pháp khắc phục được Cục BVTV và nước nhập khẩu chấp thuận.

c) Hủy bỏ: MSVT bị Cục BVTV hủy bỏ trong các trường hợp sau: tổ chức/cá nhân không có biện pháp khắc phục hiệu quả sau khi bị thu hồi; vùng trồng chuyển đổi cây trồng hoặc mục đích sử dụng khác với đăng ký ban đầu; tổ chức/cá nhân để nghị hủy bỏ MSVT đã được cấp.

6. Tình hình triển khai cấp MSVT

6.1. Kết quả cấp MSVT

           Theo Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV, tính đến hết tháng 4/2021, Cục BVTV đã cấp 3.414 mã số vùng trồng cho trái cây, rau, hạt giống xuất khẩu. Đối với trái cây tươi, đã cấp 2.821 mã số vùng trồng cho 12 loại trái cây với diện tích là 196.226ha, chiếm khoảng 17% tổng diện tích cây ăn quả cả nước. Ngoài ra, Cục BVTV đã cấp 11 MSVT cho hạt giống ớt, cà chua; 193 MSVT rau gia vị sản xuất trong nhà lưới xuất khẩu sang EU và 389 MSVT ngọn cây cảnh, cây hoa xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc, chủ yếu được trồng trong nhà lưới với tổng diện tích nhà lưới đạt hơn 61 ha. Đối với cây lúa, chưa chính thức cấp MSVT; tuy nhiên, có vùng nguyên liệu (khoảng 210 ngàn ha) đang được kiểm soát để phục vụ xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc và EU (gạo thơm).

           Hiện tại Trung Quốc đang là thị trường được cấp nhiều MSVT nhất (1.703 mã) cho 9 loại trái cây (thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, chuối, mít và măng cụt) và thạch đen đã được xuất khẩu chính ngạch; tiếp theo là Hoa Kỳ với 575 MSVT cho 6 loại trái cây (thanh long, chôm chôm, vải, nhãn, vũ sữa và xoài ) được phép xuất khẩu vào Mỹ. Đây cũng là thị trường có yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt nhất; tất cả các vùng trồng đều được cán bộ KDTV Hoa Kỳ trực tiếp kiểm tra hàng năm và Cơ quan KDTV Hoa Kỳ (APHIS) cấp mã riêng (mã IRAD).

6.2. Một số vấn đề phát sinh    

 - Năm 2020, Trung Quốc yêu cầu tạm ngưng xuất khẩu xoài từ 12 vùng trồng và 18 CSĐG do phát hiện vi phạm về KDTV và tình trạng mạo danh mã số vùng trồng và CSĐG. Trước đó năm 2018, Malaysia phát hiện 67 lô hàng ớt của Việt Nam có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép. Đến tháng 4/2021, phía Malaysia mới dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu, tuy nhiên chỉ chấp nhận ớt xuất khẩu từ vùng trồng và CSĐG đã được đăng ký tại Cục BVTV Việt Nam và phải được kiểm định dư lượng thuốc BVTV trước khi xuất khẩu.

- Theo phía Trung Quốc 75/126 vùng trồng sầu riêng chưa được cấp mã số đợt 1 ( tháng 9/2022) do: vườn còn lẫn các loại cây khác như ngô, cà phê, ổi...; không có biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm chéo và lây lan của sâu bệnh giữa các loài khác nhau; một số vườn chưa thực hiện giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thậm chí có tham gia dự án giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng kết quả giám sát chưa rõ...; một số vùng trồng còn lơ là phòng chống virus SARS-CoV-2 khi không có dụng cụ rửa tay...

- Một số khó khăn phản ánh từ cơ sở: điều kiện để được cấp mã số là vùng trồng chỉ trồng duy nhất một loại cây, tuy nhiên ở nhiều nơi cây ăn quả chủ yếu được trồng xen ( nhất vùng Tây Nguyên); diện tích vùng trồng dao động từ 6-10 ha/mã nhưng không được quá 12 ha/mã và quy định trước mỗi vụ thu hoạch, các mã số vùng trồng cần đăng ký lại...nên rất dồn dập về thời gian và gia tăng áp lực kinh phí cho cơ sở...

 Một số tài liệu liên quan:

Chỉ thị 2425-2021 của BNN về mã số vùng trồng

TCCS - 774 - BVTV Quy trình thiết lập - Giám sát vùng trồng

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 25
  • Lượt xem theo ngày: 1513
  • Tổng truy cập: 3685030