Nói đến Khổng Tử, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến hai từ “quân tử” và “tiểu nhân”, nó được sử dụng nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn đến người đời sau. Ví như trong câu:
“Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích”.
Tạm dịch: Người quân tử lòng dạ luôn rộng mở bao dung, kẻ tiểu nhân luôn so đo tính toán hẹp hòi.
Hay:
“Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”.
Tạm dịch: Người quân tử coi trọng đạo nghĩa, kẻ tiểu nhân coi trọng lợi ích.
“Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác, tiểu nhân phản thị”.
Tạm dịch: Người quân tử thành tựu việc tốt đẹp cho người khác, chứ không làm cái xấu cho người, kẻ tiểu nhân thì ngược lại.
Và:
“Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”.
Tạm dịch: Người quân tử tìm lỗi, yêu cầu ở chính mình, còn kẻ tiểu nhân tìm lỗi, yêu cầu ở người khác.
Trên đây là những câu danh ngôn rất quen thuộc trong “Luận ngữ”. So sánh đối chiếu giữa quân tử và tiểu nhân hầu như có ở khắp nơi trong cuốn sách.
Quân tử vốn chỉ người quý tộc được tiếp thụ giáo dục tốt, văn hóa, phẩm hạnh và tu dưỡng đều có chuẩn mực cao. Cùng với lễ băng nhạc hoại cuối thời Tây Chu, rồi đến thời đại Khổng Tử, thì những “quân tử” đã có rất nhiều là không “quân tử” nữa rồi. Khổng phu tử đau lòng nhất chính là điểm này.
Khổng phu tử dùng tiêu chuẩn “quân tử” yêu cầu chính bản thân mình, và đem chuẩn mực của “quân tử” dạy cho học trò, là những người ở đủ mọi tầng lớp chứ không riêng tầng lớp quý tộc như trước đây; cuối cùng đã khiến “quân tử” trở thành danh từ chỉ người có đạo đức cao thượng. Cũng tương tự, “tiểu nhân” vốn ban đầu có nghĩa “dân thường”, ngược với “quý tộc”, ngược với “quân tử”, cũng thay đổi nghĩa trở thành danh từ chỉ người đạo đức thấp kém ti tiện vô sỉ.
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |