Cao nguyên đá Đồng văn
Cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng trên 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, có 17 dân tộc anh em sinh sống tự lâu đời; đông nhất là dân tộc Mông. Cao nguyên Đồng Văn có sự đa dạng địa chất cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst đã tạo ra Các “vườn đá”, “rừng đá” rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan… cao nguyên đá Đồng Văn còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc. Người dân vùng cao Đồng Văn sống quyện cùng với đá: dọn đá để dựng nhà, để có đất trồng trọt; khoét đá để tìm dòng nước ngọt… Đá dựng thành tường rào bao quanh làng xóm, đá giữ nước, giữ đất để có ruộng bậc thang, và đá dựng thành rừng, thành lũy. Cao nguyên Đồng Văn còn có một số di tích văn hóa, kiến trúc như khu di tích nhà Vương (Vua Mèo), Phố Cổ, thị trấn Đồng Văn hơn trăm năm tuổi và những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với nhiều hang động hàng triệu năm tuổi, những nguồn nước ngầm biểu hiện có những con sông ngầm sâu hàng trăm mét dưới tầng đá vôi. Đặc biệt trên cao nguyên Đồng Văn có đỉnh Mã Pì Lèng “đệ nhất hùng gian” thuộc huyện Mèo Vạc, đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng ngỡ với tới trời, nhìn xuống dòng sông Nho Quế như một nét chữ...

Cao nguyên đá và con người

Nhà trên cao nguyên

mua hoa mạch nở trên cao nguyên đá

Cột cờ Lũng cú

vườn Tam thaasts ở Phó Bảng

Người Mông ở Mèo Vạc

Mùa đông trên cao nguyên

Dưng chân trên đỉnh dốc Mã Pì Lèng

Mùa xuân trên cao nguyên

Núi đôi ở Yên Minh

Chợ Mèo Vạc

người Mông ở Đông Văn

Cột đá trong nhà vua Mèo ở Đông Văn

Từ cổng trời nhin xuống Yên Minh

Nhà vua Mèo ở Đồng Văn