HỘI LÀM VƯỜN HẢI PHÒNG Kết quả bước đầu xây dựng mô hình vườn mẫu giai đoạn 20212024

BBT: Hội làm vườn thành phố Hải Phòng (nhiệm kỳ VII giai đoạn 2020-2025) đã xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyên đề số 41 ngày 24/11/2021 “Xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn tại thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2021- 2024”...

 

HỘI LÀM VƯỜN HẢI PHÒNG - KẾT QUẢ  BƯỚC ĐẦU

XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN MẪU THEO HƯỚNG HỮU CƠ, TUẦN HOÀN

GIAI ĐOẠN 2021-2024

Tin bài từ Hội làm vườn TP Hải Phòng

 

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam; thực hiện Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số về việc ban hành cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;  Quyết định số: 150/QĐ- UBND ngày 25/06/2021 của UBND thành phố Hải Phòng về Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của UBND thành phố về Quy định canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Ban Thường vụ Hội làm vườn thành phố Hải Phòng (nhiệm kỳ VII giai đoạn 2020-2025) đã xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyên đề số 41 ngày 24/11/2021 “Xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn tại thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2021- 2024” (gọi tắt Kế hoạch Chuyên đề).

Trong 2 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Làm vườn Việt Nam; các cấp ủy, chính quyền từ thành phố, các huyện quận và các xã phường; sự phối hợp của sở ngành, doanh nghiệp, HTX và sự nỗ lực vươn lên của các hội viên; Hội làm vườn thành phố đã khắc phục những khó khăn, triển khai nhiều giải pháp thiết thực trong công tác xây dựng mô hình của Kế hoạch chuyên đề số 41 ngày 24/11/2021 (gọi tắt Kế hoạch Chuyên đề), như sau:

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác tổ chức thực hiện và tập huấn kỹ thuật triển khai Kế hoạch chuyên đề gắn với phát triển sản phẩm OCOP

- Ngay sau ban hành Kế hoạch chuyên đề, Thường vụ Thành hội đã có các văn bản hướng dẫn các Hội Làm vườn huyện, quận tổ chức triển khai kế hoạch đến các hội viên. Đồng thời Hội VAC các huyện quận đã khảo sát, tuyên truyền, vận động và lựa chọn các hộ tham gia Kế hoạch chuyên đề.

- Trong năm 2022, Thành Hội đã hỗ trợ kinh phí, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật thành phố Hải Phòng, đã tổ chức 24 lớp tập huấn cho 2.160 lượt các hội viên (tại 7 huyện và 3 quận) về các nội dung và các kỹ thuật sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn gắn với phát triển sản phẩm OCOP (gọi tắt vườn mẫu) của Kế hoạch chuyên đề.

- Trong năm 2022, Hội LV các huyện, quận đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố, Hội nông dân huyện, Trung tâm Khuyến nông… đã tổ chức 260 lớp tập huấn cho 18.200 hội viên tiêu biểu tham dự; tập huấn theo nội dung Kế hoạch huyên đề và kết hợp chuyển giao TBKT trong sản xuất trồng trọt (trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh, cây rau mầu), chăn nuôi, thủy sản (nuôi tôm thẻ chân trắng, cá nước ngọt), nông nghiệp trải nghiệm và đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm nông sản ATTP, sản phẩm OCOP.

- Thành Hội đã phối hợp với Công ty Cổ phần Hoa sen đỏ Việt Nam tổ chức hội thảo, tập huấn cho 42 chủ thể của sản phẩm OCOP của thành phố và đã chọn 10 chủ thể có sản phẩm OCOP tiêu biểu để hướng dẫn trực tiếp, đưa lên sàn TMĐT Chợ trực tuyến của người Việt Sale 168.vn.

- Trong 6 tháng đầu năm 2023, Thành hội đã tổ chức, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố, Trung tâm Khuyến nông thành phố trực tiếp tập huấn 6 lớp cho 664 lượt hội viên về xây dựng vướn mẫu theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, đa năng gắn với du lịch cộng đồng; chuyển giao TBKT trong sản xuất trồng trọt (trồng cây ăn quả, rau màu, cây lúa), thúc đẩy hộ vườn mẫu hộ nông nghiệp tiếp cận tiêu thụ nông sản tại thương mại điện tử Sale 168.vn cho nông sản ATTP, sản phẩm OCOP.

- Thông qua các buổi tập huấn, hội thảo trên đã giúp hội viên nắm bắt kịp thời, đưa Khoa học kỹ thuật cây, con giống năng suất cao đáp ứng thị trường tiêu thụ vào sản xuất và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, con vật nuôi và chủ động trong phát triển kênh tiêu thụ trên sàn TMĐT nâng cao thu nhập, bền vững...

2. Giới thiệu một số mô hình VAC tiêu biểu theo hướng hữu cơ, tuần hoàn gắn với tiêu thụ nông sản

2.1. Mô hình HTX sản xuất dịch vụ và kinh doanh nông nghiệp Thụy Hương

- Địa chỉ: thôn Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyện Kiến Thuỵ - Hải Phòng

- Đại diện người đứng đầu: bà Nguyễn Thị Hà- Giám đốc

- Thành lập từ tháng 8/2017 với 9 thành viên góp vốn theo Luật HTX năm 2012

- Những hoạt động chủ yếu của HTX:

+ Dịch vụ mạ khay, cấy máy; trồng và bao tiêu lúa hữu cơ; đầu tư máy móc thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng. Lãnh đạo HTX đã mạnh dạn đầu tư 4 máy cấy, 2 máy gặt, 1 giàn gieo mạ và 4,6 vạn khay gieo… với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng.

+ Sản xuất rồng lúa hữu cơ trên ruộng rươi: hiện nay cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ rươi của HTX là 200ha, tại xã Ngũ Đoan, Ngũ Phúc Ngũ Phúc, Kiến Quốc,Tân Trào (huyện Kiến Thụy), huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và  huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương):Toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lựa chọn giống, chăm sóc tới khi thu hoạch, sấy khô, đảm bảo truy xuất nguồn gốc rõ ràng theo quy trình canh tác hữu cơ.Vì canh tác hoàn toàn tự nhiên nên sản phẩm gạo năng suất thấp, chỉ bằng 1/3 so với ruộng được canh tác theo phương pháp thông thường

Năm 2019, HTX cho ra đời sản phẩm Gạo ruộng rươi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Sản phẩm được đóng gói từ 3kg, 5kg đến 10kg/túi với giá bán 40.000 đồng/kg. Gạo ruộng rươi được phân phối tại hầu hết các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn các tỉnh, thành phố lớn.

2.2. Mô hình kinh tế VAC sinh thái Đảo Bầu xã Mỹ Đức, huyện An Lão

 - Chủ đầu tư: ông Bùi Đức Họa Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh Xăng dầu An Hòa

- Tổng diện tích Đảo Bầu là 76 ha (bao gồm hơn 30 ha diện tích mặt nước). Toàn bộ đảo tiếp giáp với sông Đa Độ, là khu nông nghiệp sinh thái với hạ tầng cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch. Đảo Bầu được phân chia thành 03 khu vực chuyên biệt tương đối khoa học: Khu trồng rau sạch, hoa theo mùa; Khu chăn nuôi và khu nuôi trồng thủy sản.

- Về kết nối giao thông: Khu Đảo Bầu nằm trên trục Quốc lộ 5B, có vị trí giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với các điểm tham quan trên địa bàn huyện An Lão. Thời gian di chuyển từ quốc lộ 5 đến Đảo Bầu khoảng 05 phút; thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố đến Đảo Bầu khoảng 40 phút. Đảo Bầu có bãi đỗ xe rộng.

- Về dịch vụ phục vụ du khách: tham quan trên bộ (vườn ổi, bưởi, trang trại chim, đầm cá Koi); tham quan dưới xuồng (khám phá dòng sông Đa Độ thơ mộng, ngắm vũ điệu cá nhảy trên sông, ngắm đàn cò, đàn chim sống tự nhiên trên đảo; các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp (bắt cá, bắt vịt, thu hoạch nông sản, học cách chiết ghép cành, tỉa lá, bọc ổi, kéo cá vó bè, trải nghiệm 01 ngày làm nông dân...). Tại đây có 02 hướng dẫn viên tại điểm sẵn sàng thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan, góp phần giúp du khách hiểu hơn về cảnh quan cũng như cuộc sống của con người và cảnh vật trong khu trang trại. Ngoài dịch vụ tham quan, trang trại cũng phục vụ ẩm thực địa phương, bán, giới thiệu nông sản của trang trại cho du khách.

- Về khả năng thu hút khách tham quan: đối tượng khách chủ yếu là học sinh các trường học trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận: Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội...; cán bộ nghiên cứu và các nhóm gia đình.

2.3. Mô hình HTX sản xuất Nông lâm sản Việt Nam

- Địa chỉ trụ sở: Đội 4, thôn Minh Hưng, xã Tây Hưng, huyện Tiên lãng, Thành phố Hải Phòng.

- Địa chỉ Email: Quyenpham210@gmail.com,  Website http://chotong.net; Điện thoại, Fax: 0961 700 300

- Ngày, tháng, năm thành lập: 15/05/2018; Số lượng thành viên: 07

- Quy mô sản xuất: 30ha

- Về sản lượng HTX  sản xuất nông lâm sản Nam Việt đạt mốc tăng trưởng  trung bình hàng năm từ 70- 100% sản lượng tăng từ 360 tấn hàng hóa năm  2021 lên 700 tấn hàng hóa năm 2022 và ước đạt 1300 tấn năm 2023 trong đó có một số các mặt hàng chủ đạo như Gạo, Chuối, Trứng, rau củ quả, gia cầm và thủy sản.  Đối với diện tích  canh tác HTX Nam Việt trực tiếp sản xuất tăng từ 10ha năm 2021 lên  30ha năm 2022.

- Năm 2021 HTX Nam Việt đã nhận chuyển giao công nghệ và áp dụng thành công nuôi cấy mô giống chuối tiêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời ứng dụng chế phẩm vi sinh Compost maker trong việc ủ phế phụ phẩm nông nghiệp thành mùn hữu cơ để bón trở lại cho cây trồng, đối với chăn nuôi HTX Nam Việt cũng ứng dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và đạt chứng chỉ VietGAP trong chăn nuôi Ngan thương phẩm.

- HTX Nam Việt hưởng ứng tích cực các chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể là tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP và có sản phẩm chuối đạt tiêu chí 3 sao. Đối với địa phương HTX Nam Việt luôn tích cực tham gia ủng hộ các chương trình vì người nghèo, tặng quà tết, tặng quà các cháu có thành tích học tập tốt và các phong trào văn hóa văn nghệ của địa phương.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

- Ngày 20/7/2017, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND về việc ban hành cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó có chính sách 6 là chính sách hỗ trợ riêng cho Chương trình OCOP với nội dung hỗ trợ: đổi mới công nghệ, máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm, đổi mới, gắn tem nhãn sản phẩm.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP theo chính sách 6 của Nghị quyết. Kết quả, giai đoạn 2018-2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm cho 8 tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; Tổng kinh phí hỗ trợ 6.388 triệu đồng.

- Giai đoạn 2018-2022, thành phố Hải Phòng có 171 sản phẩm được Ủy ban nhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó 114 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 03 sao, 57 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 05 sản phẩm đạt trên 90 điểm đã được gửi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

2. Những khó khăn, vướng mắc

- Việc xây dựng vườn mẫu hướng hữu cơ, tuần hoàn đã được Hội LV thành phố báo cáo, trình xin ý kiến đều được các sở ngành, đại phương các cấp ủng hộ cao. Tuy nhiên chưa đưa được cả hệ thống chính trị xã hội, các tổ chức cùng vào cuộc. Chưa thành tiêu chí bắt buộc trong xây dựng NTM thành phố.

- Người dân chưa có ý thức về làm vườn mẫu, thiếu cả kiến thức kỹ thuật, hữu cơ, tuần hoàn và kinh tế, nhất là kinh tế thị trường. Chưa phát huy được hiệu quả của vườn VAC đa chức năng, nhất là hiệu quả kinh tế, sản phẩm làm ra tự tiêu thụ, thiếu hợp tác, thiếu liên kết

- Chương trình OCOP giai đoạn đầu triển khai nhiều địa phương không tránh khỏi sự lúng túng. Thêm vào đó, một số địa phương chưa nhận thức rõ ý nghĩa của chương trình nên còn thờ ơ hoặc triển khai chiếu lệ, chưa quan tâm phát triển sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, thiếu đầu tư về mọi mặt. Một số cán bộ thực hiện Chương trình tại các địa phương chưa nắm vững kiến thức về Chương trình OCOP nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện; 

- Các sản phẩm đặc thù của địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp; người dân chưa chú trọng đến việc xây dựng, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm chất lượng và đẹp mắt để thu hút người tiêu dùng.

- Công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa phản ánh rõ nét những ưu điểm nổi trội và nét độc đáo, đặc sắc của sản phẩm OCOP để tạo hình ảnh, thương hiệu mới, gây ấn tượng đối với người mua.

III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

- Kính đề nghị Hội Làm vườn Việt Nam có chương trình hỗ trợ trong đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn về: làm vườn mẫu, kiến thức kỹ thuật, hữu cơ, tuần hoàn và kinh tế, nhất là kinh tế thị trường. Xây dựng mô hình vườn VAC đa chức năng, đạt hiệu quả kinh tế; Hỗ trợ các trang trại, HTX, chủ thể OCOP liên kết tiêu thụ hàng hóa nông sản, sản phẩm OCOP

- Cần có hành lang pháp lý cho thu hút đầu tư, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP.

- Hầu hết các trang trại, HTX tích tụ ruộng đất để sản xuất mô hình VAC đều trên đất 03, 05 đang bị trói bởi những quy định của Luật đất đai 2013, văn bản dưới Luật đang là rào cản rất lớn để phát triển sản xuất gắn với du lịch nông thôn.

- Kính đề nghị UBND thành phố sớm có cơ chế chính sách phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, điểm đỗ dừng xe, điện chiếu sáng, các dịch vụ như lưu trú, thương mại, phục vụ ăn uống, vận tải,... tạo thành hệ sinh thái kinh tế kết nối, chia sẻ; liên kết trong phát triển các sản phẩm du lịch, sản phẩm nông nghiệp, OCOP của các địa phương trên địa bàn thành phố./.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập

  • Trực tuyến: 34
  • Lượt xem theo ngày: 4841
  • Tổng truy cập: 2967250