HỘI LÀM VƯỜN TỈNH NINH BÌNH ĐẠI HỘI LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 20232028

HỘI LÀM VƯỜN TỈNH NINH BÌNH - ĐẠI HỘI LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2023-2028
BBT: Ngày 7/7/2023 Đại hội đại biểu lần thứ IV nhiệm kỳ 2023-2028 của HLV tỉnh Ninh Bình đã tiến hành và thành công tốt đẹp. 50 đại biểu, đại diện gần 4500 hội viên về dự. Đại Hội bầu BCH gồm 19 ủy viên, ông Đỗ Văn Miền, nguyên Phó GĐ Sở NN&PTNT, Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 3 được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 4.

HỘI LÀM VƯỜN TỈNH NINH BÌNH

ĐẠI HỘI LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 2023-2028

 1. Một số kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 3

1.1.Công tác phát triển xây dựng Hội

- Hội LV Ninh Bình có 8 Hội cấp huyện, thành phố + 180 Chi hội ở 75/140 xã, phường, thị trấn với 4550 hội viên. Như vậy trong nhiệm kỳ 3 đã củng cố tổ chức 01 Hội cấp huyện, tăng thêm 4 hội cấp xã và trên 300 hội viên.

- Các chi hội cấp xã, phường của huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp, Hoa Lư hoạt động khá nề nếp, đều và hiệu quả, lấy nhiệm vụ hỗ trợ nhau phát triển kinh tế VAC làm cơ sở phát triển hội.

- Một số chi hội mở rộng tổ chức hoạt động bằng việc thành lập CLB cùng sở thích: Như CLB nuôi ong ở TX Tam Điệp, CLB trang trại ở Phú Long – Nho Quan, Đông Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn – TP Tam Điệp.

- Ông Đinh Thế Lữ, Phó Chủ tịch và ông Trịnh Văn Tiến, hội viên của Hội LV Ninh Bình được bầu là Ủy viên BCH Hội LVVN nhiệm kỳ 7 ( 2020-2025)

20230707_085326 (600 x 450)

Ông Nguyễn Xuân Hồng - PCT Hội LVVN phát biểu chào mừng

20230707_080506 (600 x 450)

50 đại biệu đại diện cho 4500 hội viên về dự Đại hội

1.2. Công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình

         - Hội là ủy viên Hội đồng Khoa học, tham gia tư vấn phản biện giám định xã hội. Tham gia nghiệm thu Đề tài khoa học & công nghệ cấp tỉnh “ Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật và sản xuất cây hoa đào phai của TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” từ năm 2018-2021.

           - Sửa đổi Quy trình Công nghệ mới “Cây chè Ba Trai Quang sỏi” Để Phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Tam Điệp

            - Trong “Chương trình xây dựng nông thôn mới” Hội có 10 giáo viên kỹ thuật VAC cấp tỉnh Miền Bắc, trên 40 giáo viên cấp tỉnh. Cộng tác với Trường dạy nghề TP Tam Điệp Đào tạo nghề 12 lớp dạy nghề như : Kỹ thuật làm nghề Sinh Vật Cảnh tại xã Đông Sơn, Đưa công nghệ mới vào: Cải tạo vườn quả vào cải tạo vườn tạp ở các lớp các phường như: Yên Bình, Nam Sơn, Bắc Sơn, Quang Sơn... TP Tam Điệp cho trên 750 học viên.

         - Năm 2019-2022 Hội triển khai thực hiện đề tài: “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng cam V2 trên đất màu đồi huyện Nho Quan”.Vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, hứa hẹn giống V2 mới có thể phát triển cho các trang trại vùng đất đồi.

- Tiếp tục duy trì xây dựng 15 mô hình điểm kinh tế VAC sản xuất kinh doanh giỏi để nhân ra diện rộng, sử dụng mô hình thuyết phục các cấp lãnh đạo tin tưởng và ủng hộ phong trào VAC để tai nghe không bằng mắt thấy.

- Xây dựng mô hình : Chuyển đổi trồng, bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam V2... an toàn sinh học trên vùng đồi. Tại xã Phú Long huyện Nho Quan. Đã tập huấn cho trên 30 cán bộ hội viên & tổ chức tham quan mô hình cam V2 ở Yên Bái.

- Phối hợp với Sở NN&PTNT triển khai các dự án hỗ trợ phát triển đàn bò sinh sản, đàn dê, đàn vịt biển, gà vườn....đang chờ rải ngân cho mô hình.  

- Năm  2017 Hội chuyển giao công nghệ ghép cải tạo cây bưởi quả chua thành bưởi Diễn quả ngọt tại xã Xích Thổ - Nho Quan và phường Ninh Khánh TP Ninh Bình. Chỉ đạo dự án bưởi đỏ Tân Lạc- Hòa bình Xã Phú long...

         - Hội Làm vườn Việt Nam cùng Hội làm vườn tỉnh Ninh Bình tổ chức khảo sát kiểm tra lại và định hướng mô hình Hợp tác xã du lịch cộng đồng sinh thái trải nghiệm tại thôn 12 Quèn Thờ xã Đông Sơn TP Tam Điệp tỉnh Ninh Bình.

         - Ngày 03/06/2022, ông Trịnh Văn Tiến Ủy viên BCH TW Hội làm vườn Việt Nam, Giám đốc Hợp tác xã du lịch cộng đồng sinh thái trải nghiệm, đã tham gia cùng Hội làm vườn Việt Nam ký kết với Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, về nội dung 2 bên phối hợp xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với tiêu thụ sản phẩm.

20230707_094000 (1) (600 x 450)

3 tập thể và 8 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen kèm 25 triệu tiền thưởng

20230707_101239 (600 x 450)

BCH gồm 19 ủy viên, ông Đỗ Văn Miền ( ôm hoa) được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 4

    1.3. Một số tồn tại yếu kém và bài học kinh nghiệm

- Hoạt động của hội nói chung nhất là các huyện hội và hội làm vườn xã chưa đồng đều, số  hoạt động có hiệu quả rõ nét mới đạt khoảng 30% còn lại là trung bình và yếu kém.

- Sự phối hợp của BCH hội làm vườn các cấp với các ngành và đơn vị chưa thường xuyên, chưa cụ thể, chưa đề xuất tham mưu được với cấp uỷ, chính quyền về chủ trương giải pháp, chính sách phát triển hội và phát triển kinh tế VAC. Việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của các cấp hội với hội viên chưa thường xuyên

- Nhận thức về vị trí, nhiệm vụ Hội của một số cán bộ và hội viên chưa đầy đủ và chưa thật đúng, còn nặng tư tưởng chông chờ, ỉ lại, cầu lợi, còn thiếu tính chủ động, sáng tạo, hợp tác.

- Chưa thường xuyên củng cố bổ xung BCH Hội làm vườn cấp huyện, nhất là vai trò chủ chốt chủ tịch và phó chủ tịch, nên hoạt động còn rời rạc.

- Xây dựng quỹ Hội của các cấp hội, việc góp hội phí, hội viên là rất yếu, kinh phí hoạt động của hội gần như không có.

2. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu:

    2.1. Phương hướng chung:

Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp hội và hội viên, mở rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế VAC vừa là phát triển kinh tế xã hội vừa làm giầu cho hội viên vừa là cơ sở củng cố phát triển hội.

    2.2.  Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

+ Tiếp tục phát động phong trào cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng cũ thành VAC thâm canh, hướng sản xuất hàng hoá , 70% diện tích vườn tạp, 80% diện tích ao, 90% số chuồng trại của hội viên được áp dụng tiến bộ kỹ thuật

+ Tiếp tục xây dựng mô hình VAC , vườn, ao, chuồng sinh thái, nuôi trồng những cây con chất lượng cao với công nghệ hợp lý … để đạt hiệu quả cao, tổ chức thăm quan tổng kết và nhân rộng

+ Tổ chức các câu lạc bộ hội viên cùng sở thích như là nuôi ong, gà vườn, dê, thỏ, ghép cải tạo vườn tạp giúp các chủ trang trại đẩy mạnh sản xuất, mở rộng giao lưu học hỏi.

+ Đào tạo, huấn luyện chuyển giao tiến bộ KH KT công nghệ VAC cho 100% hội viên, soạn thảo in ấn các tài liệu kỹ thuật, mở rộng tuyên truyền các hệ thống thông tin của tỉnh, huyện.

+ Phấn đấu đến 2028  có 80% số hội cấp xã có quỹ hội và có phong trào đạt từ loại khá trở lên, có 2 huyện hội có phong trào đạt loại tiên tiến, còn lại đạt khá và trung bình.

2.3 Các giải pháp thực hiện

- Củng cố kiện toàn BCH tỉnh hội, BCH huyện hội, chọn một số đồng chí nhiệt tình với công tác hội với phát triển VAC có chuyên môn nghiệp vụ nhất định, phụ trách các khâu then chốt của hội về công tác tổ chức hội.

- Sinh hoạt BCH hội theo quy định của điều lệ, nâng cao chất lượng của buổi sinh hoạt, chú trọng xây dựng quỹ hội, cố gắng có phụ cấp công tác phí cho những đồng chí uỷ viên thường trực chuyên trách.

- Tiếp tục phát triển thêm hội viên ở cấp xã và thêm hội viên mới trên tiêu chuẩn là tự giác và nhiệt tình. Mỗi năm tăng 1-3 hội xã, tương ứng 30 – 100 hội viên

- Tỉnh hội và huyện hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn thực hành kỹ thuật mới cho hội viên, tuyên truyền bằng tờ bướm và qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp  uỷ, chính quyền và Trung ương hội của MTTQ, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh để nhận được Sự giúp đỡ hợp tác và liên kết giữa các sở ban ngành, phòng ban, khai thác tiếp nhận nhiều các mô hình dự án, dự án, đề tài, các tiến bộ kỹ thuật, để chuyển giao cho hội viên.

-Thành lập các câu lạc bộ nghề nghiệp, CLB trang trại, hướng dẫn phát triển VAC tổng hợp và V, A, C chuyên ngành; HTX VAC, Doanh nghiệp nông nghiệp ..

- Chú trọng trong công tác thi đua khen thưởng.

Gửi ý kiến của bạn


Liên kết website

Video Clip

Thông tin tiện ích

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM Công ty phượng hoàng

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam
Hoạt động có hiệu quả
Hoạt động không hiệu quả
Không có ý kiến
 
Danh bạ điện thoại Hỏi đáp Văn bản Liên hệ

FaceBook

Thống kê truy cập