HỘI LÀM VƯỜN TỈNH THÁI NGUYÊN
Kết quả nhiệm kỳ VI ( 2018-2023), phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ VII(2023-2028)
Trích Báo cáo tại Đại hội đại biểu Hội LV Thái Nguyên khóa VII, ngày 9/11/2013
Sáng ngày 9/11/2023, tại Tp Thái Nguyên, Hội LV tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ VII ( 2023-2028). Dự Đại hội có 60 đại biểu, đc Phan Huy Thông, PCT thường trưc Hội LVVN, đc Giám đốc Sở Nn&PTNT, đại diện các ban ngành tỉnh Thái nguyên về dự, chỉ đạo Đại hội. Đại hội đã bầu BCH, Ban Kiểm tra, đc Đào Thị Dung tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội LV tỉnh Thái Nguyên khóa VII, 2023-2028.
I. Kết quả nhiệm kỳ VI ( 2018-2023)
1. Công tác xây dựng Hội và thông tin tuyên truyền
- Trong nhiệm kỳ 2018-2023 toàn tỉnh có 136 xã, phường, thị trấn có tổ chức hội, có 1.658 chi hội, kết nạp mới được 1.475 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 35.881 hội viên. Hội đã chỉ đạo và tổ chức triển khai học tập điều lệ Hội làm vườn tỉnh khóa VI đến các chi hội và hội viên. Các cấp Hội đã tổ chức được 542 buổi học tập điều lệ Hội để tuyên truyền và phát động phong trào thi đua trong hội viên. Vận động hội viên đoàn kết, tương trợ, hợp tác, trao đổi, hướng dẫn cách làm ăn mới có hiệu quả, giúp nhau về giống, vốn.
- Bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và toàn thể nhân dân về tổ chức Hội và hiệu quả kinh tế VAC. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền về Hội và kinh tế VAC, giới thiệu những điển hình tiên tiến làm VAC, những trang trại làm VAC có hiệu quả.
2. Công tác tập huấn, dạy nghề, tư vấn, dịch vụ
- Nhiệm kỳ 2018 -2023 toàn tỉnh đã tổ chức 1.378 buổi tập huấn cho 107.376 lượt người tham dự, các lớp tập huấn từng bước được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Các mô hình kinh tế VAC cũng tăng nhanh và phát triển bền vững như mô hình trồng hồng xiêm xoài ở huyện Phú Bình, mô hình bưởi Tân Lạc ở huyện Đại Từ, mô hình táo, ổi ở thành phố Thái Nguyên …Nội dung chính của các lớp tập huấn là phổ biến, hướng dẫn cách nuôi trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả, cây con giống mới có giá trị kinh tế cao như bưởi Tân Lạc, hồng xiêm xoài…
- Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn luôn được Hội quan tâm và chú trọng mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid trong nhiệm kỳ qua Trung tâm dạy nghề VAC đã tổ chức 13 lớp học các cấp hội đã mở 23 lớp dạy nghề, Hội làm vườn tỉnh phối hợp với trường Cao đẳng thương mại mở 03 lớp kỹ thuật chế biến nấu ăn và nhà hàng khách sạn. 100% học viên tham gia khóa học được cấp chứng chỉ nghề và tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho gia đình như ở các lớp nghề lớp nuôi ong mật ở xã La Hiên huyện Võ Nhai ... kết thúc lớp học thành lập hợp tác xã giúp các thành viên trong lớp tiêu thu sản phẩm và nâng cao thu nhập.
- Phối hợp với liên minh hợp tác xã tổ chức 06 lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về kinh tế tập thể.
- Hằng năm cùng với Hội liên hiệp khoa học & kỹ thuật tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo như: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Vai trò của Hội với các sản phẩm nông sản thuộc chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm…”.
- Phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức hội thảo “Phát triển vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới” Hội thảo đưa ra một số giải pháp, đề xuất và kiến nghị.
- Cung ứng nhiều giống cây ăn quả mới có hiệu quả kinh tế cao như bưởi lá nhăn, bưởi Tân Lạc, hồng xiêm xoài… Tìm đầu ra cho kinh tế VAC, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên.
3. Phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Phong trào học tập làm VAC giỏi theo Bác Hồ đến nay đã thấm nhuần sâu rộng trong các cấp hội, mọi vùng miền, mọi dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trở thành cơ cấu canh tác điển hình, hiệu quả và là việc làm thường xuyên của Hội viên và quần chúng.
- Thông qua các chương trình dự án khuyến nông, khuyến ngư, khuyến viên, giới thiệu các mô hình VAC hay, giỏi nhằm động viên khuyến khích các tầng lớp nhân dân làm VAC như mô hình trồng cây ăn quả đặc sản tiêu chuẩn VietGap, tiêu chuẩn hữu cơ, mô hình chăn nuôi gà an toàn, mô hình sử dụng phân bón hữu cơ… Nhờ công tác tập huấn được tiến hành sâu rộng mà kinh tế VAC đã được nâng lên, đóng góp 60 - 65% vào thu nhập của các hộ gia đình nhất là các gia đình ở nông thôn.
- Phong trào cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng cũ, thành hệ sinh thái VAC chuyên canh, thâm canh, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, phẩm chất tốt giá trị thu nhập lớn cùng với việc áp dụng công nghệ sản xuất mới vào sản xuất đã làm thay đổi cơ cấu nông nghiệp. Tốc độ cải tạo vườn tạp những năm qua tăng nhanh, tính đến nay nhiều huyện trong tỉnh có tỷ lệ cải tạo vườn tạp đạt trên 90% như Định Hóa, Phú Bình…đi đôi với cải tạo VAC cũ, phong trào xây dựng VAC mới cũng phát triển nhanh, hàng nghìn hộ gia đình có mô hình trồng mới những giống cho hiệu quả kinh tế cao như: Mít Thái siêu sớm, na dai, nhãn chín muộn, bưởi Diễn, Hồng xiêm xoài…chiếm tỷ trọng đáng kể trong thu nhập của các hộ. Có những hộ thu trên 1 tỷ đồng/năm.
- Hội làm vườn tỉnh đã triển trồng mới 30ha cây ăn quả như na thái, bưởi đỏ Tân Lạc, mít thái … tại các huyện Phú Bình, Đại Từ, Đồng Hỷ… ( phát động chương trình trồng 1 tỷ cây xanh) Nhiều gương sáng điển hình các mô hình kinh tế VAC như tập thể Hội làm vườn xã La Hiên huyện Võ Nhai, Chi hội nuôi ong xã An Khánh đã chọn sản phẩm mật ong để phát triển kinh tế gia đình…
- Hội đã triển khai hỗ trợ cho 40 hội viên cây giống, phân bón...để phát triển kinh tế vườn tại xóm Gốc Gạo xã Tức Tranh xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu và xóm Trung Thành 1 xã Vô Tranh. 04 mô hình tưới cây ăn quả theo công nghệ Israel tại 2 xã Tức Tranh và Vô Tranh huyện Phú Lương. 02 mô hình tưới công nghệ Isarel cây ăn quả ở 2 xã nông thôn mới xã Minh Lập và Hóa Thượng huyện Đồng Hỷ ( mô hình giúp cho hộ dân tăng năng suất cây trồng chủ động trong việc tưới tiêu và bón phân tiết kiệm chi phí và nhân công).
- Phối hợp với Hội làm vườn Việt Nam triển khai 03 hình vườn mẫu theo hướng hữu cơ tại xã La Hiên huyện Võ Nhai (hỗ trợ vẽ thiết kế 3D vườn mẫu, trồng hàng rào cây xanh, xây dựng mái che sân vườn, sản xuất phân vi sinh, đệm lót sinh học...). 03 mô hình nuôi gà theo hướng hữu cơ (hỗ trợ con giống, văcxin, cám...)
- Phối hợp với trung tâm khuyến nông trồng mới 10ha cây bưởi tại xã Hợp Thành huyện Phú Lương.Phối hợp với Trung tâm kiểm định chất lượng giống & vật tư hàng hóa nông nghiệp cấp giấy chứng nhận VietGap 20ha nhãn tại xã Hóa Thượng, lần 2 cho 50ha bưởi ở xã Tràng Xá huyện Võ Nhai.
4. Công tác thi đua khen thưởng
Trong nhiệm kỳ 2018-2023 để động viên cán bộ, hội viên có nhiều thành tích đóng góp và tạo ra phong trào thi đua sôi nổi hội đã đạt được những thành tích như sau: Huân chương lao động hạng nhì, bằng khen của Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Bằng khen Hội làm vườn Việt Nam, Cờ thi đua Ủy ban nhân tỉnh, Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh. Mô hình “ bẫy bả sinh học quản lý ruồi vàng trên cây na” đạt giải nhì Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI, năm 2021 - 2022.
II. Hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm
1. Hạn chế, nguyên nhân
- Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức ở một số cơ sở Hội kết quả chưa cao, việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên có lúc, có nơi còn chưa kịp thời. Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương sự phối hợp với các ban ngành đôi lúc còn chậm. Việc sinh hoạt ở một số chi hội không đều, nội dung sinh hoạt chưa đa dạng, phong phú, kém hấp dẫn, khả năng thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội còn yếu.
- Nguyên nhân của những hạn chế: kinh phí hoạt động của các cấp Hội rất hạn hẹp, đặc biệt là ở cơ sở. Cán bộ làm công tác Hội do chưa có phụ cấp nên một số còn thiếu nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao. Công tác kiểm tra, đánh giá công tác Hội chưa được các cấp Hội chú trọng. Một số hội viên còn trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, đầu tư của nhà nước chưa mạnh dạn trong việc đầu tư phát triển kinh tế VAC.
2. Bài học kinh nghiệm
- Một là: Tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy và chính quyền phối hợp chặt chẽ với các ngành các đoàn thể, bám sát các mục tiêu kinh tế xã hội của các địa phương xây dựng các chương trình dự án sát với thực tế đó là cơ hội để tham gia vào các chương trình của địa phương.
- Hai là: Phát huy tinh thần tự lập tự cường nhạy bén tận dụng các cơ hội để vận động tranh thủ các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Ba là: Chú trọng xây dựng hội ở cơ sở, tăng cường xây dựng quỹ hội tích cực bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ nảy sinh từ thực tế của phong trào chú trọng công tác chuyển giao khoa học và công nghệ trên cơ sở đúc kết từ thực tế.
- Bốn là: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng mọi hình thức để làm cho các cấp lãnh đạo của đoàn thể, các cán bộ hội viên thấy được tiềm năng của kinh tế VAC, vai trò nòng cốt của Hội để tăng cường và nâng cao vị trí của Hội.
- Năm là: Chú trọng việc phát triển các điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng Hội và phong trào kinh tế VAC. Làm nòng cốt thi đua khen thưởng để động viên các tập thể, cá nhân của các cấp Hội vươn lên hoàn thành mục tiêu của Hội đề ra.
Ban chấp hành khóa VII
III. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể nhiệm kỳ VII ( 2023-2028)
1. Mục tiêu
Củng cố xây dựng và phát triển Hội vững mạnh là nhiệm vụ thường xuyên của Hội, cần tập trung phát triển Hội đi đôi với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh ở cở sở, kiện toàn bộ máy của Hội ở các cấp, lấy chi hội làm đơn vị hành động để thực hiện thành công mục tiêu của Hội đề ra. Phấn đấu hết nhiệm kì (2028):
- Trong nhiệm kỳ phấn đấu kết nạp mới 500 hội viên nâng con số hội viên lên là: 36.400
- 100% số chi hội có quĩ hoạt động.
- Xây dựng mỗi huyện, thành 01 chi hội điểm mô hình cây ăn quả theo hướng hữu cơ, mô hình trồng rau an toàn, mô hình sử dụng phân bón hữu cơ… để lấy đó làm mô hình nhân rộng.
- 100% số chi hội thu được hội phí và để lại cơ sở.
- Phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ trưởng thành trong công tác Hội.
- Tổ chức Đại hội ở các cấp theo đúng điều lệ và đúng nhiệm kì.
2. Nhiệm vụ.
2.1. Về công tác tuyên truyền tập huấn
- Tổ chức tốt cho các cấp Hội, hội viên học tập Điều lệ Hội, Nghị quyết và các văn bản khác của Đại hội lần thứ VII nhiệm kì (2023-2028) của Hội làm vườn tỉnh Thái Nguyên.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về Hội, kinh tế VAC, kinh tế trang trại; phổ biến những kiến thức làm VAC; tuyên truyền, biểu dương những tập thể làm VAC, làm trang trại giỏi.
- Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể mở nhiều lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến viên, khuyến ngư cho nông dân.
- Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cơ quan trong nước, các tổ chức quốc tế xây dựng chương trình đào tạo nghề cho hội viên, nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.2. Về công tác phát triển sản xuất.
- Phát động cán bộ, hội viên làm nòng cốt trong việc chuyển dịch cơ cấu sang hướng thâm canh, chuyên canh phát triển mạnh VAC trang trại, VAC hàng hóa.
- Đẩy mạnh việc xây dựng các dự án ở các cấp Hội để tranh thủ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, giúp hội viên có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC.
- Làm tốt công tác dịch vụ, xây dựng vườn ươm cây giống, cung cấp nguồn giống tốt, bảo đảm chất lượng là địa chỉ uy tín cho hội viên, nông dân trong tỉnh.
- Vận động doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm từ VAC, hợp đồng liên doanh, đầu tư phát triển kinh tế VAC.
- Gắn kết chặt với các ngành, các đoàn thể để tranh thủ lồng ghép các chương trình vào mục tiêu phát triển kinh tế VAC, góp phần xây dựng nông thôn mới.
2.3. Về công tác dịch vụ và tư vấn.
- Mở rộng và phát triển công tác dịch vụ, gắn công tác dịch vụ và công tác tư vấn với kết quả sản xuất trước hết phát triển trong Hội sau đó phát triển ra bên ngoài.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ, làm tốt công tác tín chấp để hỗ trợ vốn và vật tư cho hội viên.
- Khuyến khích các hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác tự nguyện gắn với chế biến và tiêu thụ, gắn với sản xuất với thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng chế biến, tích cực tìm đầu ra cho sản xuất.
- Đẩy mạnh các hình thức liên doanh liên kết trong tỉnh, mở rộng liên doanh liên kết với tỉnh ngoài để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng kinh tế VAC.
3. Các giải pháp thực hiện
- Cải tiến và tăng cường công tác Hội đến cơ sở, phát huy tính tích cực và chủ động của các cấp Hội.
- Tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền cụ thể: Xây dựng nội dung công tác Hội phải bám sát vào các Nghị quyết của các cấp ủy đảng, các chương trình kinh tế của địa phương.
- Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt thường kì trong các cấp Hội bảo đảm giải quyết đúng đắn kịp thời những yêu cầu của cơ sở, thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội đề ra.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng chủ động tìm kiếm thị trường và các công nghệ chế biến nâng cao giá trị sản phẩm cho người sản xuất VAC.
- Phát động mạnh mẽ phong trào xây dựng Hội và phát triển kinh tế VAC, tổng kết và phổ biến kịp thời những kinh nghiệm, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, những hình thức hợp tác mới. Đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên phong trào.
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |