1. MỞ ĐẦU
Trong thời gian mấy năm gần đây, chăn nuôi nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao, do thiên tai, dịch bệnh và do phải cạnh tranh khốc liệt với các nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2012, đàn gia súc, gia cầm nước ta giảm khá mạnh so với năm 2011: đàn trâu giảm 3,1%, đàn bò giảm 4,5%, đàn lợn giảm 2,1% và đàn gia cầm giảm 4,4%. Trong các năm 2013, năm 2014 và 2015, tình hình chăn nuôi cả nước có những bước chuyển biến tích cực hơn. Giá trị sản xuất năm 2015 của Ngành Chăn nuôi tăng khoảng 4% so với năm trước. Chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm phục hồi mạnh. Các ổ dịch bệnh chỉ còn xảy ra rải rác ở một số địa phương. Đàn bò cả nước hiện nay là 5,38 triệu con, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2014 (Theo Tổng cục Thống kê – 01/10/2015)
Nước ta có lợi thế và nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, trong đó có chăn nuôi bò thịt do có đồng bãi chăn thả rộng, cỏ cây xanh tốt quanh năm và có nguồn nông sản, phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Bò thịt thuộc loại dễ nuôi, ít bệnh tật. Chúng ta nuôi bò chủ yếu để khai thác sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất trồng trọt. Những năm gần đây chúng ta có quan tâm đến chăn nuôi bò để lấy thịt. Thịt bò là loại thịt đỏ, thơm ngon, bổ dưỡng nhưng hiện nay mới chiếm khoảng 7 - 9% trong cơ cấu thực phẩm động vật tiêu thụ (ở các nước phát triển, lượng thịt bò tiêu thụ thường chiếm khoảng 25-30%). Chính vì những lợi thế đó, bò thịt được nuôi từ lâu đời ở tất cả các vùng, miền trên phạm vi toàn quốc trong đó phát triển mạnh nhất tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm khoảng 40% tổng đàn bò của cả nước), vùng Trung du miền Núi phía Bắc (chiếm 17%), vùng Tây Nguyên (chiếm 12%) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015.
Từ trước tới nay chúng ta vẫn nuôi chủ yếu các giống bò địa phương (bò Vàng). Các giống bò này có ưu điểm là chịu kham khổ, thích nghi tốt với các điều kiện nóng ẩm nhưng nhược điểm lớn nhất của chúng là nhỏ con (khối lượng cơ thể khoảng 140-200 kg), tăng trọng thấp, tỷ lệ thịt xẻ thấp (40-42%) ... Chính vì vậy, ngay từ những năm 90 của Thế kỷ trước, được sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới chúng ta đã triển khai „Chương trình cải tạo đàn bò Vàng Việt nam“. Chương trình được tiếp tục những năm sau này bằng nguồn ngân sách khuyến nông Nhà nước. Bò đực các giống Zebu (Red Sindhi, Sahiwal, Brahman), đực giống Droughtmaster, con lai Zebu nhiều máu ngoại .... được sử dụng để cải tạo đàn cái địa phương theo phương thức thụ tinh nhân tạo hoặc cho nhảy trực tiếp. Chương trình này mang lại hiệu quả rất rõ rệt: khối lượng cơ thể tăng trên 20% ở ngay thế hệ đầu tiên; chất lượng thịt và tỷ lệ thịt xẻ tăng lên đáng kể ... Trải qua trên mười năm tiến hành cải tạo, đến nay tỷ lệ bò lai cả nước đã đạt khoảng 45%. Song song với chương trình cải tạo tầm vóc đàn bò, trong những năm qua chúng ta cũng đã nghiên cứu, đưa ra được nhiều tiến bộ kỹ thuật, các quy trình công nghệ tiên tiến trong chăm sóc, nuôi dưỡng bò; chế biến bảo quản thức ăn; quy trình vệ sinh phòng bệnh cho bò … Chúng ta cũng quan tâm đến vỗ béo bò thịt (bò thịt sau sinh trưởng, bò thải loại ...) trước khi xuất bán – điều mà trước đây người chăn nuôi không biết và không quan tâm. Và đã góp phần làm tăng đáng kể giá trị chăn nuôi.
Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 1123, ngày 04 tháng 4 năm 2013 giữa Bộ Nông nghiệp & PTNT và Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT quyết định giao Hội Làm vườn Việt nam triển khai Dự án khuyến nông TW giai đoạn 2014 -2016 “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình” (Quyết định số 889/QĐ-BNN-KHCN, ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT).
Dự án có mục tiêu tổng quát là: Cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và áp dụng công nghệ vỗ béo bò nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt, tăng thu nhập và hiệu quả chăn nuôi đồng thời góp phần thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi bò thịt nông hộ.
Năm 2015 là năm thứ II thực hiện dự án với quy mô 120 bò cải tạo và 60 con bò vỗ béo. Các kết quả thu được như sau:
Dự án đã chọn đủ quy mô số bò cho các mô hình. Tính chung, bò cái trong mô hình cải tạo có độ tuổi trung bình 4,7 năm (tương ứng ở ba điểm mô hình của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình lần lượt là 4,3 năm; 5,5 năm và 4,2 năm tuổi). Khối lượng trung bình (xác định bằng cách đo vòng ngực và dài thân chéo) là 208,9 kg (Nghệ An = 225,5 kg, Hà Tĩnh = 212,4 kg và Quảng Bình = 188,9 kg).
Với mô hình vỗ béo bò thịt, bò có tuổi trung bình 4,0 năm tuổi (ở Nghệ An = 3,3 năm tuổi, ở Hà Tĩnh = 6,1 năm tuổi và Quảng Bình = 2,6 năm tuổi). Khối lượng cơ thể trung bình ban đầu là 218,3 kg (ở Nghệ An = 242,6 kg, ở Hà Tĩnh = 190,4 kg và ở Quảng Bình = 222,0 kg).
Bảng 1: Một số chỉ tiêu của bò được chọn tham gia mô hình
TT |
Điểm mô hình |
Số con |
Tuổi TB (Năm) |
Khối lượng TB (Kg) |
Ghi chú |
Mô hình cải tạo đàn bò |
|||||
1 |
Nghệ An |
40 |
4,3 |
225,5 |
Bò Vàng Việt Nam và bò lai có tỷ lệ máu ngoại thấp |
2 |
Hà Tĩnh |
40 |
5,5 |
212,4 |
|
3 |
Quảng Bình |
40 |
4,2 |
188,9 |
|
Tổng/Trung bình |
120 |
4,7 |
208,9 |
|
|
Mô hình vỗ béo bò thịt |
|||||
1 |
Nghệ An |
20 |
3,3 |
242,6 |
Bò loại thải và bò đang lớn không dùng làm giống |
2 |
Hà Tĩnh |
20 |
6,1 |
190,4 |
|
3 |
Quảng Bình |
20 |
2,6 |
22,0 |
|
Tổng/Trung bình |
60 |
4,0 |
218,3 |
|
* Quy trình công nghệ và kết quả theo dõi phối giống, tăng trọng
- Mô hình cải tạo đàn bò:
Áp dụng quy trình phối tinh nhân tạo bò, sử dụng tinh cọng rạ. Tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình từ khâu bảo quản, giải đông và phối giống .... Phối tinh vào thời điểm thích hợp nhất và phải đảm bảo hoạt lực (A) của tinh trùng sau khi giải đông đạt từ 40% trở lên và số lượng tinh trùng sống tối thiểu là 10 triệu/cọng rạ.
Đến nay ở cả ba tỉnh đã phối giống có chửa cho tổng số 120 con (trong đó có 29 con phải phối lại lần 2) (BẢNG 2). Số bò này đã được khám thai và xác định có chửa hoặc đã qua ít nhất 21 ngày (một chu kỳ) không động dục trở lại. Như vậy, tỷ lệ phối giống có chửa lần 1 là 91 con/120 con (đạt 75,8%). Nếu tính theo chỉ tiêu tỷ lệ bò có chửa/tổng số bò (lần) phối, tỷ lệ này đạt 80,8% (Nghệ An: 40 bò chửa/54 lần phối = 74,0%; Hà Tĩnh: 40 bò chửa/47 lần phối = 85,1% và Quảng Bình: 40 bò chửa/48 lần phối = 83,3%).
Tỷ lệ bò có chửa sau lần phối đầu cao có thể do bò cái được chọn lựa kỹ, người chăn nuôi được tập huấn kỹ thuật, có kinh nghiệm hơn trong việc phát hiện bò cái động dục, chất lượng tinh tốt và tay nghề của dẫn tinh viên cao ....
Bảng 2: Kết quả phối giống tại các điểm mô hình bò cải tạo
Điểm mô hình |
Số con |
Khối lượng TB (kg) |
Tuổi TB (năm) |
Phối chửa lần 1 |
Phối chửa lần 2 |
Thụ thai % |
Ghi chú |
||
Số con |
% |
Số con |
% |
||||||
Nghệ An |
40 |
225,5 |
4,3 |
26 |
65,0 |
14 |
35,0 |
100 |
Đã khám thai hoặc đã qua ít nhất 01 chu kỳ không động dục lại |
Hà Tĩnh |
40 |
212,4 |
5,5 |
33 |
82,5 |
7 |
17,5 |
100 |
|
Quảng Bình |
40 |
188,9 |
4,2 |
32 |
80,0 |
8 |
20,0 |
100 |
|
Tổng số/TB |
120 |
208,9 |
4,7 |
91 |
75,8 |
29 |
24,2 |
100 |
- Mô hình vỗ béo bò thịt:
Áp dụng quy trình vỗ béo bò thịt, ban hành theo Quyết định Số: 79/QĐ-CN, ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Sau 3 tháng nuôi vỗ béo, khối lượng tăng thêm bình quân 69 kg/con (Nghệ An = 65,7 kg/con; Hà Tĩnh = 76,3kg/con và Quảng Bình = 64,8 kg/con). Tính ra, sau khi nuôi vỗ béo 60 con, tổng khối lượng tăng thêm là 4.140 kg (BẢNG 3).
Mức tăng trọng (g/con/ngày) tăng dần từ tháng thứ Nhất đến tháng thứ Ba: 644 g/con/ngày; 767 g/con/ngày và 890 g/con/ngày tương ứng với các tháng nuôi vỗ béo. Mức tăng trọng (g/con/ngày) có sự khác nhau ở các điểm trình diễn, cao nhất ở điểm Hà Tĩnh, tăng trọng 850 g/con/ngày và mức tăng trọng thấp nhất là điểm Quảng Bình, tăng trọng 720 g/con/ngày. Điểm Nghệ An có mức tăng trọng 730 g/con/ngày. Nguyên nhân có thể do ở Hà Tĩnh chủ yếu là bò lai hoặc có thể các hộ nuôi dưỡng tốt hơn (ví dụ: cho ăn đầy đủ thức ăn xanh hơn).
Mức tăng trọng trung bình 767 g/con/ngày. Mức tăng trọng này vượt mục tiêu 700 g/con/ngày đã đề ra.
Bảng 3: Kết quả tăng trọng tại các điểm mô hình vỗ béo bò thịt
Điểm mô hình/Chỉ tiêu |
Số con |
Tuổi (năm) |
Lúc bắt đầu |
Sau 01 tháng |
Sau 02 tháng |
Sau 03 tháng |
Nghệ An |
20 |
3,3 |
|
|
|
|
Khối lượng cả đàn (kg) |
4.852 |
5.248 |
5.716 |
6.166 |
||
Khối lượng TB (kg/con) |
242,6 |
262,9 |
285,8 |
308,3 |
||
Mức tăng trọng so với đầu kỳ (kg/con) |
20,3 |
43,2 |
65,7 |
|||
Mức tăng trọng so với tháng trước (kg/con) |
20,3 |
22,9 |
22,5 |
|||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) |
677 |
763 |
750 |
|||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) chung |
730 |
|||||
Hà Tĩnh |
20 |
6,1 |
|
|
|
|
Khối lượng cả đàn (kg) |
3.807 |
4.270 |
4.771 |
5.334 |
||
Khối lượng TB (kg/con) |
190,4 |
213,5 |
238,6 |
266,7 |
||
Mức tăng trọng so với đầu kỳ (kg/con) |
23,1 |
48,2 |
76,3 |
|||
Mức tăng trọng so với tháng trước (kg/con) |
23,1 |
25,1 |
28,1 |
|||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) |
770 |
836 |
936 |
|||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) chung |
850 |
|||||
Quảng Bình |
20 |
2,6 |
|
|
|
|
Khối lượng cả đàn (kg) |
4.440 |
4.728 |
5.148 |
5.735 |
||
Khối lượng TB (kg/con) |
222,0 |
236,4 |
257,4 |
286,8 |
||
Mức tăng trọng so với đầu kỳ (kg/con) |
14,4 |
35,4 |
64,8 |
|||
Mức tăng trọng so với tháng trước (kg/con) |
14,4 |
21,0 |
29,4 |
|||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) |
480 |
700 |
980 |
|||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) chung |
720 |
|||||
Tính chung |
60 |
4,0 |
|
|
|
|
Khối lượng cả đàn (kg) |
13.099 |
14.246 |
15.635 |
17.235 |
||
Khối lượng TB (kg/con) |
218,3 |
237,6 |
260,6 |
287,3 |
||
Mức tăng trọng so với đầu kỳ (kg/con) |
19,3 |
42,3 |
69,0 |
|||
Mức tăng trọng so với tháng trước (kg/con) |
19,3 |
23,0 |
26,7 |
|||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) |
644 |
767 |
890 |
|||
Mức tăng trọng (g/con/ngày) chung |
767 |
Năm 2014, mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT đã triển khai tại 03 điểm: Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Số bò phối giống có chửa (120 con) tại các điểm này được tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu: ngày đẻ, tính biệt bê sơ sinh, khối lượng bê sơ sinh, tỷ lệ bê nuôi sống đến 6 tháng tuổi và khối lượng bê lúc 6 tháng tuổi. Kết quả được trình bày trong Bảng 4
Theo số liệu báo cáo của các cán bộ chỉ đạo, trong tổng số 120 bò cái có chửa, có 01 con bị xảy thai lúc tháng thứ Tư, 01 bê bị chết do đẻ khó và 01 con bị chết do tại nạn lúc 02 tháng tuổi. Số còn lại (61 bê đực và 56 bê cái) được nuôi sống tới 6 tháng tuổi (tỷ lệ nuôi sống đạt 97,8%, cao hơn so với định mức mô hình 93%). Khối lượng bê sơ sinh trung bình 23,4 kg/con (tương ứng là 21,6; 21,8 và 26,7 đối với 03 điểm trình diễn Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình). Như vậy, khối lượng bê sơ sinh cũng cao hơn so với yêu cầu. Lúc 06 tháng tuổi, khối lượng bê đạt trung bình 150,7 kg/con. Bê sinh ra từ mô hình có ngoại hình đẹp, lớn nhanh, được bà con nông dân đánh giá cao.
Bảng 4: Kết quả sinh sản của bò cái và sinh trưởng của bê
TT |
Điểm MH |
Số có chửa |
Đẻ và nuôi sống đến 6 tháng |
Tính biệt của bê |
Khối lượng bê ss (kg) |
Khối lượng lúc 6 tháng (kg) |
Tỷ lệ nuôi sống (%) |
Ghi chú |
|
Đực |
Cái |
||||||||
1 |
Châu Đình |
40 |
40 |
20 |
20 |
21,6 |
127,1 |
100 |
|
2 |
Xuân Phổ |
40 |
37 |
20 |
17 |
21,8 |
150,1 |
92,5 |
01 xảy thai 02 con chết |
3 |
Trường Xuân |
40 |
40 |
21 |
19 |
26,7 |
175,0 |
100 |
|
|
Tổng/TB |
120 |
117 |
61 |
56 |
23,4 |
150,7 |
97,5 |
|
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
Theo dự tính của các đơn vị, bê sơ sinh sẽ có khối lượng trung bình khoảng 22-25kg/con, cao hơn 4-6kg/con so với bò địa phương (bê sơ sinh giống bò địa phương có khối lượng trung bình là 15-18kg/con). Nuôi đến 6 tháng tuổi có khả năng đạt 130-150kg/con (bò địa phương chỉ đạt 80-100kg/con).
Kết quả theo dõi năm thứ II của mô hình cải tạo đàn bò (năm 2014) tại 03 địa phương cũng chứng minh rằng các chỉ tiêu kỹ thuật của bê con sinh ra từ mô hình đều cao hơn sản xuất đại trà, khi không áp dụng phối giống nhân tạo. Bê sơ sinh có khối lượng trung bình là 23,4kg/con và khi nuôi đến 6 tháng tuổi đạt 150,7 kg/con. Theo tính toán với thời giá tại các địa phương là 110.000 đồng/kg hơi thì bê trong mô hình bán được khoảng 16.500.000 đồng/con (110.000 đ. x 150 kg/con = 16.500.000 đồng/con). Trong khi đó bê ngoài mô hình chỉ bán được khoảng 11.000.000 đồng/con (110.000 đồng x 100 kg/con = 11.000.000 đồng/con). Như vậy, tính sơ bộ có thể thấy cao hơn khoảng 5.000.000 đồng/con.
Bảng 5: Hiệu quả kinh tế của bò vỗ béo (tính cho 01 con)
TT |
Danh mục |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
I |
Tổng chi phí sản xuất |
|
|
|
5.322.000 |
1 |
Thức ăn tinh (3 kg/ngày) |
Kg |
270 |
14.600 |
3.942.000 |
2 |
Cỏ (30 kg/ngày) |
Kg |
2.700 |
300 |
810.000 |
3 |
Thuốc thú y, tẩy giun sán |
Đ/con |
|
|
70.000 |
4 |
Chi khác (vật rẻ tiền, …) |
Đ/con |
|
|
500.000 |
II |
Tổng thu |
|
|
|
|
|
(767g/con/ngày x 90 ngày = 69 kg/con) |
Kg |
69 |
110.000 |
7.590.000 |
III |
Cân đối (phần lãi) |
|
|
|
2.268.000 |
Giá bán tại thời điểm là 110.000 đ/kg bò hơi, sau khi trừ các chi phí, bình quân mỗi con lãi khoảng 2.268.000 đồng. Trong khi đó, nuôi bò không áp dụng quy trình vỗ béo, với giá bán cùng thời điểm, phần lãi chỉ khoảng 1.000.000 đ – 1.500.000 đ/con. Tức là bò nuôi vỗ béo theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn mang lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều.
Việc triển khai dự án với các hoạt động tập huấn, tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền …. góp phần tạo niềm tin cho người chăn nuôi với KHKT, làm thay đổi nhận thức, tập quán, trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi, từ chăn nuôi quảng canh, tự phát sang chăn nuôi có đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi, thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh và bền vững đồng thời thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế tại địa phương.
Sự thành công bước đầu của dự án có sức lan tỏa trong cộng đồng, giúp nhiều người học tập kinh nghiệm chăn nuôi bò sinh sản áp dụng thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trước khi xuất bán, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Thông qua triển khai dự án, cơ quan chủ trì, các đơn vị tham gia dự án nhánh và các cơ quan liên quan có thêm nhiều bài học kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo cũng như triển khai các hoạt động khuyến nông trong cộng đồng nông thôn.
Nông dân trong mô hình và nông dân ngoài mô hình được tập huấn kỹ thuật cùng với những hoạt động thông tin tuyên truyền (hội thảo, tham quan, tin bài trên đài phát thanh….) góp phần làm thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi, do đó người chăn nuôi quan tâm hơn đến vệ sinh chuồng trại, thu gom rác thải …. Mặt khác, việc chăn nuôi bò theo khẩu phần hợp lý làm giảm phát thải khí nhà kính. Tất cả các hoạt động này của người chăn nuôi trong vùng Dự án đã góp phần giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, tạo môi trường xanh, sạch đẹp cho thôn, xóm và nông thôn nói chung.
Nhờ áp dụng đồng bộ các quy trình chăn nuôi và biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi nên đã góp phần hạn chế, đẩy lùi các dịch bệnh ở gia súc. Tạo môi trường an toàn dịch bệnh trên toàn địa bàn. Cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng, vệ sinh cho người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Cơ quan chủ trì cần có hướng dẫn cụ thể, cùng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tham gia Dự án nhánh trong suốt quá trình triển khai mô hình; thường xuyên cập nhật và trao đổi thông tin.
Phải đặt ra các tiêu chí chọn điểm, chọn hộ, chọn bò ngay từ đầu và rõ ràng, đảm bảo theo các yêu cầu và hiệu quả của mô hình.
Việc chọn bò cái trong mô hình cải tạo, ngoài các tiêu chí chung cần ưu tiên chọn những con có khả năng động dục và phối giống trong khoảng thời gian nhất định rất quan trọng. Có như vậy mới đảm bảo tỷ lệ phối giống có chửa trong năm kế hoạch.
Get with lower vulgar valuation pharmacopoeia
dummles stromectol over the counter buy гуманитарных ivermectin fleas ivermectin 12mg for sale - stromectol cvs http://ivermectin-3mg.net/# - ivermectin 3mg tablets raksturojot ivermectin overdose in dogs
( FazidDix )
Bạn đánh giá như thế nào về hoạt động của Hội Làm vườn Việt Nam |
Hoạt động có hiệu quả |
Hoạt động không hiệu quả |
Không có ý kiến |