Hoạt động của hội/Văn phòng Hội

Hội nghị Ban Thường vụ, lần 2 năm 2024

18/01/2025, 22:41

Ngày 17/1/2025 tại Hà Nội Ban thường vụ Hội làm vườn đã tổ chức phiên họp thứ 2 năm 2024. Các uỷ viên thường vụ Hội tham dự bằng 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến.



Theo báo cáo của Thường trực Hội do ông Phan Huy Thông, Phó chủ tich thường trực Hội báo cáo tại phiên họp, trong năm 2024 Hội Làm vườn (HLV) đã có nhiều h oạt động thiết thực hiệu quả về công tác tổ chức. Đã bổ nhiệm thêm 8 uỷ viên Ban Chấp Hành, miễn nhiệm 2 uỷ viên theo qui định, đã thành lập Văn phòng đại diện miền núi phía Bắc và đã tổ chức họp giao ban Vùng miền núi phía Bắc. Tại các địa phương nhiều tỉnh đã tiến hành và thực hiện thành công Đại hội nhiệm kỳ mới 2024-2029. Tuy nhiên cũng có địa phương gặp khó khăn khi thực hiện Nghị định 45/2010/NĐ-CP sau khi có Nghị định 126/2024/NĐ-CP và thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp Hành TW một số Hội tại địa phương có thể sát nhập hoặc không còn hoạt động đặc thù.
 

Hội nghị nghe báo cáo của Thường trực Hôi. Ảnh TS

Tổng số hội viên tính đến 2024 có 50 HLV các tỉnh và 26 Hội viên doanh nghiệp với tổng số 68.797 hội viên cá nhân. Có 236 hội cấp huyện, 2.591 hội cấp xã, 9.152 chi hội cơ sở; 1.552 Hợp tác xã, Tổ hợp tác; 211 doanh nghiệp; 240 câu lạc bộ, hội quán; 3.266 trang trại, 68.797 hội viên cá nhân,…
Hoạt động xuyên suốt của Hội từ TW đến cơ sở là phổ biến, triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch 06/NQLT-BNNPTNT-HLV giữa Bộ NN&PTNT và Hội LVVN giai đoạn 2023-2030 (NQLT). Hội đã được Bộ NN-PTNT giao thực hiện dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình thâm canh, phục hồi vườn cây ăn quả có múi ở một số tỉnh phía Bắc “giai đoạn 2024-2026 với kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Hội đang phối hợp với các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình triển khai 01 mô hình trồng mới (tái canh) 08 ha cam và 02 mô hình thâm cam (8 ha) tại 02 tỉnh Hoà Bình và Nghệ An.
Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn đào tạo cho hội viên cơ sở được thực hiện thường xuyên. Trong năm 2024 đã thực hiện tập huấn đào tạo do HLV Việt Nam trực tiếp tổ chức là 04 lớp về kiến thức KHKT và tổ chức sản xuất cho các hội viên tại Cao Bằng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Tuyên Quang. Các đơn vị trực thuộc tổ chức như Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật VACVINA tổ chức 12 lớp đào tạo 435 người ở 3 tỉnh là Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ về kỹ thuật nuôi gà thả vườn, nuôi cá, trồng cây ăn quả; sản xuất 3,4 triệu con tôm, cá giống, 5.500 cây giống xoài, nhãn, cam. Trung tâm dậy nghề và chuyển giao CN VACVINA: đào tạo VietGAP cho 30 người; chứng nhận VietGAP cho 3 cơ sở nuôi cá nheo; tư vấn xây dựng đề cương đánh gía  rủi ro thủy sản sống nhập khẩu; chuẩn bị tư vấn và tham mưu cho 4 dự án chăn nuôi lợn Móng cái, gà, nuôi thủy sản lồng bè... Các Hội thành viên cấp tỉnh: Chủ trì triển khai 2 đề tại cấp tỉnh; trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức 1.616 lớp đào tạo, tập huấn, dậy nghề cho 52.323 hội viên; 42 hội thảo, tọa đàm có 20.687 người tham dự; tổ chức 110 buổi thăm quan, khảo sát có 2.020 người tham gia...
Phong trào cải tạo vườn tạp tiếp tục phát triển: Điển hình như Hải Phòng tiếp tục cải tạo  499,5 ha vườn tạp, trồng 45.432 cây ăn quả giống mới, 1.865 ha ao, đầm thả trên 3 triệu con giống các loại  cho hiệu quả kinh tế cao; tu bổ, cải tạo 25.600m2 diện tích ô chuồng trại chăn nuôi; Hội Thủy sản và Làm vườn Trà Vinh: phối hợp vận động hội viên chuyển 533 ha trồng lúa sang trồng cây ăn quả
Phong trào xây dựng Vườn mẫu tiếp tục được triển khai mạnh mẽ. Điển hình như Hội LV& TT Thanh Hóa tổ chức cuộc thi có 761 vườn, 502 trại thuộc 379 cấp xã; 219 vườn, 165 trại cấp huyện và 42 vườn, 41 trại cấp tỉnh tham gia; trao 86 giải thưởng. Hội Làm vườn Nghệ An chủ trì, phối hợp với các đơn vị triển khai xây dựng được 111 Vườn chuẩn NTM  từ năm 2021.Đến hết năm 2024 toàn tỉnh có 880 vườn đã được công nhận Vườn chuẩn NTM và khoảng 2000 vườn đang thực hiện...Hội LV Hải phòng bước đầu triển khai Kế hoạch xây dựng vườn mẫu từ 2023. Hội LV Thái nguyên vận động hội viên 30 hội viên đăng ký xây dựng mô hình “Vườn mẫu”,  cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao .

 


 
Đại biểu các địa phương tham gia đóng góp ý kiến trực tuyến.   Ảnh TS

Một số địa phương tiếp tục đẩy mạnh kinh tế trang trại, trong đó có nhiều mô hình trang trại VAC: Thanh Hóa có 35 câu lạc bộ, 602 hội viên là trang trại; Bắc Ninh có 32 Câu lạc bộ trang trại 400 hội viên; Hải phòng có 1.451 hội viên phát triển kinh tế trang trại, gia trại VAC…
Các hoạt động hỗ trợ các trang trại, cơ sở sản xuất vận dụng xây dựng dự án sản xuất, phối hợp với Liên hiệp HTX tiêu thụ sản phẩm trên thị trường như Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu,… Các sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3, 4 sao ngày càng tăng và nhiều sản phẩm đựơc đưa lên sàn điện tử
Hội và các chuyên gia là hội viên của Hội tích cực tham gia tư vấn, phản biện các cơ chế chính sách, các đề án, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở cấp TW, về phát triển các sản phẩm OCOP ở địa phương, về cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện Luật Thủ đô…

Một số hình ảnh hoạt động của Hội tại Trung ương và các địa phương.


Công tác tư vấn giám sát và  phản biện xã hội cũng được đẩy mạnh rộng khắp. Trung tâm  CCRD trực thuộc Hội: Thu thập ý kiến, xây dựng dự thảo bộ tài liệu truyền thông về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024, ngắn gọn, dễ hiểu, đặc biệt dành cho phụ nữ và người dân tộc thiểu số; khảo sát thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến phát luật đất đai tại Hòa Bình, Quảng Trị, Cần Thơ; hoàn thành Báo cáo tóm tắt khuyến nghị chính sách về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tập trung vào đồng bào dân tộc tiểu số phục vụ xây duwngh các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai 2024; Tư vấn-hỗ trợ kỹ thuật xây dựng vườn mẫu phát triển VAC tại Hòa Bình, Trà Vinh, Thái Nguyên và xử lý chất thải nuôi tôm tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu.. Trung tâm Vị Nông trực thuộc Hội tham gia Liên minh Năng lượng tái tạo Việt Nam (VSEA), tư vấn chính sách phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có phát triển Biogas… Đáng chú ý, Hội LV Bình Định đã tổ chức 12 cuộc đi cơ sở từ đó đã góp ý, phản biện xây dựng chính sách, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh...
Về công tác Hợp tác quốc tế, Hội đang chủ trì thực hiện Hợp phần về thể chế và năng lực các bên liên quan đến phát triển cây ăn quả có múi thuộc Dự án: “Xác định các ưu tiên của ngành sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam để xây dựng lộ trình nghiên cứu”, do Chính phủ Úc tài trợ thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR). Hội tiếp tục thực hiện Biên bản ghi nhớ ký tháng 11/2021 với Tổ chức Nông lâm kết hợp tại Việt Nam (ICRRAF); tham gia tích cực các hoạt động của Mạng lưới hợp tác phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA), Mạng lưới VietDHRRA...
Triển khai các phong trào thi đua, các cấp hội tiếp tục triển khai phong trào thi đua giai đoạn 2022-2025 với chủ đề “ Tăng cường đoàn kết, hợp tác, năng động  để  phát triển kinh tế VAC chất lượng, an toàn, hiệu quả,  bền vững, góp phần thưc hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng “nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân hạnh phúc”, lập thành tích chào mừng Đại hội nhiềm kỳ VIII và Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội (1986 – 2026). Căn cứ Kế hoạch thi đua của Cụm thi đua lĩnh vực Kinh tế của UBTWMTTQ Việt nam, tình và đặc điểm  của Hôi, Hội đã xây dựng cụ thể Kế hoạch thi đua năm 2024 và triển khai tới các đơn vị thành viên tại Hội nghị BCH tháng 4/2024 tại Hà Nội. Hưởng ứng phong trào thi đua nhiều Hội cấp tỉnh tích cực tham gia phong trào thi đua cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, vườn công nghệ cao, làm VAC sinh thái gắn với phong trào xây dựng NTM: Hội LV Hà Giang triển khai phong trào thi đua “Làm vườn giỏi”, nhằm thực hiện “Kế hoạch cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2020 – 2025 của tỉnh... Các cấp Hội tích cực hưởng ứng các cuộc vận động quyên góp ủng hộ do Mặt trận TQVN phát động như Văn phòng Hội đã ủng hộ 5 triệu đồng Chương trình xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại tỉnh Điện Biên; ủng hộ 10 triệu đồng cho đồng bào bị bão Yagi thông qua MTTQVN. Hội LV Thái Nguyên xây dựng mô hình vườn cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,  Bắc Ninh tặng 400 xuất quà trị giá trên 100 triệu nhân dịp Tết;
Thực hiện công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể Hội luôn chấp hành tốt các chủ trương, quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về nội dung hoạt động, chế độ thông tin, báo cáo. luôn chủ động, tích cực tham gia các hoạt động do Mặt trận TQ Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức. Ngày 27/12/2024 Hội đã tham gia ký Chương trình hợp tác giữa Liên hiệp Hội KHKT Hà Nội với các hội chuyên ngành ở Trung ương (Nhóm 4. Nông nghiệp - Môi trường); Hội tiếp tục triển khai Thỏa thuận hợp tác ký tháng 7/2022 với Hội Nông Nghiệp tuần hoàn VN; hợp tác tốt với 9 đơn vị thành viên thuộc Cụm Thi đua lĩnh vực Kinh tế thuộc Mặt trận TQ Việt Nam và một số Hội, Hiệp hội có liên quan như Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh VN, Hội KHKT bảo vệ Thực vật, Hiệp hội rau quả VN, Hội Khoa học đất… để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về hoạt động.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội. Đặc biệt là quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 57/NQ –TW ngày 22/ 12/ 2024 của Bộ Chính trị (Khoá XIII) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị định 126/ 2024/ NĐ- CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Tích cực triển khai các phong trào thi đua yêu nước do các cấp trên phát động nhằm hướng tới các ngày lễ lớn trong năm 2025 và chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, đặc biệt là tích cực hưởng ứng Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo do Chính phủ phát động. Đồng thời các cấp hội tiếp tục triển khai phong trào thi đua giai đoạn 2022-2025 do Hội Làm vườn Việt Nam phát động với chủ đề: “Tăng cường đoàn kết, hợp tác, năng động  để  phát triển kinh tế VAC chất lượng, an toàn, hiệu quả,  bền vững, góp phần thưc hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng  nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân hạnh phúc”, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ( nhiệm kỳ 2025- 2030) và Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội (1986 – 2026).
Phương hướng hoạt động của HLV trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển tổ chức và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội với các nhiệm vụ trọng tâm là:
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong hệ thống hội để thực hiện tốt Nghị định số 126/ 2024/ NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện xắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị, Tổ chức hội các cấp cần chủ động chuẩn bị và đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương để có phương án tổ chức, hoạt động phù hợp trên nguyên tắc tự nguyện, chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định126/2024, không thụ động, bị động.
Chuẩn bị nội dung, tài liệu, các văn kiện và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VIII của Hội dự kiến vào Quý IV/2025.
Tổ chức  Hội các cấp tiếp tục chủ động đề xuất nội dung, phương pháp với ngành Nông nghiệp và PTNT (sau sát nhập là ngành Nông nghiệp và Môi trường) để tiếp tục  triển khai Nghị quyết liên tịch 06/NQLT-BNNPTNT-HLV giữa Bộ NN&PTNT và Hội LVVN giai đoạn 2023-2030.
Bổ sung nhân sự, tăng cường hoạt động của 3 Ban chuyên môn; hỗ trợ hoạt động 7 đơn vị trực thuộc và Văn phòng đại diện vùng MNPB; kiện toàn lãnh đạo chủ chốt của Tạp chí KTNT…
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, kết nạp hội viên mới, đặc biệt là doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại. Chủ động liên hệ, mời các cán bộ quản lý, chuyên gia có kinh nghiệm đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà khoa học đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các doanh nhân...thuộc các lĩnh vực công tác của hội để bổ sung vào BCH, BTV hội để tăng cường sức mạnh và điều kiện hoạt động công tác hội...
Phối hợp hoạt động giữa các đơn vị thành viên; tổ chức hội nghị giao ban vùng ĐBSH và các vùng khác; tổ chức tập huấn Nghị định 126/2024NĐ/CP cho các cấp hội; tư  vấn, hỗ trợ các hội thành viên chuyển đổi mô hình hoạt động theo Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành TW Đảng và Nghị định 126/2024NĐ/CP...
Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực hoạt động hôi;phối hợp với các cơ quan chức năng, các  tổ chức chuyên ngành và chuyên gia để huấn,hướng  dẫn, hỗ trợ các tổ chức hội và  hội viên sử dụng các ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong công tác hội và trong đời  sống hàng ngày.
Để đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ Hội sẽ phối hợp với các cơ ngành quản lý, cơ quan nghiên cứu khoa học, hệ thống khuyến nông, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp… để tổ chức tốt các hội thảo, các lớp đào tạo, tập huấn, dậy nghề, thông tin tuyên truyền phù hợp với tôn chỉ mục đích và lĩnh vực hoạt động của hội. Các Ban Chuyên môn và Văn phòng Hội tiếp tục triển khai tốt Dự án khuyến nông “Thâm canh vườn vườn cây ăn quả có múi các tỉnh miền Bắc giai đoạn 2024-2026 theo kế hoạch được phê duyệt. Các hội thành viên tiếp tục hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ hội viên phát triển vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng áp dụng đồng bộ các tiến bộ KHCN, chuyển  đổi số nhằm phát triển kinh tế vườn, kinh tế VAC theo hướng NN hữu cơ, NN tuần hoàn, NN  tích hợp đa giá trị, thúc đẩy liên kết, kết nối  giữa người làm vườn với HTX, tổ HT và doanh nghiệp tiêu thụ; xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi sản phẩm nghề làm vườn; đăng ký với Trung tâm khuyến nông Quốc gia kế hoạch khuyến nông 2025-2026...
Bên cạch các hoạt động chuyên môn Hội vẫn tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với đơn vị trong nước, giao lưu nhân dân và hợp tác quốc tế, trọng tâm là: Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, biên bản ghi nhớ đã ký kết với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế; chủ động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các Hội, Hiệp hội tương đồng về lĩnh vực hoạt động; thực hiện các hoạt động giao lưu, kết nối với các đơn vị trong Cụm Thi đua lĩnh vực kinh tế của Mặt trận TQVN; Xây dựng tiêu chí và hướng dẫn các Hội thành viến địa phương triển khai bình chọn các mô hình kinh tế VAC tiêu biểu về phát triển bền vững (trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường); đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp, hỗ trợ tổ chức Hội nghị tuyên dương, vinh danh nhân dịp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Hội. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức triển khai tốt Dự án hợp tác với FAO phát triển mô hình vườn tuần hoàn (2025 - 2026); tích cực triển khai Dự án tiền khả thi để tiến tới ký kết Dự án phục hồi diện tích cây có múi bị suy thoái do Chính phủ Úc thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ... Tìm hiểu, từng bước thiết lập quan hệ với Hội Làm vườn Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Úc…


Nguồn: BBT/Hội Làm vườn VN