Hoạt động của hội/Văn phòng Hội

Hội nghị giao ban vùng miền núi phía Bắc năm 2024

16/10/2024, 21:39

Hội nghị tổ chức tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, (Phú Thọ).


Ngày 16/10, tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Hội làm vườn Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc tổ chức hội nghị giao ban vùng miền núi phía Bắc năm 2024.

PGS. TS Lê Quốc Doanh – Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và đồng chí Trần Gia Long – Vụ phó Vụ Kế hoạch – Bộ NN&PTNT đồng chủ trì.
 

Trước khi vào Hội nghị các đại biểu đã thăm quan mô hình vườn chè tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Ảnh TS
 
 
Đại diện lãnh đạo ngành NN&PTNT tỉnh Phú Thọ tặng hoa chúc mừng hội nghị.Ảnh TS
 
Theo báo cáo tổng hợp của HLV VN hiện tại vùng miền núi phía Bắc hiện có 11 hội thành viên cấp tỉnh bao gồm Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên. với tổng số 109 hội cấp huyện, hơn 1.200 hội cấp xã cùng nhiều chi hội cơ sở, câu lạc bộ, HTX, tổ hợp tác, trang trại với trên 180 nghìn hội viên cá nhân. 8 tháng đầu năm, 11 hội thành viên đã tổ chức trên 190 lớp đào tạo, tập huấn, 3 hội thảo và 43 buổi tham quan cho hội viên nông dân về các giải pháp kinh tế, kỹ thuật phát triển kinh tế VAC. Hệ thống tổ cổ chức HLV còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị tại địa phương đã tổ chức 67 lớp đào tạo, tập huấn cho hàng nghìn hội viên, nông dân về kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chí an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc gắn với nhận diện thương hiệu; phát triển kinh tế tập thể, HTX; xây dựng vườn cây ăn quả theo tiêu chuẩn hữu cơ; cải tạo vườn tạp; chuyển giao khoa học kỹ thuật; kinh tế tuần hoàn và sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; kỹ thuật trồng thâm canh cây ăn quả, bưởi, na, cam, vải chín sớm, vải thiều, ổi; thực hành nâng cao về cây cảnh nghệ thuật...
Công tác nghiên cứu, xây dựng mô hình, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cũng được quan tâm. Qua đó đã có nhiều mô hình làm vườn tiêu biểu cho thu nhập cao. Trong đó, Hội sinh vật cảnh và làm vườn tỉnh Phú Thọ có một số mô hình gia trại, trang trại làm kinh tế vườn, VAC tiêu biểu, được nhiều tỉnh, thành đến học tập, làm theo và nhân rộng như: Mô hình nuôi lợn giống và lợn thương phẩm của Công ty TNHH Toàn Thu xã Thanh Đình; HTX trồng rau an toàn Minh Nông, mô hình trồng dưa lưới xã Hùng Lô, xã Sông Lô; trang trại trồng hoa lan chất lượng cao của trang trại sinh thái Sông Lô (thành phố Việt Trì)...
 Phó chủ tịch Thường trực HLV VN, TS. Phan Huy Thông đọc báo cáo tổng hợp của Hội. Ảnh TS
 
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội làm vườn các tỉnh trong Vùng; thống nhất mục tiêu phát triển tổ chức hội và hội viên; triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, thúc đẩy liên kết chuỗi sản phẩm nghề làm vườn; tích cực tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách, đề án phát triển thuộc lĩnh vực, phạm vi hoạt động của Hội.
 Đại Biểu Sở NN-PTNT tỉnh  Phú Thọ phát biểu tại hội nghị. Ảnh TS
Đại Biểu Sở NN-PTNT Lạng Sơn phát biểu. Ảnh TS

Nhằm đẩy mạnh triển khai Nghị quyết liên tịch số 06/NQLT-BNNPTNT-HLV ngày 9/10/2023 giữa Bộ NN&PTNT với Hội Làm vườn Việt Nam về phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác giai đoạn 2023-2030, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá sơ bộ kết quả triển khai Nghị quyết thời gian qua, thống nhất giải pháp triển khai Nghị quyết thời gian tới.
 
Tại hội nghị, Hội làm vườn Việt Nam cũng đã công bố quyết định thành lập và ra mắt Văn phòng đại diện Hội làm vườn Việt Nam tại Vùng miền núi phía Bắc đặt tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc (xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Chủ tịch HLV VN Lê Quốc Doanh đã nhấn mạnh khi trao nhiệm vụ cho Văn phòng HLV đại diện miền núi phía Bắc: Vai trò của Văn phòng đại diện rất quan trọng trong công tác thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nâng cao kinh tế vùng. Giúp cho nông dân chuyển đổi giống cây trồng, áp dụng chuyển đổi số, vận dụng sản xuất theo chuỗi tuần hoàn tạo ra hiệu quả kinh tế cao.
 
 
 
 
 
PGS. TS Lê Quốc Doanh – Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trao quyết định thành lập và nhiệm vụ cho Văn phòng đại diện HLV Việt Nam tại Vùng miền núi phía Bắc. Ảnh TS
 
Các phát biểu của các cơ quan đại diện Bộ NN-PTNT đều nêu bật vai trò phối hợp của HLV Việt Nam trong tinh thần nghị quyết liên tịch số 06/NQLT-BNNPTNT-HLV ngày 9/10/2023.Trong đó, trọng tâm là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới giới thiệu, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào phát triển kinh tế vườn, kinh tế VAC gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh.
Phối hợp triển khai các chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ do ngành NN&PTNT quản lý, nhất là trong các lĩnh vực: Khoa học công nghệ, khuyến nông; xây dựng nông thôn mới; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; kinh tế hợp tác xã; xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề nông thôn; di dân, tái định cư, ổn định dân cư; hợp tác quốc tế...

Tổng kết hội nghị, Chủ tịch HLV VN Lê Quốc Doanh nhấn mạnh các điểm sau:
Mỗi HLV ở mỗi tỉnh đều có các cách làm và phương pháp khác nhau, các hình thức khác nhau nhưng đều nhằm vào mục tiêu mà HLV VN đã đề ra, Trung ương HLV VN tiếp thu mọi ý kiến đóng góp phản hồi từ đó tuyên truyền trao đổi  các hình thức hoạt động hiệu quả tới các Hội viên địa phương. Các hoạt động ưu tiên là công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình, tập huấn cho nông dân và đẩy mạnh công tác thi đua, thăm qua học tập chéo lẫn nhau. Phối hợp với các cơ quan của Bộ NN-PTNT thực hiện tốt nghị định 06/NQLT-BNNPTNT-HLV trước mắt là thực hiện tốt các dự án đang làm và các dự án sắp triển khai trong thời gian tới.

Nguồn: BBT/Hội Làm vườn VN

Tin tức khác