Bạn cần biết/Chính sách mới

Thông báo tuyển dụng chuyên gia thực hiện dự án FAO

16/07/2025, 16:52

Dự án: “Hỗ trợ kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam” với nguồn tài trợ từ FAO


Được sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đố với Dự án: “Hỗ trợ kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam”, Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) - đơn vị chủ trì thực hiện Dự án cần tuyển dụng một số chuyên gia tư vấn để triển khai Dự án. HLV VN kính mời các chuyên gia quan tâm có thể xem tài liệu đính kèm. Trân trọng cảm ơn!

 
 
 
 
HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM
                 VACVINA
               –––––––––––
Số:   94 /TB-HLVVN
V/v: Tuyển chuyên gia thực hiện dự án
  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                ––––––––––––––––––––––­­­
              Hà Nội, ngày  16   tháng 07  năm 2025
 
 
                                             THÔNG BÁO TUYỂN CHUYÊN GIA
                 
Kinh tế nông nghiệp tuần hoàn là vấn đề đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn tại Việt Nam như một trong những giải pháp chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững. Điều này đã được đề cập trong các văn bản của Đảng và Nhà nước về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn và kinh tế tuần hoàn.
Trong lĩnh vực kinh tế vườn, nguyên tắc tái chế và tái sử dụng chất thải, phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào cho chu kỳ sản xuất tiếp theo được thể hiện trong các mô hình VAC truyền thống (V -  Vườn, A – Ao, C – Chuồng) ở vùng nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp tuần hoàn là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế vườn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đa dạng hóa hệ thống lương thực, thực phẩm và phát triển bền vững.
Với mục tiêu thúc đẩy kinh tế vườn tuần hoàn tại Việt Nam thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với thực tiễn, trên cơ sở đó xây dựng và phát hành cuốn Sổ tay Hướng dẫn phát triển kinh tế vườn tuần hoàn, nhằm hướng dẫn, xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế vườn tuần hoàn trong thời gian tới, được sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đố với Dự án: “Hỗ trợ kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam”. Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) - đơn vị chủ trì thực hiện Dự án cần tuyển dụng một số chuyên gia tư vấn để triển khai Dự án, cụ thể như sau:

1. Nhóm Chuyên gia Tư vấn Nông lâm kết hợp gồm 01 Trưởng nhóm và 02 thành viên thực hiện đánh giá hiện trạng Hệ sinh thái VAC và các mô hình kinh tế vườn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam;

2. Nhóm Chuyên gia Khuyến nông và Đào tạo hợp gồm  01 Trưởng nhóm và 02 thành viên cán bộ kỹ thuật để thực hiện Đánh giá hệ thống khuyến nông hiện tại, đưa ra khuyến nghị về vai trò của dịch vụ khuyến nông trong phát triển mô hình VAC;

3. Nhóm Chuyên gia Tư vấn về biến đổi khí hậu gồm 01 Trưởng nhóm và 02 thành viên thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương của mô hình VAC tại khu vực miền Bắc Việt Nam;

Hội Làm vườn Việt Nam kính mời các chuyên gia quan tâm đến vị trí cần tuyển nêu trên nghiên cứu Điều khoản tham chiếu chi tiết đính kèm và gửi các văn bản ứng tuyển (Sơ yếu Lý lịch - CV, thư bày tỏ quan tâm) về Hội Làm vườn Việt Nam, địa chỉ 37 Lê Văn Thiêm, Phường Thanh Xuân, Hà Nội.
Thời gian: muộn nhất 11h 00 ngày 28 tháng 7 năm 2025 ./.
 
                                                                                              KT. CHỦ TỊCH
                                                                              PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
                                                                       
 
         
                                                                                        PHAN HUY THÔNG
                                                                                                   
(Đã ký)

 
 
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)
 
Chuyên gia Tư vấn:  Nông lâm kết hợp để thực hiện đánh giá hiện trạng Hệ sinh thái VAC và các mô hình kinh tế vườn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Dự án: FAO TCP/VIE/4001: “Hỗ trợ kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam”.

Vị trí Chuyên gia Tư vấn Nông lâm kết hợp để thực hiện đánh giá hiện trạng Hệ sinh thái VAC và các mô hình kinh tế vườn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Thành phần Nhóm chuyên gia gồm 3 chuyên gia ( 01 trưởng nhóm và 02 thành viên)
Thời gian Tháng 7 đến Tháng 9 năm 2025
Địa điểm Hà Nội, Hưng Yên, Sơn La.
Tham khảo xây dựng kế hoạch: LoA, tài liệu dự án và các tài liệu khác liên quan khác của dự án
Báo cáo Điều phối viên Dự án và Chuyên gia phụ trách dự án của FA
   1. Đặt vấn đề
   Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn và trong Đề án Phát triển Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn như một trong những biện pháp chuyển đổi nông nghiệp theo hướng sản xuất xanh và bền vững.
   Với nghề làm vườn, hệ thống Vườn - Ao - Chuồng (VAC) truyền thống tại các vùng nông thôn Việt Nam là mô hình nông nghiệp tuần hoàn đơn giản và cơ bản nhất,  áp dụng nguyên tắc: các phế phụ phẩm của từng khâu Trồng trọt (Vườn) -  Thuỷ sản ( Ao) – Chăn nuôi ( Chuồng) trở thành đầu vào cho khâu kia theo chu kỳ khép kín. Mô hình VAC cũng bổ trợ cho nhau nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lao động và tạo điều kiện thích ứng, giảm thiểu tác động tiêu cực của các diễn biến bất lợi của thời tiết và thị trường.
    Như vậy kinh tế vườn tuần hoàn là các mô hình canh tác tích hợp và tái sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như nước, phân bón, phụ phẩm... nhằm giảm phát thải, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Những nỗ lực của nhiều hộ gia đình nông dân đã chứng minh rằng kinh tế vườn tuần hoàn ở miền Bắc Việt Nam rất phù hợp cho phát triển bền vững, thích ứng với tác động tiêu cực ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu ở Miền Bắc Việt Nam.
            Hệ sinh thái VAC đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, đa dạng hóa thu nhập, cải thiện dinh dưỡng và bảo vệ môi trường tại nhiều địa phương ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, các hệ thống này đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên, kỹ thuật và công nghệ mới chưa được áp dụng rộng rãi trong từng khâu của chuỗi sản xuất, tiếp cận thị trường và chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ.
            Để có cơ sở đề xuất các giải pháp toàn diện và hiệu quả cho kinh tế VAC, trong khuôn khổ dự án TCP/VIE/4001 :“Hỗ trợ kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam”, FAO hỗ trợ gói hỗ trợ kỹ thuật qua LoA, ký với Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) để đánh giá toàn diện về hiện trạng, tiềm năng, thách thức và cơ hội của các hệ sinh thái VAC và các mô hình vườn hiệu quả tại các vùng dự án.
          Nhằm triển khai các hoạt động của LoA, VACVINA cần tuyển Chuyên gia Tư vấn Nông lâm kết hợp để Đánh giá hiện trạng Hệ sinh thái VAC và các mô hình vườn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam hiện tại và đề xuất khuyến nghị phát triển mô hình VAC có liên quan đến nội dung tư vấn này.
           2. Mục tiêu
          Mục tiêu chính của nhiệm vụ:
          Rà soát, xác định, phân tích hiệu quả và định hướng phát triển các mô hình VAC theo hướng nông lâm kết hợp, trong phát triển kinh tế vườn tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa ra khuyến nghị về vai trò của nông lâm kết hợp trong phát triển mô hình kinh tế VAC tuần hoàn trong thời gian tới tại miền Bắc Việt Nam
          Mục tiêu cụ thể như sau:
2.1. Thu thập các tài liệu kỹ thuật, báo cáo, văn bản chính sách, liên quan đến sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam hiện nay;
2.2. Tổng quan các định hướng định hướng phát triển nông lâm kết hợp, tập trung vào các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn tuần hoàn hiện nay;
2.3. Điều tra thực trạng, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình VAC tuần hoàn, theo hướng nông lâm kết hợp phổ biến tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam được lựa chọn trong khuôn khổ dự án. (Xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT);
2.4. Xác định các mô hình VAC theo hướng nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện đất đai, tiểu khí hậu và khả năng kinh tế của hộ gia đình để đạt hiệu quả cao hơn;
2.5. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, chính sách và các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả, tính bền vững và khả năng nhân rộng mô hình VAC theo hướng nông lâm kết hợp trong phát triển kinh tế vườn tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam.
 
3. Nhiệm vụ triển khai
Nhóm chuyên gia tư vấn Nông lâm kết hợp sẽ làm việc chặt chẽ với Hội Làm vườn Việt Nam  để thực hiện các nội dung chính sau:
3.1. Nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch đánh giá
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến nông lâm kết hợp trong nông nghiệp, và mô hình VAC theo hướng nông lâm kết hợp tại miền Bắc Việt Nam.
- Phối hợp với nhóm dự án để xây dựng khung đánh giá, bộ công cụ khảo sát (phiếu điều tra, câu hỏi thảo luận nhóm, hướng dẫn phỏng vấn).
- Xây dựng kế hoạch chi tiết về nội dung, phương pháp và tiến độ thực hiện.
3.2. Khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu
- Tham gia khảo sát thực địa tại 2 tỉnh: Hưng Yên và Sơn La.
- Tiến hành phỏng vấn nông hộ, cán bộ địa phương và các bên liên quan.
- Thu thập dữ liệu liên quan đến sản xuất VAC theo hướng nông lâm kết hợp.
3.3. Phân tích, đánh giá xác định mô hình VAC nông lâm kết hợp
- Phân tích dữ liệu khí hậu, đất đai, sản xuất, kinh tế, xã hội, môi trường và sinh kế theo địa phương liên quan đến nông lâm kết hợp trong VAC.
- Phân tích, xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT).
- Xác định các mô hình VAC theo hướng nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện tiểu khí hậu, đất đai và khả năng kinh tế của hộ gia đình để đạt hiệu quả cao hơn;
3.4. Đề xuất mô hình VAC nông lâm kết hợp và khuyến nghị giải pháp
- Xây dựng các đề xuất cải thiện và nhân rộng để phát triển mô hình VAC nông lâm kết hợp theo hướng tuần hoàn, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất VAC nông lâm kết hợp cho người dân và khuyến nghị chính sách hỗ trợ sản xuất VAC nông lâm kết hợp tại địa phương.
3.5. Hoàn thiện báo cáo của hợp phần
Báo cáo bao gồm các nội dung trên để VACVINA và các đối tác tổng hợp.
4. Phương pháp thực hiện
4. 1. Thành lập nhóm tư vấn gồm 3 chuyên gia
STT Thành phần Nhiệm vụ Số ngày làm việc (ngày)
 
 
1
 
 
Trưởng nhóm
     Chủ trì thực hiện mục tiêu cụ thể 2.5 và tham gia thực hiện các nội dung 2.1 đến 2.4 của nhóm.
  - Điều phối các hoạt động của nhóm;
  - Đầu mối làm việc với VACVINA;
  - Chịu trách nhiệm chính về kết quả đầu ra của các thành viên và đảm bảo chất lượng báo cáo tổng hợp của nhóm.
 
 
 
20 ngày
 
 
2
 
 
Thành viên thứ 1 của nhóm
   Chủ trì thực hiện mục tiêu cụ thể 2.1 và 2.2 
    - Nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch đánh giá;
    - Khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu;
    - Phân tích, tổng hợp và xác định các mô hình VAC theo hướng nông lâm kết hợp, khuyến nghị các chính sách hỗ trợ;
    - Phối hợp với thành viên thứ 2 và Trưởng nhóm thực hiện mục tiêu cụ thể 2.3; 2.4 và 2.5;
   - Làm việc theo sự phân công của trưởng nhóm.
 
 
10   ngày/người
 
 
3
 
 
Thành viên thứ 2 của nhóm
     Chủ trì thực hiện mục tiêu cụ thể 2.3 và 2.4: 
    - Phối hợp với thành viên thứ nhất và Trưởng nhóm thực hiện nội dung 2.1; 2.2 và 2.5;
    - Khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu;
    - Phân tích, tổng hợp và xác định các mô hình VAC theo hướng nông lâm kết hợp, đề xuất các giải pháp kỹ thuật liên quan;
    - Làm việc theo sự phân công của trưởng nhóm, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Trưởng nhóm và Hội Làm vườn VN.
10 ngày/người
4.2. Phương pháp thực hiện
            a) Thu thập tài liệu liên quan
Thu thập thông tin thông qua các chính sách, đề án, tài liệu kỹ thuật liên quan đến sản xuất nông lâm kết hợp trong nông nghiệp và trong sản xuất VAC nông lâm kết hợp trong kinh tế vườn tuần hoàn.
             b) Xây dựng khung phương pháp đánh giá ngoài thực địa
- Thiết kế bộ công cụ khảo sát, phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm cho các đối tượng.
+ Khảo sát và phỏng vấn nông hộ: chọn 02 - 03 xã/tỉnh theo đặc điểm sinh thái và mô hình sản xuất trong giai đoạn 2023 - 2025, với khoảng 20 hộ trên tỉnh;
+ Phỏng vấn nhóm chuyên gia kỹ thuật và quản lý nông nghiệp tại đại phương (5 - 8 người trên tỉnh)
           c) Phân tích, đánh giá và tổng hợp sản xuất VAC nông lâm kết hợp
Tổng quan các định hướng định hướng phát triển nông lâm kết hợp, theo kinh tế vườn tuần hoàn hiện nay;
Thực trạng mô hình VAC nông lâm kết hợp phổ biến, xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại các tỉnh phía Bắc.
Xác định các mô hình VAC theo hướng nông lâm kết hợp phù hợp cho vùng;
            d) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị chính sách
Trên cơ sở kết quả điều tra, phân tích, đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển các mô hình VAC tuần hoàn, theo hướng nông lâm kết hợp, đồng thời khuyến nghị các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới.
5. Thời gian   
Thời gian: Tháng 8 - 10/2025
6. Sản phẩm
Nhóm Tư vấn viên sẽ thực hiện và bàn giao các kết quả theo lịch trình dự kiến sau:
 
TT Sản phẩm Ngày nộp sau khi ký hợp đồng
1 Dự thảo báo cáo chuyên đề:
“Tổng quan về định hướng định hướng phát triển nông lâm kết hợp, kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế vườn tuần hoàn hiện nay”
6 tuần
2 Báo cáo tổng hợp chung:
 “Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển mô hình VAC tuần hoàn theo hướng nông lâm kết hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu”
8 tuần
7. Yêu cầu đối với chuyên gia
7.1. Trưởng nhóm
- Trình độ: Có bằng Thạc sĩ trở lên về Nông, Lâm Nghiệp, hoặc tương đương
- Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm làm việc chuyên môn nông nghiệp có liên quan đến trong lĩnh vực nông lâm kết hợp hoặc phát triển bền vững;
- Kỹ năng giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm tốt;
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin và viết báo cáo tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
- Ưu tiên: Ứng viên có kinh nghiệm làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế; đã có kinh nghiệm tham gia các dự án của ngành Nông nghiệp, FAO hoặc các tổ chức quốc tế khác.
7.2. Thành viên nhóm:
- Trình độ: Có bằng Thạc sỹ trở nên về Nông, Lâm nghiệp, kinh tế và tương đương
- Có kỹ năng thu thập, phân tích thông tin sơ cấp và thứ cấp
- Có khả năng thiết kế bảng phỏng vấn, đặc biệt là các bảng phỏng vấn mềm
- Có khả năng làm việc nhóm và làm việc với nông dân, kỹ năng giao tiếp, phối hợp với các bên liên quan;
- Có kinh nghiệm khảo sát thực địa, nghiên cứu định tính và định lượng;
- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong các dự án liên quan nông nghiệp các tỉnh phía Bắc có liên quan đến nông lâm kết hợp hoặc phát triển bền vững.
8. Hồ sơ ứng tuyển
Trưởng nhóm ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ bao gồm:
- Thư bày tỏ nguyện vọng (Cover Letter) nêu rõ sự phù hợp với vị trí và kinh nghiệm liên quan đến nhiệm vụ;  
- Sơ yếu lý lịch (CV) bằng tiếng Anh và Tiếng Việt (của Trưởng  nhóm và các thành viên chi tiết kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn);
- Đề xuất kỹ thuật sơ bộ mô tả cách tiếp cận và phương pháp dự kiến để thực hiện nhiệm vụ;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan (không cần công chứng).
             Hạn nộp hồ sơ: 11h00 ngày 28 tháng 07 năm 2025
           Địa chỉ nhận hồ sơ: Hội Làm vườn Việt Nam, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội; email. Vacvina08@gmail.com hoặc chuonghoa2002@gmail.com.


ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)
Chuyên gia Tư vấn khuyến nông:  Đánh giá hệ thống khuyến nông hiện tại, đưa ra khuyến nghị về vai trò của dịch vụ khuyến nông trong phát triển mô hình kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu.
Dự án: FAO TCP/VIE/4001 :“Hỗ trợ kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam”.
 
Vị trí Chuyên gia Tư vấn khuyến nông đánh giá hệ thống khuyến nông hiện tại đưa ra khuyến nghị về vai trò của dịch vụ khuyến nông trong phát triển mô hình VAC.
 
Thành phần Nhóm chuyên gia gồm 3 chuyên gia ( 01 trưởng nhóm và 02 thành viên)
Thời gian Tháng 8 và Tháng 9 năm 2025
Địa điểm Hà Nội, Sơn La, Hưng Yên
Tham khảo xây dựng kế hoạch: LoA, tài liệu dự án và các tài liệu khác liên quan khác của dự án
Báo cáo Điều phối viên Dự án và Chuyên gia phụ trách dự án của FA
 
1. Cơ sở
Kinh tế vườn từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn Việt Nam, đóng góp khoảng 12% vào GDP quốc gia và 75% vào lợi nhuận ròng từ doanh thu xuất khẩu (năm 2022). Điều này đặc biệt đúng đối với các tỉnh phía Bắc, nơi hiện nay những người nông dân quy mô nhỏ chiếm khoảng 90% tổng số nông dân trong khu vực. Trong nhóm này, phụ nữ chiếm hơn 60% lực lượng lao động. Bằng cách thực hành tất cả ba thành phần của nông nghiệp, bao gồm trồng trọt (V), nuôi trồng thủy sản (A) và chăn nuôi (C-chuống), người nông dân đã bảo tồn và phát triển các nguồn gen động vật và thực vật có giá trị. Trong mỗi khu vườn, nhiều loài (động vật, thực vật và vi sinh vật) cùng chung sống và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh, bao gồm cả con người [1]. Người nông dân có thể biến những tương tác này thành những mặt có lợi cho tất cả các sinh vật, tạo ra cảnh quan nông thôn hấp dẫn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như truyền thống và văn hóa đẹp đẽ của mỗi vùng thông qua việc biến mỗi khu vườn thành một hệ thống sản xuất nông nghiệp tuần hoàn thực sự. Vườn cũng tạo ra một phần đáng kể thu nhập hộ gia đình [2;3], và có tiềm năng tốt [2] để  kinh tế làm vườn phát triển bền vững và đóng góp vào các mục tiêu quốc gia về bảo vệ đa dạng sinh học, đa dạng hóa thực phẩm và chế độ ăn uống, dinh dưỡng và an ninh lương thực.
Nông nghiệp tuần hoàn đang được chú ý ở Việt Nam như một trong những biện pháp chuyển đổi nông nghiệp theo hướng sản xuất xanh và bền vững, như đã đề cập trong Nghị quyết gần đây về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn và trong Đề án Phát triển Kinh tế Tuần hoàn tại Việt Nam. Với làm vườn, nguyên tắc tái chế và tái sử dụng chất thải và sản phẩm phụ thành đầu vào cho chu kỳ sản xuất tiếp theo của nông nghiệp tuần hoàn giống với nguyên tắc chu kỳ sản xuất khép kín của các hệ thống VAC truyền thống ở các vùng nông thôn Việt Nam. Do đó, mô hình nông nghiệp tuần hoàn có thể đặc biệt phù hợp để phát triển  kinh tế làm vườn theo định hướng thị trường bền vững và đa dạng hóa các hệ thống thực phẩm. Mặc dù mô hình này tương đối mới ở Việt Nam, nhưng một số nỗ lực ban đầu đã xác minh được tiềm năng của  kinh tế làm vườn tuần hoàn ở miền Bắc Việt Nam và biện pháp này có thể được cộng đồng nông thôn địa phương chấp nhận và áp dụng thành công .
Thúc đẩy  kinh tế làm vườn tuần hoàn đòi hỏi các phương pháp kỹ thuật và cách tiếp cận làm việc phù hợp được phát triển dựa trên cả kiến ​​thức khoa học và kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống quan trọng về kiến ​​thức và tổ chức trong các thể chế của Việt Nam. Có hai mạng lưới chủ yếu chịu trách nhiệm hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế làm vườn, bao gồm (i) mạng lưới làm vườn do VACVINA (Hội Làm vườn Việt Nam) lãnh đạo và (ii) mạng lưới khuyến nông do NAEC (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia). Mặc dù hai mạng lưới này đã nỗ lực và hợp tác với nhau để thúc đẩy kinh tế làm vườn, nhưng hoạt động của họ vẫn còn rời rạc, chủ yếu dưới hình thức các kỹ thuật hoặc gói kỹ thuật riêng lẻ. Hai mạng lưới này thiếu kinh nghiệm trong việc thúc đẩy các phương pháp tiếp cận đa , phát triển mối liên kết và sự phối hợp giữa chính những người nông dân và với các bên liên quan khác, cũng như trong việc tái sử dụng và tái chế năng lượng và chất thải hữu cơ.
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp toàn diện và hiệu quả cho kinh tế VAC, trong khuôn khổ dự án TCP/VIE/4001 :“Hỗ trợ kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam”, FAO hỗ trợ gói hỗ trợ kỹ thuật qua LoA, ký  với Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) để đánh giá toàn diện về hiện trạng, tiềm năng, thách thức và cơ hội của các hệ sinh thái VAC và các mô hình vườn hiệu quả tại các vùng dự án.
Nhằm triển khai các hoạt động của LoA, VACVINA cần tuyển Chuyên gia Tư vấn về  Khuyến nông nhằm đánh giá hệ thống khuyến nông hiện tại đưa ra khuyến nghị về vai trò của dịch vụ khuyến nông trong phát triển mô hình VAC.
2. Mục tiêu
Mục tiêu chính của nhiệm vụ là rà soát và phân tích hiệu quả,  định hướng về khuyến nông liên quan đến phát triển kinh tế vườn và VAC tuần hoàn đang triển khai tại vùng khảo sát, đưa ra khuyến nghị về vai trò của khuyến nông trong phát triển mô hình kinh tế VAC trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể sau:
a) Thu thập các tài liệu, báo cáo, văn bản chính sách,  liên quan đến khuyến nông Việt Nam hiện nay.
b) Tổng quan các định hướng, hoạt động khuyến nông, tập trung vào các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế  tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế  Vườn và VAC vườn tuần hoàn, (phân tích điểm mạnh, yếu, các thách thức và cơ hội)
c) Đánh giá đối tượng và nhu cầu đào tạo trong chuyển giao công nghệ và đào tạo kinh tế vườn  và  VAC theo hướng tuần  hoàn vườn tuần hoàn
d) Đề xuất giải pháp, cách tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong phát triển kinh tế vườn tuần hoàn
e) Đề xuất cơ chế phối hợp giữa Khuyến nông và hệ thống VACVINA để phát triển kinh tế vườn tuần hoàn
3. Nhiệm vụ và trách nhiệm của nhóm chuyên gia tư vấn
Nhóm chuyên gia tư vấn  sẽ làm việc chặt chẽ với VACVINA  để thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
a) Nghiên cứu các  tài liệu do NAEC và VACVINA cung cấp liên quan đến nhiệm vụ
b) Thu thập các tài liệu, báo cáo, văn bản chính sách khuyến nông của Trung ương và địa phương ( Sơn La và Hưng Yên)
c) Khảo sát và thu thập thông tin cần thiết tại 2 tỉnh ( Sơn La và Hưng Yên) bao gồm:
  • Thực trạng về  các hoạt động khuyến nông hỗ trợ  phát triển  các mô hình VAC ( VACR, VA,VC, VR.. Nông lâm kết hợp, các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, …) do Khuyến nông hỗ trợ bao gồm cả khuyến nông Trung ương và địa phương (Công nghệ chuyển giao, hỗ trợ hiện tại, tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm VAC)
  • Chính sách hỗ trợ khuyến nông ( Trung ương và địa phương,trong đó có nội dung hỗ trợ kinh tế VAC)
  • Đối tượng tham gia xây dựng mô hình VAC
  • Đánh giá nhu cầu đào tạo chuyển giao về kinh tế vường tuần hoàn
  • Sự phối kết hợp giữa Khuyến nông và hệ thống hội làm vườn trơng việc phát triển mô hình VAC
d) Kiến nghị:
  • Định hướng ưu tiên các hoạt động khuyến nông phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (bao gồm kinh tế vườn)
  • Cách tiếp cận , tổ chức các hoạt động khuyến nông trong phát triển nông nghiệp tuần hoàn(bao gồm kinh tế vườn)
  • Kiến nghị về khung chương trình đào tạo kinh tế vườn tuần hoàn ( để làm cơ sở xây dựng sổ tay hướng dẫn phát triển kinh tế vườn tuần hoàn)
  • Kiến nghị về giải pháp phối kết hợp giữa hệ thống khuyến nông và VACVINA trong hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế vườn tuần hoàn
e) Hoàn thiện báo cáo bao gồm các nội dung trên để VACVINA và các đối tác sử dụng.
4. Phương pháp thực hiện
4. 1 Thành lập nhóm tư vần gồm 3 chuyên gia
 
STT Thành phần Nhiệm vụ Số ngày làm việc
1  
 
Trưởng nhóm
 
  • Chịu trách nhiệm chính về kết quả đầu ra của các thành viên và đảm bảo chất lượng của báo cáo
  • Điều phối các hoạt động của nhóm
  • Đầu mối làm việc với VACVINA
  • Trình bày bản thảo báo cáo cho các bên liên quan
  • Hiệu đính, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo
 
 
 
20 ngày
 
 
2
 
 
Thành viên nhóm 1
  • Phụ trách thu thập khảo sát số liệu tại hiện trường về mô hình VAC
  • Làm việc theo sự phân công của trưởng nhóm
  • Cung cấp thông tin kết quả làm việc cho cho trưởng nhóm
 
 
12 ngày/người
 
 
3
 
 
Thành viên nhóm 2
  • Phụ trách đánh giá tại hiện trường về nhu cầu đào tạo về VAC
  • Làm việc theo sự phân công của trưởng nhóm
  • Cung cấp thông tin kết quả làm việc cho cho trưởng nhóm
12 ngày
 
4.2 Phương pháp
Thu thập thông tin, số liệu
Thu thập thhông tin thứ cấp (Secondary data) là thông tin từ các cơ quan khuyến nông và các cơ quan khác liên quan: Trung tâm KNQG, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm KN tỉnh, và các tổ chức có liên quan
Thu thập thông tin sơ cấp (Primary data) là thông tin có được thông qua phỏng vấn trực tiếp các bên liên quan khảo sát tại 02 tỉnh Sơn La và Hưng Yên:
  • Phỏng vấn cán bộ KN, cán bộ Hội làm vườn cấp tỉnh, cấp xã ( nếu có)
  • Phỏng vấn cán bộ HTX các bên liên quan
  • Phỏng phấn khảo sát nông dân  thông qua phiếu khảo sát hoặc các phần mềm khảo sát , Dự kiến mỗi tỉnh khảo sát tại 1 xã, mỗi xã 20 người thuộc các mô hình kinh tế vườn khác nhau trên  địa bàn (VAC  VACR, VA,VC, VR…)
Hoạt động đánh giá  này sẽ được thực hiện tại Hà Nội, Sơn La và Hưng Yên bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn và kết hợp khảo sát thực địa. Tư vấn cần tuân thủ các phương pháp luận và quy trình triển khai nhiệm vụ đã được thống nhất trong suốt quá trình thực hiện.
5. Thời gian thực hiện
Thời gian: Thực hiện trong 3 tháng: Tháng 8-9-10/2025
6. Sản phẩm
Nhóm Tư vấn viên sẽ thực hiện và bàn giao các kết quả theo lịch trình dự kiến sau:
 
TT Sản phẩm Ngày nộp sau khi ký hợp đồng
1 Dự thảo” Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống khuyến nông tham gia phát triển kinh tế VAC; Đề xuất nội dung,phương pháp hoạt động dịch vụ khuyến nông phục vụ phát triển kinh tế vườn tuần hoàn; , đưa ra khuyến nghị về vai trò của dịch vụ khuyến nông trong phát triển mô hình VAC”.
 
6 tuần
2 Báo cáo cuối cùng ” Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động khuyến nông trong phát triển kinh tế VAC; đưa ra khuyến nghị về nội dung và phương pháp cung cấp dịch vụ khuyến nông trong phát triển kinh tế vườn tuần hoàn”. 8 tuần

7. Yêu cầu đối với chuyên gia
Đối với trưởng nhóm:
  • Có bằng Thạc sĩ trở lên về Nông, Lâm Nghiệp, hoặc tương đương
  • Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực Khuyến nông và đào tạo
  • Có kiến thức và kỹ năng đáng giá các hoạt động khuyến nông về đào tạo
  • Ưu tiên ứng cử viên có kinh nghiệm, hiểu biết trong các lĩnh vực về khuyến nông, phân tích chính sách, tổ chức nông dân, các dịch vụ hỗ trợ nông dân, đào tạo, tập huấn..
  • Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp với các bên liên quan.
  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày và làm việc nhóm tốt.
  • Sẵn sàng đi công tác thực địa tại các tỉnh dự án.
  • Ưu tiên ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc với các dự án của ngành Nông nghiệp và các tổ chức quốc tế khác về BĐKH và nông nghiệp.
  • Có khả năng viết báo cáo bằng tiếng Anh
Đối với các thành viên:
  • Có bằng cử nhân về Nông, Lâm nghiệp, kinh tế và tương đương
  • Có kỹ năng thu thập, phân tích thông tin sơ cấp và thứ cấp
  • Có khả năng thiết kế bảng phỏng vấn, đặc biệt là các bảng phỏng vấn mềm
  • Có khả năng làm việc nhóm và làm việc với nông dân
8. Hồ sơ ứng tuyển
Trưởng nhóm ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ bao gồm:
  • Thư bày tỏ nguyện vọng (Cover Letter) nêu rõ sự phù hợp với vị trí và kinh nghiệm liên quan đến nhiệm vụ
  • Sơ yếu lý lịch (CV) bằng tiếng Anh và Tiếng Việt ( của trướng  nhóm và các thành viên chi tiết kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn,
  • Đề xuất kỹ thuật sơ bộ  mô tả cách tiếp cận và phương pháp dự kiến để thực hiện nhiệm vụ
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan (không cần công chứng).
              Hạn nộp hồ sơ: Trước 11h00 ngày 28 tháng 7 năm 2025
            Địa chỉ nhận hồ sơ: Hội Làm vườn Việt Nam, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội; email. Vacvina08@gmail.com hoặc chuonghoa2002@gmail.com.


 
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)
 
 Chuyên gia tư vấn: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương của mô hình VAC tại khu vực miền Bắc Việt Nam
 Dự án: FAO TCP/VIE/4001 :“Hỗ trợ kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại Miền Bắc Việt Nam”.
 
Vị trí Chuyên gia Tư vấn: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương của mô hình VAC tại khu vực miền Bắc Việt Nam
Thành phần Nhóm chuyên gia gồm 3 chuyên gia (1 trưởng nhóm và 2 thành viên)
Thời gian 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2025)
Địa điểm Sơn La, Hưng Yên
Căn cứ xây dựng kế hoạch LoA, tài liệu dự án và các tài liệu khác liên quan khác của dự án
Báo cáo Điều phối viên Dự án và Chuyên gia phụ trách dự án của FAO
 
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, ảnh hưởng sâu rộng đến các hệ sinh thái, kinh tế và đời sống người dân trên toàn cầu. Tại Việt Nam, khu vực miền Bắc đang đối mặt với nhiều thách thức do tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa theo mùa, hạn hán kéo dài, lũ lụt bất thường và suy giảm chất lượng đất. Những hiện tượng này đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các mô hình sản xuất quy mô hộ gia đình, trong đó có mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), vốn đóng vai trò quan trọng trong sinh kế nông thôn, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Mô hình VAC là hệ thống canh tác tổng hợp truyền thống, kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tính bền vững về sinh thái. Tuy nhiên, tính dễ bị tổn thương của mô hình này dưới các tác động khí hậu hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đánh giá toàn diện và xây dựng các giải pháp thích ứng phù hợp.
Trong khuôn khổ dự án "Thúc đẩy mô hình kinh tế vườn tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu tại miền Bắc Việt Nam", do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO Việt Nam) tài trợ và Hội Làm vườn Việt Nam chủ trì thực hiện, một hoạt động quan trọng là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định mức độ dễ bị tổn thương của mô hình VAC tại một số địa phương tiêu biểu: Hưng Yên và Sơn La. Hoạt động này nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc thiết kế các mô hình VAC tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội của từng vùng.
Thời gian triển khai hoạt động đánh giá trong vòng 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2025). Kết quả đánh giá sẽ là nền tảng quan trọng để phát triển các mô hình kinh tế vườn tiên tiến, giúp nâng cao năng lực chống chịu và thích ứng của nông hộ trước các tác động khí hậu ngày càng gia tăng.
Nhằm triển khai các hoạt động của LoA, VACVINA cần tuyển Chuyên gia Tư vấn về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương của mô hình VAC tại khu vực miền Bắc Việt Nam và đưa ra đề xuất các định hướng, giải pháp và mô hình VAC tuần hoàn phù hợp, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu từng vùng, tăng cường khả năng chống chịu và sinh kế bền vững cho người dân.
 
2. Mục tiêu
Hoạt động đánh giá nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
2.1. Xác định và phân tích các tác động chính của biến đổi khí hậu đến mô hình VAC tại các tỉnh đại diện ở miền Bắc Việt Nam (Hưng Yên và Sơn La), bao gồm các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng thời tiết cực đoan và tác động đến năng suất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
2.2. Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các mô hình VAC hiện có, thông qua phân tích khả năng chống chịu, mức độ phơi nhiễm và khả năng thích ứng của nông hộ đối với biến đổi khí hậu.
2.3. Xác định các yếu tố nội tại và ngoại tại ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của mô hình VAC trong bối cảnh khí hậu thay đổi, bao gồm nguồn lực kinh tế, kỹ thuật canh tác, khả năng tiếp cận thông tin và hỗ trợ kỹ thuật.
2.4. Đề xuất các định hướng, giải pháp và mô hình VAC tuần hoàn phù hợp, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu từng vùng, tăng cường khả năng chống chịu và sinh kế bền vững cho người dân.
 
3. Nhiệm vụ triển khai
Nhóm chuyên gia tư vấn sẽ làm việc chặt chẽ với VACVINA  để thực hiện các nội dung chính sau:
3.1. Nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch đánh giá
  • Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến biến đổi khí hậu, nông nghiệp, và mô hình VAC tại miền Bắc Việt Nam.
  • Phối hợp với nhóm dự án để xây dựng khung đánh giá, bộ công cụ khảo sát (phiếu điều tra, câu hỏi thảo luận nhóm, hướng dẫn phỏng vấn).
  • Xây dựng kế hoạch chi tiết về nội dung, phương pháp và tiến độ thực hiện.
3.2. Khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu
  • Tham gia khảo sát thực địa tại 2 tỉnh: Hưng Yên và Sơn La.
  • Tiến hành phỏng vấn nông hộ, cán bộ địa phương và các bên liên quan.
  • Thu thập dữ liệu liên quan đến sản xuất VAC, tác động khí hậu và khả năng ứng phó.
3.3. Phân tích dữ liệu và đánh giá tính dễ bị tổn thương
  • Phân tích dữ liệu khí hậu, sản xuất và sinh kế theo địa phương.
  • Phân tích tính dễ bị tổn thương (VD: IPCC: Phơi nhiễm – Nhạy cảm – Khả năng thích ứng).
  • Xác định các nhóm hộ hoặc vùng có mức độ rủi ro cao và năng lực thích ứng thấp.
3.4. Đề xuất giải pháp thích ứng và mô hình VAC tuần hoàn
  • Xây dựng các đề xuất cải tiến hoặc phát triển mô hình VAC theo hướng tuần hoàn, bền vững và thích ứng khí hậu.
  • Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực ứng phó của người dân và hệ thống hỗ trợ kỹ thuật tại địa phương.
3.5. Đóng góp vào báo cáo tổng hợp
  • Tham gia viết báo cáo kỹ thuật về kết quả đánh giá, bao gồm các phân tích,  phát hiện chính và khuyến nghị.
  • Đóng góp nội dung chuyên môn cho các tài liệu truyền thông, hội thảo kỹ thuật hoặc báo cáo gửi nhà tài trợ.
  • Tham gia trình bày kết quả tại các buổi họp kỹ thuật hoặc hội thảo do dự án tổ chức (nếu cần).
4. Phương pháp thực hiện
4.1. Thành lập nhóm tư vấn gồm 3 chuyên gia với các vị trí, trách nhiệm sau:
STT Thành phần Nhiệm vụ Số ngày làm việc
1  
 
Trưởng nhóm
 Chủ trì thực hiện nội dung 3.5 và tham gia thực hiện các nội dung 3.1 đến 3.4 của nhóm.
 - Điều phối các hoạt động của nhóm;
 - Đầu mối làm việc với VACVINA;
 - Chịu trách nhiệm chính về kết quả đầu ra của các thành viên và đảm bảo chất lượng của báo cáo.
20 ngày
 
 
2
 
 
Thành viên thứ nhất của nhóm
 Chủ trì thực hiện nội dung 3.1 và 3.2: 
 - Nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch đánh giá;
 - Khảo sát thực địa và thu thập dữ liệu;
 - Báo cáo trưởng nhóm sau khi kết thúc các nội dung;
 - Trong quá trình thực hiện các hoạt động, chủ động báo báo và trình bày tại nhóm những vấn đề cần thảo luận, thống nhất chung liên quan đến nội dung và sản phẩm đầu ra đảm bảo đáp ứng mục tiêu theo yêu cầu;
  - Phối hợp với thành viên thứ 2 thực hiện nội dung 3.3 và 3.4;
  - Làm việc theo sự phân công của trưởng nhóm, báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của trưởng nhóm và VACVINA.
10 ngày
 
 
3
 
 
Thành viên thứ hai của nhóm
  Chủ trì thực hiện nội dung 3.3 và 3.4:
 - Phân tích dữ liệu và đánh giá tính dễ bị tổn thương;
 - Đề xuất giải pháp thích ứng và mô hình VAC tuần hoàn
 - Báo cáo trưởng nhóm sau khi kết thúc các nội dung.
 - Trong quá trình thực hiện các hoạt động, chủ động báo báo và trình bày tại nhóm những vấn đề cần thảo luận, thống nhất chung liên quan đến nội dung và sản phẩm đầu ra đảm bảo đáp ứng mục tiêu theo yêu cầu.
 - Phối hợp với thành viên thứ nhất thực hiện nội dung 1 và 2;
 - Làm việc theo sự phân công của trưởng nhóm, báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của trưởng nhóm và VACVINA.
10 ngày
 
4.2. Phương pháp thực hiện
a) Xây dựng khung phương pháp đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương, tham chiếu các tài liệu liên quan
- Thiết kế bộ công cụ khảo sát, phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm gồm:
- Bảng hỏi cho phỏng vấn nông hộ;
- Hướng dẫn phỏng vấn sâu với cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, cán bộ phòng NN&MT, chuyên gia biến đổi khí hậu và các bên liên quan;
- Mẫu ghi chú thực địa.
b) Tổ chức các chuyến khảo sát thực địa tại 2 tỉnh đại diện (Hưng Yên và Sơn La)
- Tiến hành khảo sát định tính và định lượng tại các hộ nông dân đang áp dụng mô hình VAC. Mỗi tỉnh sẽ lựa chọn 2–3 điểm khảo sát tiêu biểu theo đặc điểm sinh thái và mô hình sản xuất trong giai đoạn 2023-2025. Phỏng vấn tối thiểu 20 hộ dân/tỉnh áp dụng mô hình VAC; Phỏng vấn nhóm chuyên gia địa phương (5–8 người/tỉnh);
- Quan sát thực địa và ghi nhận rủi ro thực tế (thiên tai, xâm nhập mặn, hạn hán, sâu bệnh...).
c) Phân tích dữ liệu khí hậu và sản xuất nông nghiệp trong 10 năm gần đây, kết hợp với số liệu năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy sản để phân tích xu hướng ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất VAC
d) Đánh giá tính dễ bị tổn thương
- Phân tích định tính và định lượng dữ liệu thu thập;
- Xác định các yếu tố rủi ro chính, tác động của BĐKH đến từng hợp phần VAC;
- Xây dựng ma trận dễ bị tổn thương để xác định tổng thể mức độ dễ bị tổn thương của từng địa phương.
đ) Đề xuất giải pháp và khuyến nghị: Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các mô hình VAC tuần hoàn có khả năng thích ứng, đồng thời khuyến nghị về chính sách, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, cộng đồng và nâng cao năng lực cho nông hộ.
5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2025
 
6. Yêu cầu về sản phẩm và tiến độ
 
STT Sản phẩm Ngày nộp sản phẩm sau khi ký hợp động
1 Báo cáo xác định và phân tích các tác động chính của biến đổi khí hậu đến mô hình VAC tại các tỉnh đại diện ở miền Bắc Việt Nam (Hưng Yên và Sơn La), bao gồm các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng thời tiết cực đoan và tác động đến năng suất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. 4 tuần
2 Báo cáo đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các mô hình VAC hiện có, thông qua phân tích khả năng chống chịu, mức độ phơi nhiễm và khả năng thích ứng của nông hộ đối với biến đổi khí hậu. 5 tuần
3 Báo cáo xác định các yếu tố nội tại và ngoại tại ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của mô hình VAC trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bao gồm nguồn lực kinh tế, kỹ thuật canh tác, khả năng tiếp cận thông tin và hỗ trợ kỹ thuật. 7 tuần
4 Báo cáo tổng hợp chung và đề xuất các định hướng, giải pháp và mô hình VAC tuần hoàn phù hợp, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu từng vùng, tăng cường khả năng chống chịu và sinh kế bền vững cho người dân. 8 tuần
 
7. Yêu cầu đối với chuyên gia
7.1. Trưởng nhóm
- Trình độ: Có bằng Thạc sĩ trở lên trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp, phát triển nông thôn.
- Có kỹ năng giao tiếp, phối hợp với các bên liên quan.
- Có kỹ năng viết báo cáo, trình bày và làm việc nhóm tốt.
- Ưu tiên: Ứng viên có kinh nghiệm làm việc với các bộ ngành, địa phương, tổ chức quốc tế; hiểu biết mô hình VAC và hệ sinh thái nông thôn miền Bắc Việt Nam và biến đổi khí hậu.
7.2. Thành viên nhóm:
- Có bằng cử nhân về Nông, Lâm nghiệp, kinh tế và tương đương.
- Có kỹ năng thu thập, phân tích thông tin sơ cấp và thứ cấp
- Có khả năng thiết kế bảng phỏng vấn, đặc biệt là các bảng phỏng vấn mềm
- Có khả năng làm việc nhóm và làm việc với nông dân, kỹ năng giao tiếp, phối hợp với các bên liên quan;
- Có kinh nghiệm khảo sát thực địa, nghiên cứu định tính và định lượng;
- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong các dự án liên quan đến BĐKH hoặc phát triển bền vững;
- Có kỹ năng viết báo cáo, trình bày và làm việc nhóm tốt.
8. Hồ sơ ứng tuyển
Trưởng nhóm ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ bao gồm:
  • Thư bày tỏ nguyện vọng (Cover Letter) nêu rõ sự phù hợp với vị trí và kinh nghiệm liên quan đến nhiệm vụ;
  • Sơ yếu lý lịch (CV) bằng tiếng Anh và Tiếng Việt ( của trưởngng  nhóm và các thành viên, chi tiết kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn;
  • Đề xuất kỹ thuật sơ bộ  mô tả cách tiếp cận và phương pháp dự kiến để thực hiện nhiệm vụ;
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan (không cần công chứng);
             Hạn nộp hồ sơ: Trước 11h00 ngày 28 tháng 07 năm 2025
           Địa chỉ nhận hồ sơ: Hội Làm vườn Việt Nam, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội; email. Vacvina08@gmail.com hoặc chuonghoa2002@gmail.com.

Trân trọng cám ơn sự quan tâm./.

Nguồn: /BBT HLV VN